Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 75 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện

a) Về yếu tố Môi trường kiểm soát

Người quản lý của đơn vị cần phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận nhằm giúp đạt được hiệu quả công việc tốt hơn đồng thời giúp các bộ phận cũng sẽ có trách nhiệm hơn với công việc mà mình được giao, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. Đồng thời mỗi bộ phận chỉ thực hiện đúng công việc trong quyền hạn của mình, giúp quá trình luân chuyển công việc giữa các bộ phận thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn.

Tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ và chắnh quyền địa phương để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chắnh trị, chuyên môn được giao. Đơn vị phải hết sức quan tâm, chỉ đạo sát sao toàn diện các lĩnh vực hoạt động và nghiệp vụ chuyên môn của từng bộ phận; tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng, khoa học, hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ công chức; thường xuyên, định kỳ rà soát, đánh giá, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng đề ra.

Tăng cường và phát huy truyền thống đoàn kết trong từng bộ phận và toàn đơn vị đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chắnh trị của toàn ngành. Nghiêm túc trong tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại đơn vị, đề cao trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ công chức tại các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện tốt việc phân định này sẽ công khai minh bạch trách nhiệm cho từng cán bộ công chức, viên chức tại Bệnh viện.

Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử đúng đắn đối với người cán bộ Bệnh viện.

Điều đó giúp tránh tình trạng tha hóa về mặt đạo đức. Đồng thời cũng giúp cho hình ảnh về người cán bộ nhà nước trong mắt người dân luôn là một hình ảnh đẹp, người cán bộ khi tiếp xúc với các bệnh nhân cũng như gia đình người bệnh cần có thái độ đúng mực, hướng dẫn và thuyết phục người

dân hiểu và chấp hành thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước, của Bệnh viện.

Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày ngày 15/5/2016 của Bộ Chắnh trị, Chỉ thị số 15ỜCT/BTV ngày 27/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về ỘĐẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chắ MinhỢ; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức: trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu trong toàn hệ thống.

Triển khai tốt chỉ thị trên sẽ nâng cao được quy tắc đạo đức ứng xử cho toàn thể các bộ công chức, viên chức và người lao động tại Bệnh viện hiện nay, góp phần hạn chế những tiêu cực, lợi ắch cá nhân liên quan đến công việc.

Xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả.

Các thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động nếu không được truyền đạt kịp thời sẽ dẫn đến việc rủi ro không được nhận diện. Vì vậy cần xây dựng một cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động. Đảm bảo kiểm soát, quản lý các nguồn thu tại Bệnh viện một cách có hiệu quả.

b. Về yếu tố Đánh giá rủi ro

Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ.

Để nhận biết và đánh giá được rủi ro thì đòi hỏi người cán bộ Bệnh viện phải có trình độ và năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Do đó cần có những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các cán bộ nhằm nâng cao năng lực nhận biết, kiểm soát, và đối phó với những rủi ro trong công tác quản lý các khoản thu. Ngoài ra thì có thể khuyến khắch cán bộ tham gia các lớp học nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách hỗ trợ một phần kinh phắ cho cán bộ, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ có thể tham gia và đạt kết quả tốt. Để làm được việc đó thì Bệnh vienej cần sắp xếp một cách linh hoạt về thời gian biểu, nhân sự để đảm bảo cho tất cả cán bộ được tham gia đầy đủ các lớp

đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nhưng công việc vẫn được kịp thời và hiệu quả, không gây ách tắc. Nhằm khắc phục dần tình trạng cán bộ công chức, viên chức tại Bệnh viện yếu kém về năng lực chuyên môn.

Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp.

Rủi ro tại đơn vị có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, đối tượng khác nhau, có thể từ bên trong cũng có thể từ bên ngoài và rủi ro cũng có nhiều mức độ khác nhau, có rủi ro xảy ra với mức độ ắt, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng, có rủi ro xảy ra với tần suất cao, nhưng hậu quả không nghiêm trọng thì việc phân bổ nguồn lực để đối phó với rủi ro như thế nào là có hiệu quả nhất trong điều kiện nguồn lực giới hạn là một vấn đề hết sức quan trọng. Với những lĩnh vực, đối tượng thường xảy ra sai phạm thì cần phân bổ nguồn lực nhiều hơn. Việc bố trắ nguồn lực đầy đủ số lượng và đúng chuyên môn sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc đặc biệt là tại Phòng Kế hoạch tài chắnh.

Rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các phòng chuyên môn.

Để nhận diện được rủi ro là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng khi rủi ro đã được phát hiện mà lại không được truyền đạt đến các phòng chuyên môn thì việc phát hiện đó cũng không mang lại được hiệu quả gì thực tế. Do đó khi có một vấn đề rủi ro được phát hiện cần nhanh chóng được truyền đạt đến các phòng chuyên môn một cách rộng rãi bằng hệ thống văn bản giấy hoặc email nội bộ và cần đảm bảo các thông tin này được truyền đạt một cách chắnh xác để có hướng giải quyết thiết thực nhất đối phó với rủi ro. Giúp thông tin nhận được của công chức, viên chức một cách chắnh xác hạn chế các thông tin lệch lạc.

Xây dựng quy trình thu phù hợp với từng thời kỳ.

Mục tiêu của Bệnh viện là tập trung nhanh các khoản thu vào NSNN và điều tiết thu kịp thời cho các cấp ngân sách theo đúng quy định, rà soát nhắc nhở bệnh nhân nộp tiền viện phắ theo thời gian quy định. Lập ra quy trình cụ

thể và hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân hiểu quy trình nộp cũng như tránh trường hợp làm thất thu cho Ngân sách.

Về yếu tố Hoạt động kiểm soát

Định kỳ cần đề ra kế hoạch luân chuyển cán bộ giữa các phong chuyên môn.

Để tránh việc gây ra các tác động xấu trong công việc, thứ nhất tránh cảm giác nhàm chán đối với công việc do phải làm việc quá lâu tại một vị trắ hoặc một phòng ban. Thứ hai, việc luân chuyển cũng tránh được rủi ro trong công tác kiểm soát thu NSNN. Đây là một rủi ro hết sức nghiêm trọng mà chúng ta có thể sẽ hạn chế được tối đa mà không cần mất nhiều chi phắ và thứ ba, việc luân chuyển như vậy cũng giúp các cán bộ có dịp trao dồi và trang bị thêm kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhiệm nhiều vị trắ khác nhau trong cùng cơ quan. Điều này giúp công chức, viên chức tại Bệnh viện vững về chuyên môn cũng như các nghiệp vụ.

Phân chia trách nhiệm đến từng cá nhân.

Việc phân công đúng người, đúng việc vừa giúp phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân tại Trung tâm để công việc thực hiện một cách nhanh chóng nhất, vừa giúp cá nhân có ý thức trách nhiệm đối với việc mình làm, đồng thời sẽ đánh giá đúng được năng lực của mỗi người, từ đó có biện pháp khen thưởng đối với cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ và chấp hành nghiêm việc xử lý kỷ luật đối với những cá nhân sai phạm.

d. Về yếu tố Thông tin và truyền thông

Cần tổ chức các buổi tập huấn về quy trình thu NSNN cho công chức, viên chức tại Bệnh viện

Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp truyền đạt những thông tin thay đổi hoặc chắnh sách thay đổi trong các thời kỳ, cách thức thực hiện đến từng đối tượng nộp cụ thể, giúp các đối tượng này thực hiện theo đúng quy định của

nhà nước. Để thực hiện được biện pháp này thì trước tiên các cán bộ Bệnh viện mà đặc biệt là bộ phận làm công tác kiểm soát thu phải luôn đi đầu trong việc nắm bắt và hiểu rõ các quy định mới thì mới có thể hướng dẫn cho các bệnh nhân nộp tiền theo đúng quy trình.

Cần đầu tư trang bị cho hệ thống máy móc thiết bị đảm nhận việc truyền tải thông tin trong đơn vị.

Thông tin cập nhật kịp thời còn có thể giúp ban lãnh đạo đưa ra những chắnh sách, biện pháp kịp thời, mang lại hiệu quả cao nếu được đưa ra đúng thời điểm.

Thực hiện tốt chủ trương mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung theo văn bản hướng dẫn số 3034/STC-GCS ngày 31/08/2016 của Sở Tài chắnh Bình Định.

Tổ chức đánh giá, duy trì, cải tiến và hoàn thiện Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 hàng năm theo quy định.

e. Về yếu tố Công tác giám sát

Thanh tra kiểm tra nội bộ cần phải tạo lập quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ.

Để có thể thực hiện tốt hơn về vấn đề này thì cần phải thiết lập quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ, ắt nhất là một quý một lần để có thể kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình xử lý công việc của cán bộ. Thông qua việc thanh tra các vấn đề về nghiệp vụ cần có các biện pháp để xử lý các sai sót nếu có.

Tạo điều kiện cho người kiểm tra, kiểm soát được phép trực tiếp báo cáo những kết quả đạt được, những sai phạm trong quá trình thanh tra kiểm tra lên người quản lý.

Là hết sức cần thiết và cần được phát huy thành một văn hóa của tổ chức. Để làm được điều này thì cần phải quy định rõ ràng trong quy định,

trong quy chế nội bộ, nên có các hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với cá nhân làm trái với quy trình quy định hoặc cố tình cản trở việc truyền đạt thông tin lên người quản lý cao nhất.

Trên đây là một số giải pháp đóng góp của tác giả nhằm hoàn thiện KSNB các khoản thu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)