7. Bố cục luận văn
3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
3.2.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật
Nền kinh tế Việt nam và các nước trong khu vực đang tăng trưởng với tỷ lệ cao và tương đối ổn định trong những năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển thuận lợi trong những năm tới. Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, Việt Nam được đánh giá là ổn định chính trị, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển tốt, đây là một lợi thế cho các ngành nghề nói chung của Việt Nam và ngành tài chính ngân hàng nói riêng.
Chính phủ Việt Nam đang triển khai mạnh việc cải cách hành chính các doanh nghiệp Nhà Nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh… Từ đó đã tạo cho các doanh nghiệp luôn tự chủ trong kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này đang được tăng lên và cơ hội kinh doanh của các ngân hàng cũng nhiều hơn, vì các doanh nghiệp luôn là khách hàng của ngân hàng thương mại nói chung và Vietinbank nói riêng. Hệ thống hành lang pháp luật của Việt Nam đang ngày một cải thiện chặt chẽ hơn. Nhiều bộ luật được bổ sung, sửa đổi theo hướng tích cực, môi trường pháp lý được cải thiện đáp ứng nhu cầu hội nhập cũng như phù hợp với các cam kết với các tổ chức quốc tế.
3.2.1.2. Môi trường dân số
Việt Nam là một nước đông dân với trên 96 triệu dân, đứng hàng thứ 15 trên thế giới về dân số. Với tỷ lệ tăng dân số hằng năm trung bình khoảng 1,14%. Dân số Việt Nam là dân số trẻ, trong đó độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ
cao. Dân số tỉnh Bình Định khoảng 1,58 triệu người, tỷ lệ trong độ tuổi lao động chiếm trên 55%, mật độ dân số 274,5 người/km². Với dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 55% rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông. Thực tế cho thấy Bình Định có thế mạnh về phát triển ngành nghề cần nhiều lao động như: nông sản; lâm sản; thuỷ hải sản; khoáng sản. Đây là những ngành hàng chủ lực của tỉnh Bình Định hàng năm mang về cho tỉnh hàng trăm triệu USD. Do đó đây thực sự là một thị trường tiềm năng để phát triển các dịch vụ Ngân hàng.
3.2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội
Trải qua quá trình lịch sử, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của sự giao thoa từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nhất là nền văn hóa từ khu vực các nước Á Châu, điều này có ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển về dịch vụ Ngân hàng, nhất là những dịch vụ mới.
Nhìn một cách tổng quan thì văn hóa Bình Định không nằm ngoài định hướng chung của văn hóa Việt Nam. Khi đặt vấn đề cụ thể của hướng đi nào để văn hóa Bình Định đi tới tương lai chắc chắn phải dựa vào đặc điểm của vùng miền và thế mạnh Bình Định có. Văn hóa Bình Định muốn có một cuộc bứt phá ngoạn mục thì phải bám sát vào cội rễ của văn hóa truyền thống vốn rất phong phú và đa dạng, bởi đây là cái nền vững chắc nhất. Phát triển văn hóa Bình Định, trước hết phải biết phát huy thế mạnh của các di tích để khai thác, giới thiệu những giá trị của chúng ra bên ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, Bình Định hiện nay có 260 điểm di tích và danh thắng đang được quy hoạch. Trong số này, đến nay có trên 30 di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng, khoảng trên 50 di tích được UBND tỉnh công nhận, còn lại đang được khảo sát, xây dựng hồ sơ để xác định mức độ giá trị của từng ditích, ứng với cấp nào thì cấp đó công nhận. Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định chứa đựng tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân
dân Bình Định, phổ biến nhất là các nhóm: di tích về văn hóa Chămpa xưa, di tích về Tây Sơn - Nguyễn Huệ, di tích về kháng chiến chống Pháp và Cách mạng, di tích kháng chiến chống Mỹ và di tích thắng cảnh - danhlam.
3.2.1.4. Môi trường kinh tế
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, đánh giá chung, kinh tế tỉnh Bình Định tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năng suất lao động được nâng lên: GRDP tăng bình quân hàng năm 6,4%; trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,04%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,13%, dịch vụ tăng 6,16%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,96%.
Tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2016-2020 ĐVT
Nghị quyết ĐH XIX
Kết quả thực hiện
GRDP % 8,0 6,40
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 3,5 4,04
+ Công nghiệp - Xây dựng % 12,5 9,13
+ Dịch vụ % 6,5 6,16
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm % 10,0 7,96
Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Định năm 2020: nông, lâm nghiệp và thủy sản 27,6%; công nghiệp - xây dựng 28,6%; dịch vụ 39,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,5% (so với năm 2015: nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 3,7%; dịch vụ giảm 0,1%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,3%). Năng suất lao động xã hội tăng bình quân hàng năm 6,5% (Kế hoạch tăng 6,06%).
Chuyển dịch cơ cấu GRDP
năm 2020 so với năm 2015 ĐVT
Nghị quyết ĐH XIX
Kết quả thực hiện
- Chi theo khu vực: - - -
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % -6,7 -3,9
+ Công nghiệp - Xây dựng % +6,6 +3,7
+ Dịch vụ % +0,8 -0,1
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm % -0,7 +0,3
Như vậy, tăng trưởng Tổng sản phẩm địa phương bình quân giai đoạn 2016-2020 thấp hơn 1,6% so với Kế hoạch. Trong nhiệm kỳ vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định, việc thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, làm động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ đồng hành phát triển, tạo ra giá trị sản xuất có tỷ lệ giá trị gia tăng cao và khối lượng sản phẩm có thương hiệu mạnh trên thị trường khu vực, hướng tới mục tiêu xuất khẩu nằm trong chuỗi cung ứng quốc tế còn hạn chế nhất định, chưa đạt như kỳ vọng. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh chưa cao, chưa có doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tạo đột phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Tính đến 31/12/2019, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 5.756 doanh nghiệp (trong tổng số 6.441 doanh nghiệp; như vậy, có 685 doanh nghiệp không có phát sinh các hoạt động kinh tế). Trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm 97,4% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh (số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 94%).
Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 9,13%/năm (Kế hoạch tăng 12,5%). Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 9,26%/năm (Kế hoạch tăng 12,0%). Do đó, chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng còn chậm. Năm 2020 so với năm 2015, tỷ
trọng khu vực công nghiệp – xây dựng trong GRDP tăng 3,7% (Kế hoạch tăng 6,6%). Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP năm 2020 so với năm 2015 tăng 3% (Kế hoạch tăng 4,7%).
Ngoài ra, do tác động tiêu cực của Dịch bệnh Covid-19, ước tính năm 2020 khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng rất thấp (ước đạt 3,1%), làm cho tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 của khu vực dịch vụ chỉ đạt 6,16% (Nghị quyết Đại hội XIX tăng 6,5%), (không tính năm 2020, tăng trưởng bình quân 4 năm 2016-2019 của khu vực dịch vụ đạt 6,94%).
Tuy mức tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng, nhưng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4% ghi nhận nỗ lực lớn của tỉnh Bình Định trong chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua, quy mô nền kinh tế của tỉnh Bình Định thể hiện qua Tổng sản phẩm địa phương (theo giá hiện hành) ngày càng được mở rộng, năm 2015 đạt 55.957,9 tỷ đồng, đến năm 2020 ước đạt 88.389 tỷ đồng. Quy mô GRDP theo giá hiện hành đến năm 2020 gấp 1,58 lần so với 5 năm trước. Năm 2015, quy mô GRDP theo giá hiện hành của Bình Định xếp thứ 7 trong 14 tỉnh/thành phố Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đến năm 2019, vị thứ của Bình Định không thay đổi.
Với quy mô nền kinh tế và kết quả về tăng trưởng đạt được thời gian qua; đồng thời với việc một số dự án trọng điểm nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động và chuẩn bị triển khai trong thời gian tới, hoạt động sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được kỳ vọng có nhiều động lực sớm phục hồi, phát triển sau dịch Covid-19.
3.2.1.5. Môi trường tự nhiên và công nghệ
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, với tổng diện tích tự nhiên 6.025 km², bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Phú Yên, tây giáp tỉnh Gia Lai, đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội 1.065 km,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 686 km, cách Thành phố Đà Nẵng 300 km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300 km. Là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với sân bay Phù Cát, việc đi lại giữa Bình Định với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất trên 1 giờ bay. Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốc tế.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây đã làm cho chu kỳ sống của của công nghệ ngày càng bị rút ngắn, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ nếu không muốn tụt hậu. Đặc biệt trong ngành ngân hàng, thị hiếu tiêu dùng thường xuyên thay đổi nên chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ ngày càng rút ngắn. Điều nghịch lý là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển công nghệ là một bài tóan khó cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay đã tạo nhữngđiều kiện rất thuận lợi để Vietinbank có thể tiếp cận được dễ dàng với công nghệ mới hiện đại của thế giới để nâng cao vị thế của mình trên thị trường.