Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm y tế thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 50 - 67)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát

Thông qua khảo sát, tác giả thu được kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát tại Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu được thể hiện qua Bảng 2.2.

43

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát Môi trường kiểm soát

ĐVT: %

I MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1 2 3 4 5

1

Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu có thực hiện những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực đạo đức trong công tác Khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành không?

89,6 10,4

2

Trung tâm có phổ biến, triển khai việc thực hiện những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực đạo đức trong công tác Khám chữa bệnh đến tất cả cán bộ, người lao động không?

6,3 83,3 10,4

3

Cán bộ, người lao động của Trung tâm có hiểu rõ các vấn đề về y đức và thực hiện tốt quy tắc ứng xử đối với cán bộ ngành y không?

20,8 62,5 16,7

4

Theo Anh/Chị, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và môi trường làm việc có cần thiết đối với hoạt động kiểm soát nội bộ không?

87,5 12,5

5

Ban Giám đốc Trung tâm có đánh giá cao vai trò của kiểm soát nội bộ không?

16,7 83,3

6

Ban Giám đốc Trung tâm có nắm vững các quy định quản lý tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu không?

8,3

25 66,7

7

Cuộc họp giao ban giữa Ban giám đốc và các Trưởng Khoa/Phòng có diễn ra thường xuyên không?

85,4 14,6

8

Theo anh/chị, phong cách lãnh đạo của Ban giám đốc Trung tâm có dân chủ không?

44

9

Bộ máy tổ chức các Khoa/Phòng của Trung tâm hiện đã phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao chưa?

10 31,5 50 8,5

10

Tổ chức bộ máy kế toán của Trung tâm có đảm bảo được với hoạt động của Trung tâm không?

14,6 81,3 4,1

11

Trung tâm có phân định trách nhiệm và quyền hạn giữa các Khoa/Phòng không?

6,2 79,2 14,6

12

Trung tâm có thường xuyên xây dựng các quy trình, quy chuẩn hoạt động chuyên môn ở Khoa/Phòng không?

8,3 75,0 16,7

13

Các quy trình, quy chuẩn có đáp ứng công tác chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận không?

43,8 56,2

14

Trung tâm có thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên không?

35,4 64,6

15

Trung tâm có đội ngũ cán bộ kế cận sẵn sàng thay thế cho những vị trí lãnh đạo của khoa/phòng cũng như của Trung tâm không?

83,3 16,7

16

Trung tâm có thực hiện đúng Quy chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng không?

33,3 66,7

17

Trung tâm có ban hành chính sách tuyển dụng nhân sự của đơn vị bằng văn bản không?

83,3 16,7

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Từ kết quả số liệu khảo sát ở Bảng 2.2 cho thấy:

* Về Quy tắc, đạo đức nghề nghiệp ngành y:

Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu rất coi trọng việc thực hiện những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực đạo đức trong công tác Khám

45

chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành. Cụ thể: 89,6% kết quả khảo sát đánh giá ở mức độ nhiều và 10,4% đánh giá ở mức độ rất nhiều. Bên cạnh đó, Trung tâm đã triển khai, phổ biến những quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong công tác khám chữa bệnh tới CB, VC, NLĐ trong Trung tâm trong các hoạt động hàng ngày với kết quả khảo sát 93,7% đánh giá ở mức độ nhiều và rất nhiều. Tất cả các đối tượng khảo sát đều cho rằng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và môi trường làm việc rất cần thiết đối với hoạt động kiểm soát nội bộ. Đây là những thuận lợi đối với Trung tâm trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hàng ngày của Trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của Trung tâm đối với bệnh nhân.

Tuy nhiên, về câu hỏi “Cán bộ, người lao động của Trung tâm có hiểu rõ các vấn đề về y đức và thực hiện tốt quy tắc ứng xử đối với cán bộ ngành y” thì có 20,8% đánh giá ở mức độ rất ít. Điều này cho thấy việc cụ thể hóa các quy tắc này chưa thật cụ thể và chủ yếu được thể hiện thông qua băng rôn, biểu ngữ và Trung tâm Y tế vẫn chưa có chính sách khuyến khích cũng như quy định xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm về quy tắc ứng xử này. Bên cạnh đó, có thể do khi áp lực công việc lớn, bệnh nhân đông nên một số CB, VC không giữ được bình tĩnh, đã không thực hiện tốt quy tắc ứng xử với người bệnh, gây ra những phản ánh trái chiều từ bệnh nhân và cả trong nội bộ CB, VC Trung tâm.

* Về Ban Giám đốc Trung tâm:

Số liệu khảo sát cho thấy Ban Giám đốc Trung tâm luôn có ý thức rõ trách nhiệm của mình, Ban giám đốc luôn đi đầu trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm cũng như trong việc quản lý tài chính rõ ràng, minh bạch. Với 83,3% kết quả khảo sát là Ban Giám đốc đánh giá cao vai trò của hệ thống KSNB và đang vận dụng hệ thống KSNB để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cũng như kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về tài chính, nhân sự của Trung tâm.

46

Với sự am hiểu về kiến thức y khoa, kinh nghiệm làm việc và với sự tham mưu của Kế toán trưởng nên BGĐ có sự hiểu biết đúng đắn về chế độ quản lý tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp với 91,7% đối tượng khảo sát đồng ý với nhận định trên. Hằng năm, căn cứ trên dự toán được giao của ngân sách Nhà nước cấp và từ nguồn thu sự nghiệp để sắp xếp chi hoạt động một cách phù hợp, rõ ràng, minh bạch thì trước khi ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, BGĐ Trung tâm gửi bản Dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ đến từng Khoa/Phòng để toàn thể CBVC, NLĐ được biết và góp ý kiến thông qua Hội nghị CBVC cấp Khoa/Phòng; sau đó, bệnh viện tổng hợp ý kiến từ các Khoa/Phòng đóng góp về Dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức cuộc họp liên tịch bàn bạc trả lời các nội dung của các Khoa/Phòng về bản Dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ với nhiều vấn đề liên quan đến các hoạt động của bệnh viện. Đồng thời Quy chế chi tiêu nội bộ, các khoản chi trong dự toán đều được công khai minh bạch cho tất cả CBVC, NLĐ được biết trong Hội nghị CBVC trong toàn Trung tâm.

* Về cơ cấu tổ chức

Trung tâm phân định trách nhiệm và quyền hạn của các Khoa, Phòng một cách rõ ràng theo Quy chế làm việc của Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu với 93,8% ý kiến khảo sát đồng ý. Đây là căn cứ quan trọng trong việc tổ chức, hoạt động của Trung tâm, tránh tình trạng trùng lắp, chồng chéo nhau trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, Trung tâm ít thường xuyên xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy chuẩn hoạt động chuyên môn ở Khoa, Phòng với 75% ý kiến khảo sát. Do đó, các quy trình này vẫn còn xảy ra trùng lắp giữa các bộ phận.

* Về Chính sách nhân sự

Trung tâm đã xây dựng chính sách nhân sự tương đối đầy đủ ở tất cả các khâu từ tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, đánh giá, thi đua khen thưởng, kỷ luật, tiền lương.

47

- Về chính sách tuyển dụng: Mục tiêu của Trung tâm là thu hút nguồn nhân lực có sức trẻ, có trình độ, có đạo đức, có tâm huyết. Hàng năm Trung tâm đều tổ chức xét tuyển, tuyển dụng các CBVC mới, bổ sung nguồn nhân lực cho mục tiêu phát triển của Trung tâm. Tuy nhiên, việc tuyển dụng tại Trung tâm còn chưa được cụ thể hóa bằng văn bản và công khai rộng rãi, chỉ có 16,7% trả lời có nhưng ở mức độ rất ít. Vì vậy dễ xảy ra tình trạng nhận người quen vào làm việc tại Trung tâm, hoặc có thể xảy ra hành vi trục lợi. Điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trong công tác tuyển dụng, ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hệ thống KSNB.

- Về chính sách tiền lương: đã được quy định rõ trong Quy chế chi tiêu nội bộ trên tinh thần các quy định về tiền lương và phụ cấp của Nhà nước và chế độ chi trả tiền lương làm thêm giờ CBVC, NLĐ. Tuy nhiên, tiền lương của CBVC, NLĐ còn thấp nhưng Trung tâm vẫn chưa có các phương án hỗ trợ nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức, y bác sỹ và dẫn đến tình trạng các y, bác sỹ phải mở phòng mạch riêng kiếm thêm thu nhập. Điều này sẽ dễ đưa đến việc các y, bác sỹ không khám “hết mình” cho bệnh nhân trên Trung tâm mà thay vào đó sẽ đưa bệnh nhân về phòng khám tư để tăng thêm thu nhập, điều này ảnh hưởng rất lớn đến y đức và cả đánh mất cả sự tập trung chữa trị nâng cao tay nghề.

- Đội ngũ kế cận: Đây là một trong những vấn đề khó khăn, thách thức đối với Trung tâm, bỡi theo khảo sát chỉ có 16,7% ý kiến trả lời là có và mức độ ít. Chính vì thế, Trung tâm rất coi trọng việc đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho CBVC vừa đáp ứng như cầu khám chữa bệnh hiện tại, vừa tạo đội ngũ kế cận có chuyên môn, đạo đức cho Trung tâm.

- Chính sách thi đua, khen thưởng: Trung tâm thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Tổ chức hoạt động dã ngoại, tham gia liên hoan tiếng hát CNVC, NLĐ Sông Cầu, tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ

48

nữ 20/10, tham gia giải bóng đá nam công nhân viên chức lao động, …và Trung tâm thực hiện Quy chế thi đua, khen thưởng theo quy định để tạo động lực cho CBVC, NLĐ.

2.2.2.2. Thực trạng về đánh giá rủi ro

Việc thực hiện đánh giá rủi ro tại Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu được thể hiện qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát Đánh giá rủi ro

ĐVT: %

II ĐÁNH GIÁ RỦI RO 1 2 3 4 5

18

Trung tâm có xác định sứ mệnh và định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể ở từng giai đoạn không?

12,5 72,9 14,6

19

Mục tiêu chung của Trung tâm có được cụ thể hóa thành mục tiêu cho từng Khoa/Phòng trong đơn vị không?

16,6 64,6 18,8

20

Trung tâm có dự đoán trước được những rủi ro tiềm ẩn hoạt động trong hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị không?

12,5 50,0 37,5

21

Trung tâm có xây dựng các biện pháp đối phó với các rủi ro từ bên trong và bên ngoài không?

58,3 25 16,7

22

Các hoạt động dịch vụ của Trung tâm có phù hợp với điều kiện hiện tại của Trung tâm không?

14,6 60,4 25

23

Trung tâm và cấp trên có kịp thời ra các văn bản sửa đổi, bổ sung để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động chuyên môn của Trung tâm?

64,6 35,4

24

Các rủi ro được phát hiện có được phổ biến để làm kinh nghiệm cho cán bộ, người lao động tại Trung tâm?

10,4 83,3 6,3

49

Trung tâm có xác định sứ mệnh, định hướng và mục tiêu phát triển trong tương lai rất rõ ràng với 87,5% đồng ý với mức độ nhiều và rất nhiều. Và đã cụ thể hóa mục tiêu đó cho từng phòng, khoa để làm căn cứ thực hiện và đánh giá kết quả. Trung tâm luôn nỗ lực nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh để có thể nâng cao chất lượng y tế, phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong thị xã và các địa phương lân cận.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân luôn chứa đựng nhiều rủi ro đối với Trung tâm nhưng hiện tại, đơn vị không có bộ phận dự báo rủi ro riêng biệt, nên việc nhận dạng và lường trước những rủi ro sẽ tới trong tương lai chưa thực hiện tốt. Với 85,7% ý kiến cho rằng có thể dự đoán nhưng với mức độ rất ít chiếm 50%. Chính vì vậy mà việc xây dựng các biện pháp phát hiện, đối phó và xử lý rủi ro chưa thật sự hiệu quả. Các biện pháp để đánh giá rủi ro hiện tại chủ yếu làm theo kinh nghiệm cá nhân và chủ yếu là phương pháp định tính.

Việc nhận dạng và phân tích, đánh giá rủi ro tại Trung tâm được thực hiện thông qua các buổi họp định kỳ ở các khoa, phòng và với Ban Giám đốc. Trên cơ sở đó, Trung tâm đưa ra các văn bản hướng dẫn việc nhận dạng, phát hiện và né tránh, xử lý rủi ro. Tuy nhiên, mức độ thực hiện còn thấp và có một số trường hợp rủi ro xảy ra nhưng không được phổ biến vì nó có thể gây hại đến uy tín, chất lượng của Trung tâm. Vì thế, có thể dẫn đến trường hợp rủi ro đó có thể lặp lại làm cho việc xác định rủi ro không tốt dẫn đến việc đối phó và giảm thiểu tác hại còn khá bị động và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, bệnh viện cần phải xây dựng một bộ phận đánh giá rủi ro để phát hiện và có biện pháp chủ động dự phòng để giảm thiểu thiệt hại là yêu cầu rất cấp thiết.

2.2.2.3. Thực trạng về hoạt động kiểm soát

50

Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu như Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát Hoạt động kiểm soát

ĐVT:%

III HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT 1 2 3 4 5

25

Xây dựng Dự toán ngân sách của Trung tâm hàng năm có được bàn bạc thảo luận nhiều trước khi duyệt không?

12,5

10,4 56,3 20,8

26

Dự toán ngân sách có được sử dụng đúng kế hoạch đã được phê duyệt không?

25 33,3 41,7

27

Hệ thống phần mềm quản lý có được phân quyền sử dụng, phân quyền khai thác thông tin cho từng đối tượng sử dụng không?

25 64,6 10,4

28

Trung tâm có quy định về trình tự luân chuyển chứng từ kế toán, phân quyền quản lý, kiểm tra, truy cập số liệu kế toán không?

16,6

29,2 54,2

29

Nhân viên kế toán của Trung tâm có thường xuyên đối chiếu số liệu kế toán với các bộ phận liên quan không?

10,3

18,8 52,1 18,8

30

Trung tâm có ban hành định mức sử dụng vật tư tiêu hao, hóa chất cho các Khoa/Phòng không?

16,7 25 45,8 12,5

31

Việc mua sắm, sữa chữa vật tư trang thiết bị, máy móc, nhà cửa, vật tư tiêu hao… tại Trung tâm có thực hiện theo nhu cầu của Khoa/Phòng và có được thực hiện theo các quy định hiện hành không?

12,5

27,1 41,7 18,8

32

Các khoản mua sắm ở Trung tâm có được phê duyệt đúng thẩm quyền không?

12,5 20,8

51

33

Trung tâm có thực hiện chi tiêu theo đúng các quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ đã được ban hành không?

10,4

14,6 58,3 16,7

34

Tiền lương, tiền thu nhập tăng thêm có được xét duyệt công khai minh bạch không?

20,8 43,8 35,4

35

Trung tâm có thành lập các bộ phận đủ năng lực để thực hiện công tác mua sắm đấu thầu không?

14,6 22,8 54,2 10,4

36 Kết quả mua sắm, đấu thầu có được

công khai, minh bạch không? 33,3 58,4 8,33

37

Tài sản mua sắm có đáp ứng nhu cầu sử dụng và đảm bảo chất lượng không?

6,3 79,2 14,5

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 cho thấy Dự toán ngân sách của Trung tâm được tiến hành thảo luận, bàn bạc nhiều trước khi phê duyệt (87% ý kiến đồng ý) và việc thảo luận, lấy ý kiến chủ yếu là giữa Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng, khoa. Do đó, việc dự toán ngân sách của Trung tâm có được sử dụng đúng kế hoạch hay không thì có nhiều kết quả trả lời khác nhau, trong đó 25% ý kiến khảo sát trả lời không biết. Nguyên nhân chính của việc này là ngoài BGĐ và phòng kế toán, không CBVC nào biết được số liệu thu chi, đầu tư, chi phí tại Trung tâm.

Phòng Tài chính – Kế toán, Trung tâm đã trang bị phần mềm kế toán riêng để quản lý các chứng từ sổ sách cũng như quản lý vấn đề thu chi của Trung tâm. Đây là phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ các nhà kế toán trong việc quản lý, phân tích và xử lý các thông tin về tài chính ở các đơn vị hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm y tế thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)