7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện
Qua phần thực trạng KSNB các khoản thu tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Định cho thấy vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như đã nêu ở chương 2, đã đặt ra vấn đề là phải tăng cường KSNB các khoản thu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Vì vậy ở chương này, tác giả trình bày một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt động KSNB các khoản thu nhằm phát huy hơn nữa vai trò KSNB đối với chu trình này trong công tác giám sát, ngăn ngừa và quản lý rủi ro tại đơn vị. Các giải pháp đưa ra theo các quan điểm và nguyên tắc sau đây:
Một là, hoàn thiện để tăng cường kiểm soát trước hết phải xuất phát từ nhận thức rõ ràng, đúng đắn của nhà quản lý về vai trò của kiểm soát nội bộ
Hoàn thiện hệ thống KSNB nói chung và hoàn thiện KSNB các khoản thu là một vấn đề tất yếu, tuy nhiên không phải bất cứ nhà quản lý nào cũng nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Nếu nhà quản lý cho rằng KSNB là không cần thiết với đơn vị hoặc có tư tưởng coi nhẹ việc kiểm tra, kiểm soát thì chắc chắn đơn vị không thể có những biện pháp thiết thực để KSNB trở nên hữu hiệu và hiệu quả. Quan điểm, triết lý, phương thức điều hành của nhà lãnh đạo cấp cao được coi là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến việc hoàn thiện KSNB cũng như hoàn thiện các chu trình có lien quan. Như vậy, hoàn thiện trước hết phải xuất phát từ nhận thức rõ ràng thúc giục nhà quản lý hướng đến
đảm bảo sự hiện diện đầy đủ, hợp lý các chắnh sách và thủ tục kiểm soát, từ đó triển khai, vận hành chúng trên thực tế nhằm đạt được các mục tiêu mà đơn vị đã xác định.
Hai là, hoàn thiện để tăng cường kiểm soát phải phù hợp với các văn bản pháp luật Việt Nam
Có nhiều nhân tố khác nhau cấu thành KSNB như cơ cấu tổ chức, chắnh sách nhân sự, hoạt động của Ban kiểm soát, của kiểm toán nội bộ, hệ thống kế toán, công tác kế hoạch, các thủ tục kiểm soát,Ầ Các nhân tố này hầu hết chịu sự chi phối bởi các quy định chung của Nhà nước nên việc hoàn thiện và tăng cường hệ thống KSNB cũng như các chu trình của nó phải đảm bảo phù hợp với các quy định có liên quan đến Nhà nước.
Ba là, các giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị
Tắnh chất đặc thù về tổ chức quản lý cũng như quy mô, đặc điểm và địa bàn hoạt động của đơn vị sẽ chi phối phương thức hoạt động của KSNB. Những đặc điểm riêng của đơn vị hành chắnh sự nghiệp, kết hợp với cơ chế quản lý hiệu quả hoạt động của đơn vị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế và vận hành KSNB và cũng ảnh hưởng rất lớn, mang tắnh chất quyết định khi hoàn thiện KSNB.
Những tiêu chắ kiểm soát phải được thiết kế dựa trên đặc điểm bộ máy và quan điểm quản trị hoạt động của đơn vị. Cán bộ quản lý và vận hành phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình thực hiện.
Bốn là, hoàn thiện KSNB các khoản thu phải đảm bảo tắnh thiết thực và hiệu quả
KSNB là một chức năng thường xuyên của đơn vị và trên cơ sở xác định các rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu, từng bộ phận của quá trình thu tiền
để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị. Hệ thống KSNB nói chung và KSNB của từng chu trình nói riêng phải được thiết kế nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kiểm soát đồng thời phải dễ hiểu, dễ làm, được phổ biến đầy đủ, kịp thời đến mọi bộ phận có liên quan và tổ chức thực hiện một cách triệt để. Nội dung của quy trình dễ hiểu và đảm bảo tắnh Ộđại chúngỢ khi triển khai. Nghĩa là, phải dễ hiểu, dễ làm, được phổ biến đầy đủ, kịp thời đến mọi bộ phận có liên quan và tổ chức thực hiện một cách triệt để, đáp ứng được yêu cầu quản lý. Có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị nói chung và hiệu quả của công tác quản lý nói riêng đối với chu trình cần được kiểm soát.
Năm là, giải pháp hoàn thiện để tăng cường kiểm soát phải đảm bảo sự cân đối giữa chi phắ thiết kế, vận hành với lợi ắch mà nó mang lại.
Tiết kiệm, hiệu quả là một nguyên tắc quản lý quan trọng. Trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào, nhà quản lý luôn phải cân nhắc giữa chi phắ bỏ ra và lợi ắch mang lại. Điều này là hoàn toàn phù hợp với việc tăng cường KSNB chu trình thu tại đơn vị, chúng ta luôn phải cân nhắc, so sánh giữa mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của đơn vị và chi phắ phải bỏ ra cho việc thiết kế kiểm soát và vận hành kiểm soát đó vào đơn vị. Trên cơ sở cân nhắc giữa chi phắ và lợi ắch, BGĐ Bệnh viện sẽ quyết định lựa chọn cách thức hoặc công cụ kiểm soát nào phù hợp nhất với đặc điểm, mục tiêu hoạt động và khả năng tài chắnh của Bệnh viện . Tuy nhiên, trên thực tế, nếu các hệ thống quản lý, kiểm tra, kiểm soát không được chú tâm xây dựng và thực hiện việc cải tiến liên tục, sẽ không thể giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đã đề ra, đôi khi, nó còn gây ra nhiều cản trở, khó khăn cho hoạt động của đơn vị. Điểm cần lưu ý trong vận dụng nguyên tắc này là BGĐ Bệnh viện phải nhận diện được các sai lầm, vì nếu quá chú trọng đến các mục tiêu ngắn hạn mà quên đi các mục tiêu dài hạn, trong đó có đầu tư cho xây dựng và vận hành KSNB hướng đến sự phát triển bền vững của đơn vị trong tương lai.
Sáu là, giải pháp hoàn thiện phải đảm bảo sự nhận thức và áp dụng đúng đắn các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát, bao gồm: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn.
Việc áp dụng những nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong hoàn thiện KSNB ở tất cả các chu trình và của tất cả các đơn vị, tổ chức nói chung chứ không chỉ riêng đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Những nguyên tắc này được xem là nền tảng cơ bản để BGĐ thiết kế tổ chức bộ máy và công tác kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị; và là cơ sở để BGĐ xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý. Theo đó, mọi cá nhân và bộ phận trong mỗi chu trình đều được xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm công việc họ phải thực hiện; đảm bảo mọi quyết định mà BGĐ ban hành và triển khai sẽ được nhận biết, thực thi trên thực tế bởi các cá nhân và bộ phận có liên quan. Bên cạnh đó, chúng góp phần đảm bảo cơ chế đo lường và giám sát, kiểm tra chéo công việc và trách nhiệm giữa bộ phận, cá nhân này với bộ phận hoặc cá nhân khác có liên quan trong cùng một chu trình hoạt động. Quan trọng hơn, nó thể hiện quyền lực của BGĐ nhằm giữ cho mọi hoạt động hoặc chu trỉnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát để có thể đạt được các kế hoạch và mục tiêu được xác định trước.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Dựa trên tình hình thực tế của HTKSNB tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Tác giả đóng góp một số giải pháp đối với HTKSNB nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu như sau: