Tổng hợp các khoản chi thƣờng xuyên tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bình định (Trang 45)

7. Kết cấu luận văn

2.1.5. Tổng hợp các khoản chi thƣờng xuyên tại Trung tâm

Các khoản chi thƣờng xuyên tại Trung tâm giai đoạn 2019 – 2020 gồm có 03 khoản chính, bao gồm: Chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định. Đồng thời, do Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động cho nên các khoản chi của Trung tâm sẽ đƣợc chi từ hai nguồn là chi từ nguồn kinh phí tự chủ (do NSNN cấp) và chi từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Cụ thể:

Bảng 2.1: Tổng hợp chi thường xuyên tại Trung tâm KTBTTBĐ giai đoạn 2019 - 2020

(Đơn vị tính: Đồng)

TT Mục chi Năm 2019 Năm

2020

Chênh lệch năm 2020 so với năm 2019

Số tiền %

1 Chi thanh toán

cá nhân 18.218.293.713 18.952.721.716 734.728.003 4% 1.1 Từ nguồn tự chủ (NSNN cấp) 13.887.385.886 15.248.877.455 1.361.491569 10% 1.2 Từ nguồn thu sự nghiệp 4.330.907.827 3.703.844.261 -627.063.026 -14% 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 3.685.004.302 3.863.228.937 178.224.635 5% 2.1 Từ nguồn tự chủ (NSNN cấp) 1.142.222.590 1.051.823.659 -90.398.931 -8% 2.2 Từ nguồn thu sự nghiệp 2.542.781.712 2.811.405.278 268.623.566 11% 3 Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định 582.723.324 283.535.080 -299.188.244 -51% 3.1 Chi từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 582.723.324 283.535.080 -299.188.244 -51%

- Chi cho mua sắm

tài sản 470.356.324 230.000.000 -240.356.324 -51% - Chi cho sửa chữa 112.367.000 53.535.080 -58.831.920 -52%

Tổng Chi 22.486.021.339 23.099.485.733 613.464.394 3%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Từ bảng số liệu cho thấy, tổng chi thƣờng xuyên của Trung tâm năm 2020 tăng so với năm 2019 là 613.464.394 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 3%. Đồng thời, trong cơ cấu chi thƣờng xuyên của Trung tâm, chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là chi chuyên môn nghiệp vụ, rồi

đến chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định.

- Về chi thanh toán cá nhân: Năm 2020, tổng chi thanh toán cá nhân là 18.952.721.716 đồng, tăng 734.728.003 đồng so với năm 2019, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 4%. Trong đó, nguồn chi từ NSNN cấp năm 2020 là 15.248.877.455 đồng, tăng 1.361.491.569 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 10%; còn nguồn chi từ thu sự nghiệp năm 2020 giảm còn 3.703.844.261 đồng, giảm 627.063.036 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 14%. Nguyên nhân, do Trung tâm là đơn vị sự nghiệp y tế đặc thù, việc khám chữa bệnh của Trung tâm bị giới hạn ở một số dịch vụ khám chữa bệnh nhất định cho nên nguồn thu có phần hạn chế so với các Trung tâm y tế tuyến huyện, tuyến thành phố hay tuyến tỉnh. Do đó, để thực hiện chức năng kiểm soát bệnh tật trên địa bàn tỉnh, hoạt động chi thanh toán cá nhân của Trung tâm đƣợc tài trợ chủ yếu từ NSNN.

- Về chi nghiệp vụ chuyên môn: Năm 2020, tổng chi chuyên môn nghiệp vụ là 3.863.228.973 đồng, tăng 178.224.635 đồng so với năm 2019, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 5%. Trong đó, nguồn chi từ NSNN cấp năm 2020 là 1.051.823.659 đồng, giảm 90.398.931 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 8%; còn nguồn chi từ thu sự nghiệp năm 2020 tăng lên 2.811.405.278 đồng, tăng 268.623.566 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 11%. Nguyên nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn từ nguồn NSNN cấp chủ yếu cho công tác hoạt động chuyên môn nhƣ khảo sát thực địa các điểm phát sinh dịch bệnh, tập huấn chuyên môn,... nên việc gia giảm nguồn chi phụ thuộc vào kế hoạch dự toán chi phí hàng năm. Còn chi từng nguồn thu sự nghiệp là chi cho mua thuốc, vật tƣ phục vụ các dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm, năm 2020 nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh có phần gia tăng nên nguồn chi cho vật tƣ, thuốc phục vụ khám chữa bệnh tăng.

- Về chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định: Hoạt động chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định của Trung tâm hiện nay đƣợc lấy từ quỹ phát triển hoạt

động sự nghiệp, quỹ này hình thành từ nguồn thu sự nghiệp và ngân sách thƣờng xuyên của Trung tâm. Năm 2020, tổng chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản là 283.535.080 đồng, giảm 299.188.244 đồng so với năm 2019, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 51%. Trong đó, chi cho mua sắm tài sản giảm 240.356.324 đồng, còn chi cho sửa chữa tài sản giảm 58.831.902 đồng. Điều này cho thấy cả hoạt động mua sắm và sửa chữa tài sản của năm 2020 đều giảm so với năm 2019.

Đồng thời, để làm cơ sở cho việc kiểm soát các hoạt động chi thƣờng xuyên của Trung tâm, cũng nhƣ đánh giá hiệu quả của công tác lập dự toán và chấp hành dự toán về chi thƣờng xuyên của Trung tâm, định kỳ hằng năm, Trung tâm đều có lập dự toán chi và so sánh thực tế chi với dự toán chi để qua đó kiểm soát nguồn chi, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp về dự toán và thực tế các khoản chi thƣờng xuyên tại Trung tâm năm 2020

(Đơn vị tính: Đồng)

TT Mục chi Năm 2020 Chênh lệch dự toán so

với thực tế năm 2020

Dự toán Thực tế Số tiền %

1 Chi thanh toán cá

nhân 20.073.670.000 18.952.721.716 -1.120.948.284 -5,58%

1.1 Chi từ NSNN cấp 16.233.124.000 15.248.877.455 -984.246.545 -6,06% 1.2 Chi từ nguồn thu sự

nghiệp 3.840.546.000 3.703.844.261 -136.701.739 -3,56% 2 Chi cho nghiệp vụ

chuyên môn 5.352.550.000 3.863.228.937 -1.489.321.063 -27,82%

2.1 Chi từ NSNN cấp 2.756.320.000 1.051.823.659 -1.704.496.341 -61,84% 2.2 Chi từ nguồn thu sự

nghiệp 2.596.230.000 2.811.405.278 215.175.278 8,29% 3 Chi cho mua sắm, sửa

chữa tài sản cố định 350.000.000 283.535.080 -66.464.920 -18,99%

3.1 Chi từ quỹ phát triển

hoạt động sự nghiệp 350.000.000 283.535.080 -66.464.920 -18,99%

- Chi cho mua sắm tài

sản 240.000.000 230.000.000 -10.000.000 -4,17% - Chi cho sửa chữa 110.000.000 53.535.080 -56.464.920 -51,33%

Tổng Chi 25.776.220.000 23.099.485.733 -2.676.734.267 -10,38%

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch và dự toán giao từ đầu năm, Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và lập dự toán chi dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nƣớc đã đƣợc cụ thể hóa trong trong từng nội dung chi theo mục chi. Từ bảng số liệu trên cho thấy, tất cả các khoản chi thƣờng xuyên thực tế của Trung tâm năm 2020 đều giảm so với năm 2019, cho thấy Trung tâm đã kiểm soát tƣơng đối tốt các khoản chi và có tiết kiệm chi.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬTTỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Nhận diện các rủi ro về chi thƣờng xuyên tại Trung tâm

Rủi ro chi thƣờng xuyên có thể tác động đến Trung tâm KSBTTBĐ ở cấp độ toàn đơn vị và cũng có thể ảnh hƣởng đến từng hoạt động chi, từng bộ phận/phòng/khoa cụ thể. Ở cấp độ toàn đơn vị, các nhân tố phát sinh rủi ro lớn nhất là sự thay đổi về chính sách của Nhà nƣớc nhƣ các thông tƣ, văn ản hƣớng dẫn của Sở Tài chính, Sở Y tế về hƣớng dẫn các thực hiện các Nghị định, Thông tƣ của Bộ Tài chính,… Còn ở cấp độ từng bộ phận, khoa chuyên môn, phòng chức năng thì các nhân tố phát sinh rủi ro lớn nhất là từ chính hoạt động của từng bộ phận, khoa chuyên môn, phòng chức năng và từ đó sẽ ảnh hƣởng đến toàn đơn vị. Do đó, Ban giám đốc Trung tâm có tiến hành nhận diện và hƣớng dẫn cho các trƣởng, phó Phòng chức năng, Khoa chuyên môn đánh giá và phân loại các mức độ rủi ro để có các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn, đơn cử nhƣ:

2.2.1.1. Rủi ro từ các yếu tố bên ngoài

Các rủi ro này xuất phát từ các thay đổi chính sách, quy định Nhà nƣớc, công tác quản lý tài chính của các cấp chủ quản Trung tâm. Để phòng ngừa rủi ro này đòi hỏi Trung tâm phải cập nhật thƣờng xuyên các chính sách, chế độ hƣớng dẫn; vì nếu không cập nhận kịp thời thì công tác kiểm soát các hoạt động chi thƣờng xuyên của Trung tâm sẽ không còn phù hợp nữa và sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh toán và kiểm tra của thuế, của kiểm toán định kỳ,

thậm chí có thể dẫn đến các sai soát nghiêm trọng hoặc trọng yếu trong công tác kiểm soát các khoản chi, chấp hành dự toán các khoản chi tại đơn vị do hiểu sai hoặc làm sai các chế độ, thông tƣ, quy định hƣớng dẫn của Nhà nƣớc và các cấp chủ quản.

Do đó, để nhận dạng và phòng ngừa các rủi ro này, Trung tâm đã sử dụng nhiều iện pháp khác nhau từ việc sử dụng các phân tích các dữ liệu trong quá khứ, thông qua các dự thảo đóng góp ý kiến của các phòng chức năng, khoa chuyên môn, cho đến việc rà soát các hoạt động thƣờng xuyên hoặc các uổi họp giao an hàng tuần trong nội ộ Trung tâm.

Ngoài ra, còn có thể có nhiều rủi ro khác liên quan nhƣ: sự an toàn hệ thống máy tính, chƣơng trình và dữ liệu,… trong quá trình thực hiện công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm.

2.2.1.2. Rủi ro từ các yếu tố bên trong

Có nhiều yếu tố xuất phát từ ên trong Trung tâm ảnh hƣởng để công tác KSC thƣờng xuyên, cụ thể nhƣ:

- Thứ nhất, thiếu đoàn kết từ cán bộ công chức trong nội bộ Trung tâm: Các cá nhân trong Trung tâm thiếu đoàn kết, mạnh ai nấy làm, không giúp đỡ hoặc phối hợp nhau trong quá trình KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm, hoặc giải quyết công việc mang tính đùn đẩy công việc hoặc giao khoán việc kiểm tra, kiểm soát các giấy tờ, minh chứng hoá đơn, chứng từ cho phòng Tài chính – Kế toán, làm cho công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm trì trệ và gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thanh toán, quyết toán các khoản chi thƣờng xuyên, chẳng hạn nhƣ cán ộ công chức đi công tác về hoàn ứng nhƣ thiếu giấy đề nghị thanh toán đã đƣợc duyệt, thiếu giấy đi đƣờng có xác nhận của đơn vị đến công tác hoặc sử dụng các hàng hoá, dịch vụ vƣợt mức khoán cho phép,…. Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc các khoản chi thƣờng xuyên này có thực sự phát sinh, hiện hữu và chính xác trong quá trình thanh quyết toán,…

- Thứ hai, rủi ro về nhân lực hạn chế: Đây là vấn đề quan trọng mà Trung tâm cần nhận diện và quan tâm. Bởi vì, hiện tại, Phòng Tài chính - Kế toán tại Trung Tâm chỉ có 10 iên chế nhân sự, trong khi đó có một số anh/chị kế toán đã lớn tuổi nên việc cập nhật sự thay đổi về chính sách chi thƣờng xuyên hay các thông tƣ hƣớng dẫn, quy định, nghị định mới ít nhiều sẽ gặp khó khăn; còn các nhân sự kế toán trẻ mới tuyển dụng vào iên chế thì mặc dù năng động và có chuyên môn tốt nhƣng kinh nghiệm thực tế xử lý công việc chƣa nhiều, nhất là khi các khoản chi thƣờng xuyên lớn và đa dạng, mỗi hoạt động khác nhau đòi hỏi các chứng từ chi khác nhau, nên nhiều khi không theo kịp với iến động của các hoạt động chi thƣờng xuyên tại Trung tâm nếu nhƣ các hoạt động chi này không có một quy trình hƣớng dẫn các thủ tục thanh quyết toán cụ thể,...

- Thứ ba, rủi ro về tư lợi cá nhân: Rủi ro này phần lớn nằm ở khâu mua sắm, sửa chữa hoặc thanh toán cá nhân liên quan đến công tác phí, khoán chi phí công vụ,…. tại Trung tâm. Đây là vấn đề cấp thiết, nếu không có giải pháp ngay từ đầu thì rủi ro này dễ dẫn đến kinh phí chi thƣờng xuyên tại Trung tâm không đƣợc đảm bảo.

2.2.2. Kiểm soát chi thanh toán cho cá nhân (Tiểu nhóm 0129)

2.2.2.1. Chi tiền lương (mục 6000), tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng (mục 6050), phụ cấp lương (mục 6100)

- Về cơ sở cho thanh toán:

Các khoản chi tiền lƣơng (mục chi 6000), tiền công trả cho lao động thƣờng xuyên theo hợp đồng (mục chi 6050), phụ cấp lƣơng (mục chi 6100) tại Trung tâm là các khoản chi có tính chất thƣờng xuyên, định kỳ. Các khoản chi tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp lƣơng đƣợc Trung tâm chi theo nguồn NSNN cấp thƣờng xuyên theo mức lƣơng tối thiểu theo quy định (hiện đang áp dụng mức lƣơng tối thiểu là 1.490.000 đồng/hệ số, hệ số ngạch/ ậc, phụ cấp chức vụ theo quy định của Nhà nƣớc;

- Về quy trình KSC tại Trung tâm:

Hình 2.2: Quy trình kiểm soát chi thanh toán tiền lƣơng

(Nguồn: Trung tâm KSBTTBĐ)

Theo quy trình trên, định kỳ vào cuối mỗi tháng, các phòng chức năng và các khoa chuyên môn gửi bảng chấm công của các cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động phòng mình về phòng Tổ chức – Hành chính, chậm nhất là ngày 05 của tháng sau để có cơ sở tính toán, thanh toán tiền lƣơng và các phụ cấp cho cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động của Trung tâm. Đồng thời, phòng Tổ chức – Hành chính căn cứ các quyết định điều động, bổ nhiệm, nâng hệ số lƣơng, phụ cấp,…, các hợp đồng công việc ký với các nhân

6 Các phòng, khoa chuyên môn lập bảng chấm công hằng tháng Phòng Tổ chức – Hành chính tập hợp các quyết định điều chỉnh tiền lƣơng, phụ cấp,… 1 Kế toán tiền tính ra lƣơng và các khoản đóng góp Kế toán trƣởng 2 3 4 Lãnh đạo duyệt chi Kho bạc nhà nƣớc Ngân hàng Cán bộ công chức, viên chức 5 7 6

viên (nếu có) liên quan đến tiền lƣơng để kịp thời cập nhật cho đúng và chính xác. Tiếp đến, Kế toán tiền lƣơng sẽ rà soát lại những thay đổi, điều chỉnh hệ số lƣơng, phụ cấp, lập bảng thanh toán lƣơng, truy lĩnh (nếu có) trình kế toán trƣởng, lãnh đạo ký duyệt và chuyển cho kho bạc chuyển ngân hàng để chuyển lƣơng qua thẻ cho cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động của Trung tâm. Bảng chấm công tính lƣơng, ảng thanh toán tiền lƣơng đƣợc lập đúng với biểu mẫu quy định tại Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trƣởng Bộ tài chính.

Riêng các khoản thanh toán tiền làm thêm giờ, công tác kiểm tra, kiểm soát ngoài giờ sẽ bao gồm các chừng từ minh chứng nhƣ kế hoạch làm thêm ngoài giờ đã đƣợc lãnh đạo phê duyệt, bảng chấm công làm ngoài giờ và nội dung công việc làm thêm ngoài giờ, phiếu xác nhận công việc làm ngoài giờ hoặc phiếu giao khoán, hợp đồng giao khoán công việc (tuỳ công việc),… và bảng báo cáo kết quả công tác làm thêm giờ có Giám đốc ký duyệt chuyển về phòng Tổ chức – Hành chính kiểm tra, ký duyệt, trình Giám đốc Trung tâm ký duyệt chi mới đƣợc chi. Bảng chấm công làm thêm ngoài giờ đƣợc thực hiện đúng theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC và Bảng thanh toán làm thêm giờ đƣợc thực hiện theo mẫu C10-HD của Thông tƣ 107/TT-BTC; trong đó, ngƣời hƣởng phụ cấp ngoài giờ đƣợc phân biệt theo hệ số lƣơng, hệ số phụ cấp chức vụ và các hệ số phụ cấp khác có căn cứ định mức theo số giờ công rõ ràng, chặt chẽ.

2.2.2.2. Chi tiền thưởng cán bộ công chức, viên chức (mục 6200)

- Về cơ sở cho thanh toán:

Chi tiền thƣởng cho cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động của Trung tâm (mục chi 6200) là các khoản chi khen thƣởng đột xuất cho cá nhân, tập thể các phòng chức năng, khoa chuyên môn đã có các thành tích tốt trong công tác chuyên môn, tăng thu, tiết kiệm chi, nghiên cứu khoa học,… đƣợc quy định cụ thể cho từng thành tích đƣợc thƣởng, mức thƣởng tại Quy chế chi

tiêu nội bộ của Trung tâm.

- Về quy trình KSC tại Trung tâm:

Khi phát sinh các hoạt động cần khen thƣởng, các tập thể, cá nhân đƣợc khen thƣởng thực hiện áo cáo thành tích đƣợc khen thƣởng và phòng chức năng, khoa chuyên môn phải làm giấy đề xuất khen thƣởng cho các cá nhân, tập thể có xác nhận của lãnh đạo đơn vị phòng, khoa chuyên môn và nộp cho phòng Tổ chức – Hành chính để tổng hợp, trình Hội đồng Thi đua - Khen thƣởng xem xét, bỏ phiếu bình duyệt xét chọn và trình Giám đốc duyệt chi trƣớc khi chi. Nguồn chi cho các hoạt động khen thƣởng đƣợc lấy từ quỹ khen thƣởng – phúc lợi của Trung tâm.

2.2.2.3. Chi phúc lợi tập thể (mục 6250)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bình định (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)