Mục tiêu phát triển của Trung tâm đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bình định (Trang 81)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Mục tiêu phát triển của Trung tâm đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Là một đơn vị y tế có chức năng tầm soát và kiểm soát bệnh tật trên địa bàn tỉnh Bình Định và thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Trung tâm đã xác định mục tiêu phát triển đến năm 2025 và tấm nhìn đến năm 2030 nhƣ sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực của Trung tâm, đủ khả năng đáp ứng các tình huống dịch bệnh, các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng, giải quyết tốt các vấn đề y tế công cộng trên địa bàn tỉnh; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, bổ sung trang thiết bị, đào tạo nhân lực đủ khả năng đáp ứng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong bối cảnh mới hiện nay; tăng cƣờng giám sát, thu thập thông tin một cách hệ thống và liên tục, dự báo chính xác xu hƣớng dịch bệnh; chủ động tham mƣu UBND tỉnh và Sở Y tế để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, kiểm soát và khống chế đƣợc các bệnh dịch nguy hiểm.

Thứ ba, tiếp tục tạo điều kiện để cán bộ, viên chức, ngƣời lao động đƣợc tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chú trọng nâng cao kỹ năng và năng lực điều hành cho cán bộ quản lý;

động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, tổ chức nghiên cứu, quán triệt đến toàn thể cán bộ, viên chức và ngƣời lao động. Tạo sự thống nhất tƣ tƣởng và hành động, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đƣợc giao của đơn vị.

Thứ năm, tiếp tục hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, phát triển nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, có năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý ngày càng cao. Trung tâm phấn đấu đơn vị đƣợc xếp hạng I.

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động tài chính, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng và đa dạng của ngƣời dân, đồng thời cải thiện tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho toàn bộ viên chức, ngƣời lao động trong Trung tâm.

Thứ bảy, song song với công tác khám chữa bệnh, Trung tâm sẽ luôn quan tâm đến công tác phòng bệnh. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, tƣ vấn cho ngƣời dân biết cách phòng bệnh, chăm sóc bệnh, phòng chống bệnh tái phát, và phục hồi các biến chứng, di chứng.

Thứ tám, luôn chủ động xây dựng các kế hoạch, phƣơng án sẵn sàng đối phó với những thảm họa, dịch bệnh xảy ra.

3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện

Công tác kế toán của Trung tâm với chức năng kiểm soát thu – chi NSNN và các hoạt động sự nghiệp nên cần phải cải cách mạnh mẽ về chính sách, tổ chức bộ máy, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới, góp phần đấu tranh loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, chống tham nhũng, lãng phí, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền, tài sản của nhà nƣớc. Vì vậy, tác giả định hƣớng hoàn thiện công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm nhƣ sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính để giảm bớt các giấy tờ, thủ tục rƣờm rà trong các khoản, các khâu thanh toán về chi thƣờng xuyên nhƣng vẫn đảm bảo công tác chi đúng mục đích, đúng đối tƣợng, đúng chế độ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các quỹ hoạt động để góp phần loại bỏ tiêu cực,

chống nhũng nhiễu, phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Thứ hai, nâng cao thêm kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bộ phận kế toán, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu hợp lý, có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của Trung tâm trong thời gian tới.

Thứ ba, hoàn thiện hƣớng dẫn KSC thƣờng xuyên của Trung tâm phù hợp với các quy định mới về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính, kế toán.

Thứ tư, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý chặt chẽ cho công tác KSC thƣờng xuyên, đảm bảo nguyên tắc: Khuôn khổ pháp lý phải đi trƣớc một ƣớc để đảm bảo có đủ thời gian huy động nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.

Thứ năm, phát huy vai trò của công tác KSC trong việc kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên. Kế toán có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc kiểm soát việc sử dụng kinh phí, NSNN đúng mục đích, có hiệu quả và đúng luật pháp.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.2.1. Hoàn thiện về chính sách, môi trƣờng cho công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên thƣờng xuyên

Thứ nhất, cần nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức các bộ phận phù hợp để dễ dàng trong việc truyền đạt thông tin, tiến đến xây dựng và hoàn thiện bộ máy KSC phù hợp và hiệu quả thông qua việc tạo ra một môi trƣờng kiểm soát trung thực và minh bạch với đầy đủ các chính sách, thủ tục kiểm soát để hạn chế rủi ro và gian lận có thể xảy ra. Đồng thời, việc kiểm soát này cần phải liên tục, trao đổi đa chiều, cập nhật và giám sát chặc chẽ để đảm bảo công tác KSC đạt mục tiêu về quản lý và kiểm soát trong đơn vị.

Thứ hai, cần nâng cao tính tuân thủ pháp luật; đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, viên chức và ngƣời lao động; đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên

chức và ngƣời lao động với trách nhiệm nghề nghiệp.

Thứ ba, cần nâng cao chất lƣợng đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán ộ, viên chức của Trung tâm thông qua nhiều hình thức phù hợp. Tổ chức hội thảo, tập huấn cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động làm công tác thanh toán những quy định mới, những phát sinh đã xảy ra để hạn chế rủi ro.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế nhận dạng, đánh giá và đối phó với rủi ro trong chi thƣờng xuyên chi thƣờng xuyên

Hiện nay, công tác quản lý, kiểm soát rủi ro tại Trung tâm chƣa thật sự rõ nét. Công tác nhận diện đánh giá rủi ro mang tính chất tổng thể, toàn đơn vị. Chƣa có cơ chế nhận diện, đánh giá, đối phó rủi ro để phòng tránh và hạn chế rủi ro thấp nhất có thể. Theo đó, tác giả đề xuất cơ chế nhận dạng, đánh giá và đối phó với rủi ro trong chi thƣờng xuyên nhƣ sau:

3.2.2.1 Nhận dạng rủi ro

Rủi ro xảy ra có rất nhiều nguyên nhân từ bên trong lẫn bên ngoài, nó làm cho mục tiêu của Trung tâm không thể thực hiện đƣợc.

Các yếu tố bên trong như: sự quản lý thiếu minh bạch, năng lực cán bộ, viên chức thấp, thiếu sự giám sát của Ban lãnh đạo Trung tâm, ...

Các yếu tố bên ngoài như: sự thay đổi về chính sách, pháp luật, sự tiến bộ về khoa học - công nghệ trong công tác kế toán, …

Theo đó, nhận diện rủi ro là sự nhận thức về thời điểm, mức độ một sự kiện, hay hoạt động sẽ xảy ra gây ảnh hƣởng tiêu cực đến đơn vị. Do vậy, Ban lãnh đạo Trung tâm cần có các biện pháp nhận dạng rủi ro để quản lý chúng. Để làm đƣợc điều này thì trƣớc tiên, Trung tâm phải xác định đƣợc mục tiêu của Trung tâm là gì? Thông qua việc xác định mục tiêu, Trung tâm có thể nhận diện và phân tích đƣợc rủi ro bởi vì những sự kiện có thể xảy ra và đe dọa đến mục tiêu Trung tâm chính là rủi ro. Việc nhận diện có thể thực hiện thông qua nhận diện rủi ro về nhân lực, rủi ro về nguồn thu, nguồn chi,…

thực hiện và phù hợp với Trung tâm hiện nay bao gồm:

- Phân tích báo cáo tài chính: Bằng cách phân tích tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động và các tài liệu hỗ trợ, ta có thể xác định đƣợc mọi nguy cơ của Trung tâm về chi thƣờng xuyên. Bằng cách kết hợp báo cáo này với các dự báo về tài chính, dự báo về các nguồn thu chi theo từng tài khoản ta có thể phát hiện rủi ro trong tƣơng lai

- Phƣơng pháp lƣu đồ: Phƣơng pháp này sẽ giúp chúng ta liệt kê trình tự các ƣớc đối với quy trình KSC thƣờng xuyên. Chẳng hạn nhƣ:

Hình 3.1: Quy trình nhận diện rủi ro trong KSC

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Nhìn vào lƣu đồ ta có thể thấy đƣợc những rủi ro thƣờng gặp khi thực hiện các ƣớc. Đặc biệt rủi ro từ bên trong nội bộ xảy ra do thiếu đoàn kết trong công tác phối hợp KSC thanh toán tại Phòng TC-HC và Khoa Dƣợc - VTYT do hai Phòng/Khoa ngày vừa kiểm tra nhu cầu, liên hệ đặt hàng vừa làm thủ tục thành toán. Do vậy, lãnh đạo và Phòng TC-KT cần phải kỹ trong vấn đề nhận diện và có biện pháp khắc phục.

3.2.2.2. Đánh giá rủi ro

Trên thực tế không thể loại bỏ hết tất cả rủi ro, mà giới hạn rủi ro xảy ra Xác định nhu cầu tại các khoa, phòng Trình thủ trƣởng đơn vị duyệt Phòng TC-HC, Khoa Dƣợc - VTYT Phòng TC-KT 1 2 3 5 4 6

ở mức độ chấp nhận đƣợc. Để làm đƣợc điều này, an lãnh đạo Trung tâm cần đánh giá:

- Khả năng rủi ro có thế xảy ra.

- Mức độ ảnh hƣởng đến mục tiêu của Trung tâm.

- Nếu rủi ro ảnh hƣởng không đáng kể đến Trung tâm, và ít có khả năng xảy ra thì không cần phải quan tâm nhiều, ngƣợc lại một rủi ro có ảnh hƣởng trọng yếu với khả năng xảy ra cao thì đơn vị cần tập trung chú ý.

Để biết đƣợc mức độ, khả năng của rủi ro, trƣớc hết ban lãnh đạo cần họp các phòng/khoa chuyên môn qua các cuộc họp giao ban hoặc các buổi họp định kỳ để các bộ phận có thể tham mƣu đề xuất biện pháp đánh giá thích hợp và phù hợp.

3.2.2.3. Đối phó rủi ro

Thông thƣờng có 4 biện pháp đối phó rủi ro: Tránh né rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chia sẽ rủi ro và chấp nhận rủi ro.

- Về tránh né rủi ro: Là việc không thực hiện công việc có rủi ro. Ở biện pháp này đồng nghĩa với việc không thực hiện số công việc chi thƣờng xuyên của Trung tâm có thể có rủi ro xảy ra.

- Về giảm thiểu rủi ro: Là biện pháp nhằm giảm tác hại của rủi ro tác động đến Trung tâm, phƣơng pháp này đồng nghĩa với việc vẫn thực hiện công việc chi thƣờng xuyên đó; tuy nhiên, nhận diện đánh giá rủi ro nên có biện pháp để giảm thiểu bằng cách kiểm soát chặt chẽ nội dung chi, kiểm tra kiểm soát chứng tự hợp pháp, hợp lệ rồi mới thanh toán.

- Chia sẻ rủi ro: Là việc chuyển một phận hay toàn bộ rủi ro từ tổ chức này, sang tổ chức khác, bộ phận này sang bộ phận khác.

- Chấp nhận rủi ro: Đây là iện pháp phù hợp cho công tác buộc phải làm công tác đối phó rủi ro. Lãnh đạo các khoa, phòng, thanh tra nhân dân, ban giám đốc thực hiện quản trị rủi ro. Các Phòng/Khoa chuyên môn thông tin, báo cáo với ban giám đốc về rủi ro đƣợc nhận diện và đánh giá rồi đề xuất

Các Phòng/Khoa

Phòng Tổ chức - Hành chính Ban Giám đốc 1

2 các biện pháp đối phó thích hợp.

3.2.3. Hoàn thiện KSC thanh toán cá nhân

Trong mục tiền lƣơng, tiền công trả cho lao động thƣờng xuyên theo hợp đồng, phụ cấp lƣơng, các khoản đóng góp, công tác KSC thƣờng xuyên mang tính định kỳ và chƣa đƣợc hoàn thiện.

KSC thanh toán cá nhân là kiểm soát các khoản chi liên quan đến nhân lực tại Trung tâm; do vậy, cần có giải pháp để kiểm soát nhân lực nhằm giảm thiểu những rủi ro xảy ra trong quá trình KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm. Đồng thời, công tác kiểm soát nhân lực là một hình thức KSC thƣờng xuyên, nhu cầu về nhân lực đúng vị trí, đúng thời điểm, đúng chuyên môn giúp tiết kiệm đƣợc chi phí tại đơn vị. Vì vậy, tác giả đề xuất quy trình kiểm soát nhân lực cho Trung tâm nhƣ sau:

Hình 3.2: Quy trình kiểm soát nhân lực phục vụ KSC thanh toán cá nhân

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Các ƣớc của quy trình kiểm soát:

Bước 1: Căn cứ nhu cầu phát triển của mình, các phòng/khoa chuyên môn lập đề xuất bố trí số lƣợng nhân viên của phòng gởi về Phòng Tổ chức – Hành chính.

Bước 2: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đƣợc Giám đốc Trung tâm phân công và kết quả thực hiện trong năm của từng Phòng/Khoa, Phòng Tổ chức – Hành chính khảo sát thực tế tình hình nhân lực có đủ để đáp ứng nhiệm vụ của từng phòng, khoa chuyên môn. Nếu thiếu thì đề nghị lãnh đạo bổ sung nhân lực từ nguồn thừa của các phòng/khoa chuyên môn khác, nếu không đủ

thì đề xuất lãnh đạo ký hợp thêm nhân viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các phòng/khoa chuyên môn nhằm thực hiện công việc một cách tốt nhất.

Nếu có bất cứ sự thay đổi về nhân sự nào, đều ảnh hƣởng đến KSC thanh toán cá nhân. Nên cần kịp thời cập nhật và phẩn bổ, cân đối để đảm bao chi tiêu hợp lý

Còn về kiểm soát mục chi thanh toán cho cá nhân thì quy trình và nội dung thực hiện của Trung tâm hiện nay là tƣơng đối tốt.

3.2.4. Hoàn thiện KSC nghiệp vụ chuyên môn

3.2.4.1. Hoàn thiện kiểm soát chi thanh toán dịch vụ công cộng

- Đối với kiểm soát mục chi tiền điện, nước:

Cần xây dựng quy chế sử dụng điện, nƣớc trong đơn vị trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm. Phòng Tổ chức – Hành chính khảo sát số lƣợng thiết bị sử dụng điện trong đơn vị, số lƣợng điện năng tiêu hao của từng thiết bị và ƣớc số điện năng tiêu thụ của toàn đơn vị trong 1 tháng để làm căn cứ kiểm soát.

Tăng cƣờng công tác kiểm soát việc sử dụng điện nƣớc của các phòng/khoa chuyên môn, yêu cầu tất cả nhân viên trong đơn vị khi ra về phải tắt đèn, quạt, điều hòa, không đƣợc sử dụng điện, nƣớc cho nhu cầu cá nhân nhƣ nấu ăn, là quần áo,…

Đƣa ra chỉ tiêu sử dụng tiết kiệm điện, nƣớc vào tiêu chuẩn xét thi đua hàng quý, nếu cá nhân, phòng/khoa chuyên môn nào vi phạm thì hạ bậc thi đua tùy theo mức độ vi phạm.

- Đối với kiểm soát mục chi cho nhiên liệu:

Cần xây dựng lại định mức nhiên liệu phù hợp với thực tế tiêu thụ của các xe ô tô.

Trƣớc khi xe đi công tác phải có lệnh điều xe đƣợc thủ trƣởng đơn vị ký duyệt, khi đi công tác về phải có xác nhận của đơn vị đến công tác trên Lệnh điều xe và xác nhận của ngƣời dùng xe về số km thực tế đi. Phòng Tổ chức – Hành chính kiểm tra số km thực tế lƣu hành của xe và ghi vào Lệnh

điều xe, đồng thời nên kiểm tra đột xuất số km ghi trên Lệnh điều xe và số km trên xe có thực sự chính xác.

Hàng tháng, lái xe tổng hợp các lệnh điều xe trong tháng và hoá đơn xăng tƣơng ứng với số km thực đi gởi về Phòng Tổ chức – Hành chính để kiểm soát, ký xác nhận số km thực tế đi, sau đó thanh toán.

Giao cho Phòng Tổ chức – Hành chính chịu trách nhiệm về việc xe ô tô chỉ đƣợc sử dụng cho công việc của đơn vị, không sử dụng cho mục đích cá nhân. Các phòng có nhu cầu đi công tác xa, cần dùng phƣơng tiện ô tô thì phải duyệt lãnh đạo và đăng ký với Phòng Tổ chức – Hành chính ít nhất trƣớc 01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bình định (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)