7. Kết cấu của luận văn
1.4. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.4.1. Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB nhằm giúp hoạt động của đơn vị nói chung và các bộ phận nghiệp vụ nói riêng. Bộ phận nghiệp vụ tự kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ. Kiểm tra các hoạt động nội bộ của đơn vị được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Tài chính... Tạo ý thức chấp hành thường xuyên chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong công việc của mỗi CBCC. Từ đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC, hạn chế những rủi ro trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Hệ thống KSNB đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai sót, tồn tại trong hoạt động nghiệp vụ của từng cán bộ, từng bộ phận nghiệp vụ để từ đó có biện pháp khắc phục hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
1.4.2. Nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong thực tế không có hệ thống KSNB nào hoàn hảo, đảm bảo không có gian lận hay sai sót sảy ra. Một hệ thống KSNB tốt chỉ nhằm hạn chế tối đa những sai phạm mà thôi, những hạn chế vốn có của hệ thống KSNB xuất phát từ những nguyên nhân sau:
34
những tổn thất do sai phạm và do gian lận gây ra.
- Những hạn chế xuất phát từ bản thân con người như sự hạn chế về nhận thức và tiếp thu khi đọc các văn bản, chế độ, sự bất cẩn vô ý, đánh giá hay ước lượng sai, do thiếu thận trọng, sự sao lãng, sai lầm trong xét đoán hoặc hiểu sai sự chỉ đạo của cấp trên hoặc báo cáo của cấp dưới.
- Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhắm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ ít phát sinh nên những sai phạm trong các trường hợp này thường bỏ qua không kiểm soát được.
- Khả năng đánh lừa, lẫn tránh của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các bộ phận bên ngoài đơn vị. Một số cá nhân có trách nhiệm lạm dụng quyền hạn của mình nhằm phục vụ cho những lợi ích riêng của bản thân.
- Trong thực tế có nhiều dạng sai phạm mà hệ thống kiểm soát không dự kiến được.
- Các thủ tục kiểm soát không phù hợp với điều kiện kinh tế thay đổi.
Tóm lại, hệ thống KSNB cung cấp sự đảm bảo hợp lý chứ không phải bảo đảm tuyệt đối các mục tiêu được thực hiện. KSNB chỉ có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai sót, gian lận nhưng không thể đảm bảo là chúng không xảy ra. Vì vậy một hệ thống KSNB hữu hiệu đến đâu cũng đều tồn tại những rủi ro nhất định. Vấn đề là người quản lý đã nhận biết, đánh giá và giới hạn chúng trong mức độ chấp nhận được.
35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã trình bày khái quát về hệ thống KSNB. Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống KSNB. Báo cáo COSO ra đời tạo nền tảng lý luận cơ bản về KSNB, trên cơ sở đó tổ chức INTOSAI đã trình bày vấn đề đặc thù của KSNB trong khu vực công. Dựa theo COSO năm 1992, INTOSAI đưa ra năm yếu tố cấu thành hệ thống KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Đồng thời tác giả nghiên cứu đưa ra những lý luận về các bộ phận cấu thành khu vực công, những ưu và nhược điểm đang tồn tại trong hệ thống KSNB.
Từ những cơ sở lý thuyết đó tác giả dùng làm nền tảng, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng KSNB tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định.
36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BÌNH ĐỊNH TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1.1. Khái quát chung lịch sử hình thành và phát triển của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định thị trường tỉnh Bình Định
Lực lượng Quản lý thị trường là công cụ của Nhà nước Việt Nam trong kiểm tra, kiểm soát giữ thị trường nội địa ổn định, cạnh tranh thương mại theo hành lang pháp luật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày 11/5/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký Quyết định số 1073/QĐ- UBND về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường. Đến ngày 25/01/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký Quyết định số 238/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương thay thế Quyết định số 1073/QĐ-UBND.
Để lực lượng Quản lý thị trường đủ quyền hạn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, theo Pháp lệnh số 11/2016/UBTVQH13 ngày 08/3/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quản lý thị trường (có hiệu lực ngày 01/9/2016) và Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương (có hiệu lực ngày 12/10/2018), lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức từ “Chi cục Quản lý thị trường” thành “Cục Quản lý thị trường”. Như vậy, Cục QLTT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục QLTT ở Trung ương theo hướng tập trung, hiện đại.
Thi hành Quyết định số 3710/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; từ ngày 12/10/2018, Cục QLTT tỉnh Bình Định (sau đây gọi tắt là Cục) là tổ chức trực thuộc Tổng cục QLTT, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở Chi cục QLTT tỉnh Bình Định
37
theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục QLTT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính, Cục quản lý thị trường tỉnh Bình Định, 2019)
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định trường tỉnh Bình Định
2.1.2.1. Vị trí và chức năng
Cục có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Định; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Cục có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và là đơn vị dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật; được mở các tài khoản giao dịch, tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước; được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH PHÒNG NGHIỆP VỤ – TỔNG HỢP PHÒNG THANH TRA – PHÁP CHẾ PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC TRƯỞNG ĐỘI QLTT SỐ 1 ĐỘI QLTT SỐ 2 ĐỘI QLTT SỐ 3 ĐỘI QLTT SỐ 4 ĐỘI QLTT SỐ 5 ĐỘI QLTT SỐ 6 ĐỘI QLTT SỐ 7 ĐỘI QLTT SỐ 8
38
Cục có trụ sở chính tại tỉnh Bình Định.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Tham mưu đối với cấp có thẩm quyền về công tác QLTT: Xây dựng và trình Tổng cục trưởng kế hoạch, chủ trương, biện pháp, dự án cần thiết để thực hiện chính sách về tổ chức và hoạt động của lực lượng QLTT thuộc địa bàn quản lý; Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng QLTT; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác QLTT trên địa bàn được phân công; Theo dõi, tổng hợp, dự báo diễn biến tình hình thị trường, đối tượng, quy luật, phương thức, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn phụ trách; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Phối hợp với Vụ Thanh tra – Kiểm tra xây dựng, trình Tổng cục trưởng phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ; xây dựng các kế hoạch kiểm tra chuyên đề trên địa bàn phụ trách theo quy định.
Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường; kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn được phân công theo quy định pháp luật; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật; Triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, kế hoạch kiểm tra chuyên đề theo quy định; Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Đội QLTT trực thuộc trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên tị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn phụ trách.
39
Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng QLTT trên địa bàn được phân công.
Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng QLTT địa phương. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Phối hợp với Văn phòng Tổng cục thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục. Quản lý công chức, người lao động (nếu có) và tài chính, tài sản được cấp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp. Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại trong tổ chức và hoạt động Cục. Tham gia các Ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành, đoàn kiểm tra liên ngành do địa phương hoặc cấp có thẩm quyền thành lập.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định
2.1.3.1. Lãnh đạo Cục
Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng:
- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục
- Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
2.1.3.2. Các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ
Phòng có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (nếu có):
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
- Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
40
a. Phòng Tổ chức – Hành chính:
Phòng Tổ chức – Hành chính là đơn vị trực thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Định có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng về công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, biên chế, lao động tiền lương, bảo vệ chính trị nội bộ của Cục; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, tài chính, kế toán; công tác cải cách hành chính; công tác thi đua khen thưởng; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế theo quy định và phân cấp của Tổng cục QLTT; quản lý tài chính, tài sản của Cục và tổng hợp chương trình kế hoạch làm việc của Cục.
b. Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp:
Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp là đơn vị trực thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Định, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Định; tổng hợp, báo cáo kết quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính của Cục theo quy định.
c. Phòng Thanh tra – Pháp chế:
Phòng Thanh tra – Pháp chế là đơn vị trực thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Định, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành; thực hiện kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của các Đội; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thực thi công vụ của lực lượng QLTT tỉnh Bình Định; tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước; giúp Cục trưởng thực hiện quản lý Nhà nước bằng chính sách và pháp luật trong lĩnh vực QLTT và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định.
2.1.3.3. Các Đội QLTT cấp huyện
a. Vị trí, chức năng:
41
tỉnh Bình Định, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở các Đội trực thuộc Chi cục QLTT tỉnh Bình Định theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục QLTT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đội có chức năng giúp Cục trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn quản lý và lĩnh vực được giao.
Đội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; được mở các tài khoản giao dịch, tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước; được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Thực hiện công tác quản lý địa bàn, lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; thu thập thông tin về diễn biến tình hình thị trường, đối tượng,