7. Kết cấu luận văn
1.3.5. Kiểm soát các khoản chi khác
Kiểm tra tính hợp lý, tính cần thiết của các khoản chi trên cơ sở quán triệt tiết kiệm và đảm bảo sát nhu cầu thực tế.
Đảm bảo ghi chép đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về các nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua công tác kế toán không phải lúc nào cũng đầy đủ và đúng quy định. Bằng việc thiết lập các quy trình quản lý về tài chính, kế toán, về hệ thống cung cấp số liệu và báo cáo, kiểm soát sẽ giúp cho việc ghi chép kế toán bảo đảm tuân thủ đúng theo quy định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công tác KSC thƣờng xuyên đƣợc thực hiện một cách khoa học và nghiêm túc sẽ góp phần làm lành mạnh công tác tài chính trong các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, đảm bảo giảm thiểu các sai sót, ngăn chặn gian lận, tránh thất thoát tài sản, giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên, góp phần thúc đẩy đơn vị phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra. Trong nội dung chƣơng 1 này, luận văn đã làm rõ các vấn đề sau:
- Thứ nhất, làm rõ khái quát về đơn vị sự nghiệp và chi thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp.
- Thứ hai, làm rõ khái quát về KSC trong đơn vị sự nghiệp.
- Thứ ba, làm rõ KSC thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp.
Những nôi dung này là cơ sở nền tảng để luận văn tiến hành đánh giá thực trạng chƣơng 2 và đề xuất các giải pháp ở chƣơng 3.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm KSBTTBĐ đƣợc thành lập trên cơ sở sáp nhập các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh gồm: Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm Phòng chống Sốt rét và các bệnh Nội tiết; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS; Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe để nhằm thu gọn đầu mối, khai thác sử dụng tối đa hiệu quả về nhân lực và trang thiết bị, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 3245/QĐ-UBND ngày 24/9/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc thành lập Trung tâm KSBTTBĐ.
Trung tâm đƣợc bố trí 03 sơ sở làm việc gồm trụ sở chính, Khoa Phòng, chống HIV và Phòng Khám đa khoa:
Trụ sở chính (cơ sở 1): Đóng tại Khu C3, đƣờng Điện Biên Phủ, phƣờng Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn. Cơ sở này đƣợc bố trí nơi làm việc của các bộ phận: Lãnh đạo, các phòng chức năng, khoa chuyên môn, khu dịch vụ y tế dự phòng, kho thuốc, hóa chất, máy móc vật tƣ phòng chống dịch, hội trƣờng, phòng họp.
Cơ sở 2: Đóng tại số nhà 419-421 Trần Hƣng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Cơ sở này đƣợc bố trí nơi làm việc của Kho Phòng, chống HIV/AIDS gồm các bộ phận: Tƣ vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và bộ phận điều trị HIV/AIDS.
Cơ sở này bố trí làm Phòng Khám Đa khoa và Phòng Khám bệnh nghề nghiệp gồm các bộ phận: Phòng Khám nội (nội tiết, đái tháo đƣờng, bứu cổ). Phòng Khám sản, Phụ khoa (khám thai, phụ khoa, thủ thuật). Phòng Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, phòng lấy mẫu xét nghiệm). Phòng Tiêm chủng vắc xin, bệnh nghề nghiệp, Dƣợc - Vật tƣ y tế.
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
2.1.2.1. Vị trí và chức năng
Trung tâm KSBTTBĐ có chức năng tham mƣu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ (gọi tắt là các hoạt động chuyên môn) về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Trung tâm KSBTTBĐ chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm
Tổ chức bộ máy của Trung tâm KSBTTBĐ gồm có: lãnh đạo, 03 phòng chức năng, 12 khoa chuyên môn và phòng khám đa khoa.
Với chỉ tiêu biên chế đã thực hiện và hợp đồng lao động hiện có: + Biên chế chính thức: 154
+ Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 03 + Hợp đồng lao động khác: 06
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm KSBTTBĐ
(Nguồn: Trung tâm KSBTTBĐ)
BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
CÁC KHOA CHUYÊN MÔN
KHOA PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
KHOA PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM
KHOA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
KHOA DINH DƢỠNG
KHOA SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG – Y TẾ TRƢỜNG HỌC
KHOA BỆNH NGHỀ NGHIỆP
KHOA SỨC KHỎE SINH SẢN
KHOA TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE KHOA KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG KHOA KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ KHOA DƢỢC – VẬT TƢ Y TẾ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHOA XÉT NGHIỆM - CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH - THĂM DÒ CHỨC NĂNG
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Trung tâm nhƣ sau:
(1) Lãnh đạo Trung tâm:
Gồm có giám đốc và 03 phó giám đốc:
- Giám đốc: Là công chức lãnh đạo đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm để thực hiện chức năng tham mƣu cho Sở Y tế; đồng thời, chịu trách nhiệm trƣớc Sở Y tế trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực đƣợc phân công, phân cấp theo đúng quy định của pháp luật.
- Phó Giám đốc: Là công chức lãnh đạo giúp việc cho Giám đốc, đƣợc giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của cơ quan, đƣợc sử dụng quyền hạn của Giám đốc để chủ động giải quyết công việc thuộc lĩnh vực phân công và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về nhiệm vụ đƣợc phân công theo quy định của pháp luật.
(2) Các phòng chức năng: Có 03 phòng chức năng, gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Đầu mối xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động: Tổ chức bộ máy; quản lý nhân lực; bảo vệ chính trị nội bộ; tài sản, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị làm việc của Trung tâm; hành chính, quản trị, văn thƣ, lƣu trữ. Phối hợp với các khoa, phòng xây dựng Đề án vị trí việc làm trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp các khoa, phòng trong công tác đào tạo chuyên môn, phối hợp tổ chức các hoạt động tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn.
- Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ: Đầu mối xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động: Kế hoạch định kỳ, đột xuất; kế hoạch chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ; chỉ đạo tuyến; công nghệ thông tin; nghiên cứu khoa học; thu thập, phân tích, tổng hợp, lƣu trữ và quản lý các thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định của ngành; chƣơng trình, dự án; hội nghị, hội thảo chuyên môn.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Xây dựng kế hoạch thực hiện và báo cáo các hoạt động: Quản lý tài chính; dự toán, kế hoạch sử dụng ngân sách; quản lý tài sản, trang thiết bị, thuốc, hóa chất vật tƣ y tế chung của đơn vị theo chế độ kế toán; chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, quyết toán tài chính, lƣu trƣc hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định phát luật. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quy chế quản lý tài sản, quy chế quản lý tài chính, quy chế tự kiểm tra tài chính; tham mƣu lãnh đạp công khai ngân sách, lập báo cáo tài sản theo quy định. Quản lý cấp phát kinh phí, trang thiết bị, thuốc, hóa chất vật tƣ theo dự toán, kế hoạch đã đƣợc duyệt. Thực hiện chi trả lƣơng, phụ cấp và các khoản thanh toán cá nhân và chế độ cho ngƣời lao động. Tổ chức thu dịch vụ y tế dự phòng và dịch vụ khám chữa bệnh, sử dụng các nguồn thu đúng theo quy định của pháp luật. Phối hợp thực hiện các thủ tục đấu thầu mua sắm, sửa chữa tài sản thuốc, hóa chất vật tƣ, công cụ dụng cụ theo quy định; thẩm định dự toán, kế hoạch đấu thầu; thực hiện thƣơng thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng và thanh toán mua sắm.
(3) Các khoa, phòng chuyên môn: Có 13 khoa, phòng chuyên môn, gồm:
- Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Khoa Phòng, chống HIV/AIDS
- Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm - Khoa Dinh dƣỡng
- Khoa Sức khỏe môi trƣờng- Y tế trƣờng học - Khoa Bệnh nghề nghiệp
- Khoa Sức khỏe sinh sản
- Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe - Khoa Ký sinh trùng – Côn trùng
- Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế - Khoa Dƣợc – Vật tƣ y tế
- Khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng - Phòng khám đa khoa
Các khoa chuyên môn thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hƣớng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát các yếu tố nguy cơ dịch bệnh, phòng chống các dịch bệnh và chủ động triển khai phòng chống dịch; Hỗ trợ các địa phƣơng về nghiệp vụ trong công tác phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm. Tổ chức thực hiện các thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho cộng đồng; giám sát tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng cồng. Quản lý và chỉ đạo sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng trên địa bàn tỉnh; hƣớng dẫn thực hiện giám sát và xử lý sau tiêm chủng của các cơ sở y tế. Tƣ vấn, xét nghiệm HIV, khám và điều trị nghiện vav chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; khám và điều trị HIV/AIDS theo quy định pháp luật. Tổ chức thực hiện các hoạt động: khám sàng lọc, phát hiện và điều trị dự phòng theo quy định; tƣ vấn dự phòng điều trị bệnh; điều trị vô sinh, sơ cứu, cấp cứu, chuyển tuyến, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, lây nhiễm. Khám, quản lý sức khỏe cộng đồng.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác tài chính - kế toán tại Trung tâm Trung tâm
Trung tâm áp dụng Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.
Sử dụng phần mềm kế toán MISA Mimosa.Net. Phần mềm này tích hợp đƣợc nhiều chức năng khác nhau nhƣ: Kế toán tiền lƣơng, kế toán tổng hợp, xây dựng cơ ản, kế toán chi phí, thu viện phí,…. Các chức năng này đƣợc thiết lập chặt chẽ và liên thông với nhau một cách hợp lý giúp việc phân tích các kết quả kế toán đƣợc dễ dàng và phù hợp với môi trƣờng thu phí và viện phí trong Trung tâm.
- Trưởng phòng TCKT kiêm Kế toán trưởng: Phụ trách chung. Điều hành việc thực hiện công tác chuyên môn đƣợc giao.
- Phó Trưởng phòng: Là ngƣời giúp việc cho Trƣởng phòng, đƣợc phân công phụ trách theo dõi nguồn thu dịch vụ và một hoặc một số lĩnh vực công tác Phòng, chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng phòng về nhiệm vụ đƣợc phân công theo quy định của pháp luật.
- Kế toán Tổng hợp: Thực hiện các chƣơng trình mục tiêu y tế dân số tại Trung tâm, lập báo cáo tài chính tại theo đúng quy định.
- Kế toán kinh phí nghiệp vụ không thường xuyên: Theo dõi các hoạt động công tác đi chống dịch, giám sát, thanh toán các chứng từ mua thuốc, đi tập huấn khi tuyến trên triệu tập.
- Kế toán tiền lương và các khoản đóng góp: Theo dõi và tính lƣơng của các nhân viên Trung tâm, tính nộp các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, ảo hiểm thất nghiệp
- Kế toán thuế và theo dõi công nợ: Theo dõi và tính các khoản thuế các khoản công nợ phải thu, phải trả tại Trung tâm
- Kế toán dược: Thực hiện kiểm hàng hóa khi nhập kho và theo dõi xuất nhập báo cáo hàng ngày.
- Kế toán tài sản: theo dõi toàn bộ tài sản của Trung tâm lập nhu cầu mua sắm, thanh lý báo cáo và kiêm thêm một số việc của phòng.
- Thủ quỹ: Thu chi các khoản tiền mặt.
Về quản lý công tác tài chính – kế toán: Tất cả các chứng từ phát sinh đƣợc tập trung về tại bộ phận Tổng hợp. Các kế toán viên sẽ tiếp nhận chứng từ theo nội dung công việc đƣợc phân công để xem xét, kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ, lập chứng từ kế toán trình Kế toán trƣởng xem xét, ký và sau đó trình lãnh đạo duyệt cho thanh toán. Sau khi các chứng từ đã đƣợc thanh toán, các kế toán viên sẽ lƣu lại đến cuối kỳ kế toán, kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp và tiến hành đối chiếu sổ với các kế toán chi tiết, khoá sổ và lập báo cáo tài chính.
2.1.5. Tổng hợp các khoản chi thƣờng xuyên tại Trung tâm
Các khoản chi thƣờng xuyên tại Trung tâm giai đoạn 2019 – 2020 gồm có 03 khoản chính, bao gồm: Chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định. Đồng thời, do Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động cho nên các khoản chi của Trung tâm sẽ đƣợc chi từ hai nguồn là chi từ nguồn kinh phí tự chủ (do NSNN cấp) và chi từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Cụ thể:
Bảng 2.1: Tổng hợp chi thường xuyên tại Trung tâm KTBTTBĐ giai đoạn 2019 - 2020
(Đơn vị tính: Đồng)
TT Mục chi Năm 2019 Năm
2020
Chênh lệch năm 2020 so với năm 2019
Số tiền %
1 Chi thanh toán
cá nhân 18.218.293.713 18.952.721.716 734.728.003 4% 1.1 Từ nguồn tự chủ (NSNN cấp) 13.887.385.886 15.248.877.455 1.361.491569 10% 1.2 Từ nguồn thu sự nghiệp 4.330.907.827 3.703.844.261 -627.063.026 -14% 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 3.685.004.302 3.863.228.937 178.224.635 5% 2.1 Từ nguồn tự chủ (NSNN cấp) 1.142.222.590 1.051.823.659 -90.398.931 -8% 2.2 Từ nguồn thu sự nghiệp 2.542.781.712 2.811.405.278 268.623.566 11% 3 Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định 582.723.324 283.535.080 -299.188.244 -51% 3.1 Chi từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 582.723.324 283.535.080 -299.188.244 -51%
- Chi cho mua sắm
tài sản 470.356.324 230.000.000 -240.356.324 -51% - Chi cho sửa chữa 112.367.000 53.535.080 -58.831.920 -52%
Tổng Chi 22.486.021.339 23.099.485.733 613.464.394 3%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)
Từ bảng số liệu cho thấy, tổng chi thƣờng xuyên của Trung tâm năm 2020 tăng so với năm 2019 là 613.464.394 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 3%. Đồng thời, trong cơ cấu chi thƣờng xuyên của Trung tâm, chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là chi chuyên môn nghiệp vụ, rồi
đến chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định.
- Về chi thanh toán cá nhân: Năm 2020, tổng chi thanh toán cá nhân là 18.952.721.716 đồng, tăng 734.728.003 đồng so với năm 2019, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 4%. Trong đó, nguồn chi từ NSNN cấp năm 2020 là 15.248.877.455 đồng, tăng 1.361.491.569 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 10%; còn nguồn chi từ thu sự nghiệp năm 2020 giảm còn 3.703.844.261 đồng, giảm 627.063.036 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 14%. Nguyên nhân,