Mục tiêu của kiểm soát chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bình định (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Mục tiêu của kiểm soát chi

Mục tiêu của hoạt động KSC thƣờng xuyên là nhằm đảm bảo việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hiệu quả. Thực hiện tốt công tác KSC thƣờng xuyên NSNN có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nƣớc; tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng; tăng cƣờng kỷ luật tài chính; nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền các cấp. Theo đó, hoạt động KSC thƣờng xuyên phải đảm bào các mục tiêu cơ ản nhƣ sau:

Thứ nhất, về cơ chế, chính sách để thực hiện KSC: KSC phải thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công và Nghị định 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2021.

Thứ hai, về công tác KSC đối với một số nội dung:

- Chi hoạt động thƣờng xuyên (chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn), mục tiêu KSC theo Nghị định 60/2021/NĐ- CP đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Đối với các khoản chi thƣờng xuyên của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định một số mức chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do CQNN có thẩm quyền quy định.

+ Đối với các khoản chi thƣờng xuyên của đơn vị sự nghiệp do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động chuyên môn song không đƣợc vƣợt

quá mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

+ Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhƣng chƣa đƣợc ban hành chế độ thì đơn vị xây dựng mức chi trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. Nghiêm cấm việc dùng kinh phí NSNN để bù lỗ cho các hoạt động dịch vụ, liên doanh, liên kết.

- Chi không thƣờng xuyên (mua sắm, sửa chữa tài sản), mục tiêu KSC theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Đối với các khoản phí, lệ phí thuộc NSNN: Nội dung chi cần kiểm soát bao gồm chi hoạt động thƣờng xuyên phục vụ công tác thu phí và lệ phí: tiền lƣơng, tiền công, …cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí; chi phí chuyên môn phục vụ công tác thu phí, sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định. Việc KSC cần theo dự toán chi phí hoặc quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (nếu khoản phí, lệ phí đƣa vào quy chế).

+ Đối với việc trích lập, sử dụng các quỹ: Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị trích lập các quỹ của đơn vị, các quy định về xử lý kết quả tài chính của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bình định (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)