7. Bố cục luận văn
3.5.1. Đối với chính phủ, các cơ quan Nhà nước
3.5.1.1. Đối với Chính phủ, các bộ, ngành
✓ Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác.
✓ Thứ hai, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo
Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và người dân.
✓ Thứ ba, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử
Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các định chế tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch nhằm tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Internet Banking nói riêng.
3.5.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chức năng thực hiện quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và các chức năng của một ngân hàng Trung Ương thì cần:
- Cải cách nâng cao hệ thống quản lý ngân hàng theo hướng hiện đại. - Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và đầu tư các công nghệ hiện đại cho ngành ngân hàng. Đặc biệt là phát triển hệ thống Ngân hànglõi.
- Tích cực tạo các điều kiện thuận lợi cho ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Internet Banking nói riêng có thể phát triển trong các NHTM Việt Nam, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt pháttriển.