CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 82 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Hệ thống KSNB được con người trong tổ chức đặt ra để kiểm soát hành vi của họ, ngăn ngừa và phát hiện, xử lý các sai phạm nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu của tổ chức. Trong lĩnh vực công, không có một người chủ cụ thể thực sự mà chỉ chung chung là tập thể người lao động thì việc đặt ra và vận hành được một hệ thống KSNB hữu hiệu là vấn đề không mấy dễ dàng, bởi chẳng ai muốn tự mình trói buộc mình, họ cảm thấy tự ái, khó chịu khi bị người khác kiểm soát, cảm thấy gò bó trong khuôn khổ các quy định, cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện sai phạmẦ Quan điểm và nhận thức của Ban lãnh đạo về hoạt động kiểm soát có tác động rất lớn đến môi trường kiểm soát. Vì vậy, Ban lãnh đạo cần nhận thức rõ vấn đề này để thông qua đó có những hành động thiết thực nhằm làm tốt công tác đã thông tư tưởng cho cán bộ quản lý và nhân viên, sao cho họ chấp nhận có hệ thống

kiểm soát, vận hành hệ thống kiểm soát và cùng chịu sự kiểm soát chung của Trung tâm.

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt về KSNB.

Ban lãnh đạo Bệnh viện nên chỉ đạo Phòng HC-TH liên hệ mở lớp tập huấn kiến thức chung về KSNB, trong đó làm rõ chức năng, vai trò, các yếu tố, tác dụngẦ của KSNB, cách thiết lập, hoàn thiện, và vận hành hệ thống kiểm soát cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các phòng ban tham gia vào công tác hoàn thiện HTKSNB để mọi người có cái nhìn tổng quát, nhận thấy sự cần thiết phải có một HTKSNB tốt và vận hành nó đúng theo yêu cầu thiết kế.

Tập trung nguồn lực trong việc thực hiện công tác KSNB.

Phát huy sức trẻ, tắnh năng động, nhiệt tình, dễ thắch nghi và ắt ngại bị kiểm soátẦ của đội ngũ nhân sự trẻ, phân công đội ngũ này vào các chốt kiểm soát chủ yếu, là người làm chủ yếu trong các quy trình hoạt động (nhân viên hành chắnh các bộ phận, kiểm soát thanh toánẦ).

Tập trung đầu tư thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác KSNB, trang bị phần mềm, hệ thống máy tắnh để làm việc và quản lý theo dõi công việcẦ trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và làm việc được tốt hơn. Cân đối tài chắnh để thực hiện việc xây dựng các quy chế, quy định, mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu kiểm soát, thực hiện các chắnh sách động viên khuyến khắch người lao động, nhưng phải cân nhắc dựa trên quan điểm cân đối lợi ắch và chi phắ. Tuy nhiên, việc đầu tư trang thiết bị, cũng như các công cụ sử dụng đến nguồn tài chắnh phải cân nhắc thận trọng trước khi ra quyết định vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn tài chắnh hiện nay của nhà trường.

Thành lập Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm việc tổ chức lại hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện

HTKSNB hiện hành, giám sát thực hiện. Vì vậy, việc thành lập ban kiểm soát là cần thiết. Ban kiểm soát có nhiệm vụ lên kế hoạch triển khai, tập hợp nguồn lực để đánh giá thực trạng hệ thống KSNB, tiến hành tổ chức lại thành HTKSNB mới, đồng thời theo dõi sự vận hành, giám sát hệ thống và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới. Tham gia trong ban phải có các cán bộ quản lý liên quan đến các mắt xắch hoạt động trong hệ thống (Ban thanh tra, cán bộ quản lý các phòng ban), phải thuê chuyên gia tư vấn thì kết quả mới đạt được đến nơi đến chốn.

Thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ.

Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát các khoản thu tại đơn vị đạt được hiệu quả cao thì bên cạnh việc thiết kế các thủ tục kiểm soát đòi hỏi phải tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị, nó có chức năng kiểm tra, đánh giá tắnh phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, phát hiện được những tồn tại, sơ hở, yếu kém trong quản lý, bảo vệ tài sản để đưa ra kiến nghị và đề xuất các giải pháp cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, hệ thống kế toán và cả hệ thống kiểm soát nội bộ. Thông qua chức năng đảm bảo và chức năng tư vấn cho lãnh đạo, kiểm toán nội bộ đang dần được xem là công cụ hữu hiệu để lãnh đạo Bệnh viện kiểm soát mọi hoạt động và quản lý các rủi ro trong các khoản thu, chi tại đơn vị được tốt hơn khi mà quy mô và độ phức tạp ngày càng lớn của đơn vị vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của họ. Do vậy, việc thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ là một vấn đề hết sức cần thiết góp phần hoàn thiện và tăng cường tắnh hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.

Hiện nay tại Bệnh viện không có bộ phận kiểm toán nội bộ để kiểm soát thực hiện việc tuân thủ các quy định về KSNB những khoản thu, chi tại đơn

vị.Việc tuân thủ các quy định chỉ do nhận thức của từng cán bộ viên chức, hơn nữa không có hoạt động đánh giá định kỳ một cách nghiêm túc hệ thống kiểm soát nội bộ để có những điều chỉnh, cải tiến nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi. Cho nên quy trình thực hiện có thể không còn phù hợp và không mang lại hiệu quả của công việc kiểm tra, kiểm soát các khoản thu, chi thì đòi hỏi phải tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ phận này độc lập với các phòng ban chức năng khác, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo, kiểm tra, kiểm soát tắnh kinh tế, tắnh hiệu quả của từng mục chi trong đơn vị, xác định những khoản chi gây lãng phắ, không hiệu quả trong hoạt động, phát hiện các sai phạm, gian lận xảy ra ở các bộ phận và báo cáo với lãnh đạo để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời đánh giá việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và thực thi công tác kế toán.

Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện với các nội dung cụ thể sau:

Về mô hình tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ

Để có thể hoạt động linh hoạt, không quá cồng kềnh, có thể thành lập gồm 4 người, trong đó có một Trưởng phòng kiểm toán nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo, một Phó phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm quản lý, huấn luyện các kiểm toán viên nội bộ trong việc thực thi các nhiệm vụ của họ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng kiểm toán nội bộ và hai kiểm toán viên độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Bộ phận kiểm toán phải được tổ chức độc lập với các phòng ban, bộ phận khác trong đơn vị, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Bộ phận này có quyền kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động của các bộ phận khác trong đơn vị, có trách nhiệm phát hiện các sai phạm, gian lận xảy ra ở các bộ phận và báo cáo với Lãnh đạo để kịp thời có biện pháp xử lý.

Về nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ

+ Thực hiện việc giám sát, kiểm tra nhiệm vụ công tác hàng năm của đơn vị.

+ Kiểm tra việc sử dụng kinh phắ hoạt động từ nguồn NSNN cấp, các khoản thu sự nghiệp, chấp hành chế độ quản lý tài chắnh, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chắnh của đơn vị. Với một bộ phận kiểm toán nội bộ làm việc có trách nhiệm và hiệu quả, hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản thu của Bệnh viện được kiểm tra và hoàn thiện, điều này sẽ giúp nâng cao ý thức của nhân viên trong việc tuân thủ quy trình đã được thiết lập và làm cho hoạt động kiểm soát đạt được kết quả cao hơn.

Cụ thể hóa Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Triển khai xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chắnh, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị, thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chắnh phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chắnh đối với đơn vị sự nghiệp và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chắnh hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chắnh phủ.

Với cơ chế tự chủ tài chắnh, đơn vị được chủ động sử dụng kinh phắ sự nghiệp thông qua việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của mình. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, đảm bảo các yêu cầu theo quy định sẽ giúp tăng cường kiểm soát các khoản thu, chi tại đơn vị đồng thời thể hiện sự tự chủ tài chắnh của đơn vị trong việc sử dụng kinh phắ. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp còn giúp đơn vị sử dụng kinh phắ tiết kiệm, có hiệu quả, có tắch lũy để tăng thu nhập và phát triển hoạt động của đơn vị.

Về mục đắch xây dựng

+ Tạo quyền chủ động trong quản lý chi tiêu cho đơn vị. + Sử dụng tài chắnh, tài sản công đúng mục đắch có hiệu quả.

+ Khuyến khắch tăng thu, tiết kiệm chi và tăng thu nhập cho người lao động.  Về nguyên tắc

+ Phù hợp với chủ trương, chắnh sách quy định hiện hành của Nhà nước. + Phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của đơn vị.

+ Đảm bảo tắnh công bằng, dân chủ, công khai.  Về nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Ngoài việc xây dựng định mức cho từng khoản mục chi, phải xây dựng được quy chế thật cụ thể đối với từng khoản mục chi, vắ dụ như: quy chế về việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tài sản..., trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân hay bộ phận gắn với việc thực hiện quy chế đó.

Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành thì Thủ trưởng đơn vị phải xây dựng định mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc cho phù hợp khả năng nguồn tài chắnh của đơn vị và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Dự kiến khoản chênh lệch thu lớn hơn chi để dự kiến chi trả thu nhập tăng thêm, xây dựng phương án trả thu nhập tăng thêm. Về phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho cá nhân phải được xây dựng theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được hưởng cao hơn và ngược lại, xây dựng hệ số trả thu nhập tăng thêm cho CBVC dựa trên hiệu quả công tác của từng người.

Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức; thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng viên chức đúng quy định; thực hiện việc tinh giản biên chế, chuyển đổi vị trắ việc làm theo quy định; rà soát các quy định nội bộ, ban

hành mới hoặc điều chỉnh bổ sung cho phù hợp; tiếp tục thực hiện cải cách hành chắnh; tăng cường chấn chỉnh việc chấp hành nội quy, quy chế của Bệnh viện; kịp thời sửa chữa, thay thế máy móc, trang thiết bị, cung cấp vật tư văn phòng phẩm đầy đủ, đảm bảo hoạt động thông suốt của Bệnh viện; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy tại đơn vị.

Thực hiện công tác tài chắnh kế toán công khai, minh bạch; kịp thời giải quyết đầy đủ mọi chế độ chắnh sách cho viên chức, người lao động; tăng cường công tác quản lý tài chắnh, tài sản, thực hiện tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho viên chức và người lao động, đảm bảo ổn định cuộc sống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này tác giả giải quyết mục tiêu của đề tài và là câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để tăng cường hiệu quả hệ thống KSNB các khoản thu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Một hệ thống KSNB luôn được xây dựng và hoàn thiện trên một số quan điểm nhất quán trên một nền tảng lý luận vững chắc và phù hợp với trình độ quản lý tại Bệnh viện. Tác giả đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO và vận dụng INTOSAI phù hợp cho hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện. Đồng thời để thuận lợi cho việc tổ chức và thực hiện, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị lên các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định ngày càng hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Hệ thống KSNB tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định được tổ chức và vận hành hiệu quả sẽ đảm bảo góp phần nâng cao vai trò, chức năng kiểm soát quản lý các nguồn thu tại bệnh viện. Việc khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại Bệnh viên theo 5 yếu tố cấu thành cơ bản của hệ thống sẽ giúp cho lãnh đạo của Bệnh viện nhận thấy những mặt đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại, từ đó tác giả góp ý các giải pháp nhằm tăng cường nội dung và thực thi hiệu quả hệ thống KSNB trong công tác kiểm soát và hoạch toán các khoản thu phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đây là sự đóng góp mới của luận văn và là mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được hoàn thành một cách khoa học.

Hạn chế của đề tài

Về lý luận: Bằng những lý luận cơ bản hướng dẫn KSNB của INTOSAI được ban hành năm 1992 và cập nhật năm 2013 về hệ thống KSNB, qua thực tiễn và thông qua thực tế quản lý cũng như khảo sát ở Bệnh viện trong toàn bộ nội dung của đề tài này tác giả đã nêu bật lên thực trạng công tác kiểm soát thu tại Bệnh viện, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thu và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện kiểm soát các khoản thu.

Về thực tế: Mẫu nghiên cứu bảng khảo sát còn nhỏ 65 người, chỉ chiếm 27,65% trong tổng số biên chế cán bộ công chức, viên chức của Bệnh viện và mẫu khảo sát thu về đáp ứng yêu cầu phân tắch thực trạng chỉ có 55 mẫu, xấp xỉ 25%. Đồng thời, việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hệ thống KSNB thu chỉ dừng lại ở việc đưa ra những giải pháp mang tắnh nội dung, chưa đưa ra những giải pháp về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, vì lý do nhạy cảm liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các phòng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định nên vấn đề này chỉ đưa ra để trao đổi với các vị lãnh đạo Bệnh viện. Do vậy, tắnh thuyết phục của đề tài chưa cao.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Sau khi hoàn thiện hệ thống KSNB theo đề tài về sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định nên nghiên cứu vận dụng thêm kiểm soát rủi ro trong công tác kiểm soát quản lý khác có liên quan đến tài chắnh Bệnh viện để bổ sung thành hệ thống KSNB đầy đủ và hiện đại hơn, khi trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định được nâng cao.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3

[2]. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chắnh phủ quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 82 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)