Phân tích môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ internet banking của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh KCN phú tài (Trang 71 - 75)

7. Bố cục luận văn

3.2.2. Phân tích môi trường vi mô

3.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Tác nhân từ phía ngân hàng thương mại mới tham gia thị trường có những lợi thế quan trọng như: mở ra những tiềm năng mới, có động cơ ước vọng dành được thị phần, đã tham khảo kinh nghiệm từ những ngân hàng

đang hoạt động, có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường… Như vậy bất kể thực lực của ngân hàng mới là thế nào, thì các ngân hàng hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ, ngoài ra các ngân hàng mới còn có những kế sách và sức mạnh các ngân hàng hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.

Tác nhân là các đối thủ ngân hàng hiện tại. Đây là những mối lo thường trực của các ngân hàng trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong tương lai. Ngoài ra sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnhtranh.

Những năm gần đây, tỉnh Bình Định đã chứng kiến sự phát triển ồ ạt của mạng lưới dịch vụ tài chính ngân hàng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 26 chi nhánh ngân hàng cấp I, bao gồm 8 TCTD nhà nước, 15 TCTD cổ phần, 01 Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, 01 Chi nhánh quỹ tín dụng trung ương; 12 Chi nhánh cấp II, 89 Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và 27 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc các ngân hàng, các TCTD liên tục mở chi nhánh tại Bình Định đã đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn cũng như được hưởng các dịch vụ tài chính tiện ích, hiện đại hơn. Tuy nhiên đến nay, tốc độ phát triển hệ thống mạng lưới, kênh phân phối của Vietinbank Phú Tài chưa thể hiện vị thế của mình, chưa vươn tới được đại đa số khách hàng. Để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng cũng như đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến tận tay khách hàng, Vietinbank Phú Tài cần thấy được ai là đối thủ cạnh tranh của mình, từ đó có chính sách phù hợp. Một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Vietinbank Phú Tài trên thị trường BìnhĐịnh:

✓ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định (NHNNo Bình Định): Điểm mạnh của ngân hàng này chính là hệ thống mạng lưới.

Hiện nay, NHNo có chi nhánh ở tất cả các huyện trong tỉnh Bình Định với trên 30 điểm giao dịch, quy mô huy động vốn và tài trợ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn rất mạnh. NHNNo tỉnh Bình Định với số lượng cán bộ nhân viên đông đảo (trên 300 người) là thế mạnh trong việc triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay tiêu dùng, huy động vốn trong dân cư. Tuy nhiên các dịch vụ ngân hàng điện tử thì khả năng đáp ứng nhu cầu còn hạn chế so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

✓ Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank): Tại Bình Định, Vietcombank có hai Chi nhánh cấp 1, từ lúc được cổ phần hóa, Vietcombank đã thực hiện nhiều chính sách cạnh tranh linh hoạt, đặc biệt là trong lĩnh vực tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng, đây là lợi thế nổi bật của Vietcombank. Tuy nhiên dịch vụ Internet Banking của Vietcombank phát triển còn chậm, số tiền giao dịch qua Internet Banking nhỏ và chưa được sử dụng Token, do đó tính bảo mật và an toàn chưa cao.

✓ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV): Tại Bình Định, BIDV cũng có 2 Chi nhánh cấp 1, được các Ngân hàng thương mại xem là đối thủ cạnh tranh lớn. BIDV chiếm lĩnh thị trường Bình Định với số lượng khách hàng là doanh nghiệp rất lớn, luôn dẫn đầu chỉ tiêu lợi nhuận trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn. Các công trình xây dựng, dự án lớn đều được BIDV Bình Định tài trợ do họ có đội ngũ CBNV đủ trình độ, kinh nghiệm, có thể tư vấn cho khách hàng, đó chính là thế mạnh của ngân hàng này. Đối với lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, trong giai đoạn gần đây, BIDV đã triển khai nhiều chương trình tài trợ, quảng cáo trên truyền hình địa phương để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng.

✓ Ngân hàng TMCP Á Châu Bình Định (ACB): ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, ACB luôn có những cách

điều hành, quản lý, thường xuyên đưa ra những chính sách mới nhằm thu hút khách hàng, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng động có khả năng tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại. Hoạt động dịchvụ. Ngân hàng điện tử đang được Ngân hàng này triển khai một các quyết liệt và có hệ thống, thu hút đông đảo lượng khách hàng đến với Ngân hàng này.

3.2.2.2. Khách hàng

Khách hàng của dịch vụ internet banking là những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thanh toán giao dịch, gửi tiền, chiết khấu, vay vốn, ủy thác, trao đổi ngoại tệ … nhưng không đến trụ sở của Ngân hàng mà giao dịch được thực hiện tại nơi mà khách mong muốn với các điều kiện như: khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng, có điện thoại hoặc máy vi tính có kết nối mạng internet.

Khách hàng họ thích sự tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn và với một mức phí thấp nhất khi thực hiện giao dịch. Khách hàng sử dụng dịch vụ internet banking thường tập trung vào người có tuổi đời trẻ, là công nhân viên văn phòng, có thu nhập ổn định.

3.2.2.3. Sản phẩm thay thế

Sự xuất hiện của dịch vụ mới, sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian đe dọa lợi thế của các ngân hàng thương mại khi cung cấp các dịch vụ tài chính mới cũng như các dịch vụ truyền thống vốn vẫn do các ngân hàng thương mại đảm nhiệm. Các trung gian này cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho người mua sản phẩm có cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị trường ngân hàng mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của ngân hàng, thị phần suy giảm. Ngày nay, người ta cho rằng, khi các ngân hàng thương mại mạnh lên nhờ sự rèn luyện trong cạnh tranh, thì hệ thống ngân hàng thương mại sẽ mạnh hơn và có sức đàn hồi tốt hơn sau các cú sốc của nền kinh tế.

3.3. Phân tích thị trường

Phân tích thị trường là cơ sở để Ngân hàng đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu, giúp Ngân hàng xác định được những cơ hội to lớn của thị trường, xác định được sản phẩm nào là phù hợp với thị trường mục tiêu, từ đó có thể điều chỉnh giá cả, nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức mạng lưới phân phối, quảng cáo và chăm sóc khách hàng nhằm đạt được thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ internet banking của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh KCN phú tài (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)