Hoàn thiện đánh giá rủiro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm y tế thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 81 - 84)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.2.Hoàn thiện đánh giá rủiro

Qua thực tế khảo sát cho thấy những rủi ro vẫn còn xảy ra tại Trung tâm làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng công tác khám chữa bệnh tại đơn vị. Việc nhận diện, đối phó, xử lý rủi ro thường làm theo kinh nghiệm cá nhân, chưa có sự thành lập bộ phận chuyên về đánh giá rủi ro, xác định rủi ro, hướng dẫn, rút kinh nghiệm trong việc xử lý rủi ro. Do đó, để thực hiện tốt việc nhận diện, đánh giá, ngăn ngừa, đối phó, xử lý rủi ro, Trung tâm nên thực hiện các việc sau:

3.2.2.1. Thành lập Ban/Tổ chuyên trách về đánh giá rủi ro

Thực tế khảo sát cho thấy vẫn còn xảy ra nhiều rủi ro trong hoạt động của Trung tâm. Điều này làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Trung tâm. Do đó, thành lập Ban/Tổ chuyên trách về đánh giá rủi ro tại Trung tâm là rất cần thiết.

Ban/Tổ này có các chức năng như: tổng hợp, phân tích những rủi ro đã xảy ra tại Trung tâm và cách Trung tâm xử lý các rủi ro đó có kết quả thế nào, đánh giá cách xử lý rủi ro hiện tại của Trung tâm. Trung tâm phải tìm hiểu,

74

nghiên cứu những rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động hàng ngày của Trung tâm trên cơ sở thực tế tại đơn vị và tham khảo, học hỏi tại các Trung tâm Y tế, Bệnh viện khác về việc nhận diện, phát hiện, ngăn ngừa, đối phó, xử lý rủi ro.

Để Ban/Tổ này có cái nhìn tổng quát đến tất cả các hoạt động của Trung tâm, đánh giá được tất cả các rủi ro có thể xảy ra thì nhân sự của Ban/Tổ nên bao gồm đại diện từ các Phòng, Khoa trong Trung tâm, nhất là những người công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm để có thể đánh giá rủi ro toàn bộ các hoạt động tại Trung tâm.Thành viên của Ban/Tổ này có thể đang thực hiện các nhiệm vụ chính tạo các Phòng, Khoa và kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ tại Ban/Tổ chuyên trách về đánh giá rủi ro.

3.2.2.2. Nhận diện các rủi ro

Việc nhận diện rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các phương pháp ngăn ngừa, phát hiện, xử lý rủi ro để có thể giúp mỗi cá nhân, đơn vị có những kiến thức cơ bản nhất trong việc xử lý rủi ro khi xảy ra. Việc nhận diện này ở bộ phận nào nên giao cho bộ phận đó thực hiện sẽ chính xác hơn. Các rủi ro này có thể xuất phát từ các yếu tố bênh trong hoặc yếu tố bên ngoài Trung tâm.

a. Các yếu tố rủi ro từ bên trong:

 Rủi ro từ sự thiếu đoàn kết nội bộ: thường xảy ra khi có sự mâu thuẫn về quan điểm và lợi ích của các cá nhân, tập thể, dễ dẫn đến tình trạng bao che cho những người thuộc phe mình, vùi dập những người thuộc phe khác làm mất đi sức mạnh tổng hợp của đơn vị.

 Rủi ro từ sự thông đồng giữa các cá nhân, đơn vị để bao che gian lận nhằm trục lợi cá nhân.

 Rủi ro về hạn chế năng lực nhân viên làm giảm hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ, dễ tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, kích động làm mất đoàn kết nội bộ.

75

nhiều CBVC, NLĐ có năng lực chuyển đến nơi khác có điều kiện làm việc tốt hơn.

b.Các yếu tố rủi ro từ bên ngoài:

 Rủi ro do sự thay đổi chính sách pháp luật về sức khỏe, về thủ tục hành chính, về đào tạo, về chế độ tài chính,…

 Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các trung tâm, bệnh viện khác, đặc biệt là các bệnh viện ngoài công lập được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ, quản lý có trình độ chuyên môn cao.

 Rủi ro do thái độ phục vụ chưa tốt dẫn đến những phản ứng tiêu cực về Trung tâm từ phía người đến khám chữa bệnh.

 Rủi ro do thay đổi nhận thức, nhu cầu, thị hiếu của người muốn khám, chữa bệnh ở những bệnh viện có quy mô lớn, đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm và có uy tín, chất lượng trong dịch vụ khám, chữa bệnh.

3.2.2.3. Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro

- Tổ chức soạn thảo và ban hành quy trình đánh giá rủi ro ở từng phòng, khoa, từng bộ phận của Trung tâm. Tổ soạn thảo trước tiên yêu cầu mỗi khoa, mỗi phòng, mỗi bộ phận tự xác định nhưng rủi ro có thể xảy ra tại đơn vị mình và đề xuất những cách nhận diện, phát hiện, ngăn ngừa, hạn chế, đối phó rủi ro đó. Bỡi chỉ có những người làm tại bộ phận đó họ mới biết được tính chất công việc của mình và những rủi ro đã gặp phải, cách giải quyết, kinh nghiệm xử lý rủi ro. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Tổ soạn thảo tiến hành tổng hợp lại trên phạm vi cả Trung tâm. Sau đó, Ban Giám đốc Trung tâm nên tổ chức một hoặc nhiều buổi họp bàn bạc, phân tích để đi đến thống nhất quy trình đánh giá rủi ro và ban hành quy trình đó cho tất cả các phòng, khoa, bộ phận được biết và thực hiện.

Quy trình đánh giá rủi ro cần có những nội dung chính như:

76 việc cụ thể trong phòng, khoa đó.

+ Phân tích những rủi ro có thể xảy ra đối với từng hoạt động, từng công việc tại đơn vị, mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với Trung tâm.

+ Đưa ra các phương thức nhận diện, ngăn ngừa, đối phó, xử lý rủi ro đó. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích cũng như tính khả thi của các biện pháp để có sự lựa chọn thích hợp như né tránh, giảm thiểu, chia sẻ hay chấp nhận rủi ro và cách khắc phục đối với rủi ro đã xảy ra.

- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức các cuộc họp bàn về những rủi ro đã xảy ra, cách thức xử lý rủi ro để mọi người có thêm kinh nghiệm đánh giá rủi ro. Như vậy, vừa có thêm nhiều cách đánh giá rủi ro, vừa cung cấp thông tin về những rủi ro mới phát sinh thêm và như thế hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro tại Trung tâm ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm y tế thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 81 - 84)