7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Đối với ngành Quản lý thị trường
Cần ban hành quy định KSNB bằng văn bản cụ thể nhằm tập trung nguồn lực hiện có để thực hiện các mục tiêu ngăn ngừa những gian lận, sai sót, bảo quản tài sản, tang vật, phương tiện và nâng cao hiệu quả công việc. Sau đó tiến tới việc xây dựng sổ tay hệ thống KSNB để mọi người trong đơn vị đều hiểu rõ mục tiêu và công việc KSNB khi thực hiện công việc hàng ngày.
Nâng cao các yếu tố trong môi trường kiểm soát như công tác công khai những quy định về đạo đức nghề nghiệp; tuyển dụng đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, đạo đức để thực hiện công việc một cách hợp lý, nhanh chóng, kịp thời; chú trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong phân công nhiệm vụ nhằm ngăn ngừa gian lận sai sót; quy định cụ thể quy trình tự kiểm tra đối chiếu lẫn nhau; lập ra bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập.
Nâng cao công tác đánh giá rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống nhận diện rủi ro và tiến hành công tác đánh giá rủi ro thường xuyên để ngăn ngừa rủi ro một cách kịp thời.
Tăng cường trang thiết bị máy tính và phần mềm quản lý để nâng cao thông tin và truyền thông trong cơ quan.
Nâng cao công tác giám sát trong cơ quan. Chú trọng việc tham khảo nguồn thông tin từ bên ngoài thông qua việc lấy ý kiến bằng nhiều hình thức.
Các cơ quan có thể xem xét sự hỗ trợ từ các công ty hoặc tổ chức tư vấn độc lập trong việc hoàn thiện hệ thống KSNB. Cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo về KSNB.
96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết hợp với cơ sở lý luận nền tảng về hệ thống KSNB nói chung và thực trạng nghiên cứu tại Cục QLTT tỉnh Bình Định nói riêng, mục đích chính của Chương này là đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện năm bộ phận của hệ thống KSNB tại Cục QLTT tỉnh Bình Định. Đó là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và công tác giám sát. Mong rằng những giải pháp đề xuất trên sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng hệ thống KSNB tại Cục QLTT tỉnh Bình Định trong tương lai.
97
KẾT LUẬN CHUNG
Ngân sách Nhà nước luôn được xem là nguồn tài chính quan trọng cho cả quá trình vận hành và hoạt động của Nhà nước. Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách kiểm soát phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động nền kinh tế có hiệu quả. Hệ thống KSNB luôn được xem là công cụ kiểm soát hữu hiệu, nhằm hạn chế những rủi ro. Do đó, hệ thống KSNB không thể tách rời với sự phát triển của nền kinh tế.
KSNB là giải pháp giúp các đơn vị phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong quản lý. KSNB cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cho cơ quan hành chính sự nghiệp. KSNB là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách, quy trình được thiết lập.
Trên cơ sở lý luận về hệ thống KSNB trong khu vực công, luận văn đã đi sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Cục QLTT tỉnh Bình Định. Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ hiểu biết và kiến thức có hạn nên luận văn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong được Quý Thầy Cô góp ý để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này và bổ sung những kiến thức còn thiếu sót.
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp.
[2] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 ban hành hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.
[3] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
[4] Chi cục Quản lý thị trường Bình Định (2017) (2018), Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2017, Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018.
[5] Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định (2019), Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2019.
[6] Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016), “ Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan hành chính”, Tạp chí tài chính kỳ I, số tháng 8/2016.
[7] Võ Thị Thu Hà (2017), Nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[8] Nguyễn Xuân Hạnh (2017), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Bình Định, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[9] Dương Tuấn Linh (2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Quy Nhơn, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[10] Nguyễn Tấn Bình Minh (2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Định, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
99
nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
[12] Võ Thị Thanh Nhàn (2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Quy Nhơn, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[13] Lê Thị Minh Thảo (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách tại Sở Tài chính Phú Yên", Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[14] Đỗ Thị Thoa (2016), “Hệ thống kiểm soát nội bộ Kho bạc Nhà nước một số quốc gia trên thế giới với kiểm soát hoạt động thu, chi Ngân sách Nhà nước và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[15] Phạm Huyền Trang (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại kho bạc nhà nước trên địa bàn TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[16] Abdulkadir, H. S. (2014), Challenges of implementing internal control systems in Non-Governmental Organizations (NGO) in Kenya: A case of Faith-Based Organizations (FBO) in Coast Region, IOSR Journal of Business and Management (IOSR-JBM), 16(3), 57-62.
[17] Afiah N.N & Azwari P.C (2015), The Effect of the Implementation of Government and its impact on the Principles of Good Governance: A Research in District, City, and Provincial Government in South Sumatera.
Procedia – Social and Behaviour Sciences, 211: p.811 – 818.
[18] Babatunde, Shakirat Adepeju, Stakeholders perception on the effectiveness of internal control system on financial accountability in the Nigerian public sector, International Journal of Business and Management Invention ISSN (Online): 2319 – 8028, ISSN (Print): 2319 – 801X www.ijbmi.org Volume 2 Issue 1, January. 2013, PP.16-33
100
System on the Internal Audit Effectiveness at Local Government Level. Journal of Social and Development Sciences, 4:pp16-23, ISSN: 2221 – 1152
[20] Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (1992)
Internal control – Intergrated Framework, Evaluation Tools.
[21] Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (1992)
Internal control – Intergrated Framework, Including Excutive Summary.
[22] International Organization of Supreme Audit Institutions (2004), Guidelines for Internal Control Standards for the Public Sector.
[23] Joseph O.N. & Albert O. & Byaruhanga P.J. (2015), Effect of Internal Control on Fraud Dection and Prevention on District Treasuries of Kakamega County.
International Journal of Business and Management Invention, 4 Issue 1, ISSN: 2319 – 8028.
[24] Mohamed, M. M. (2018), Internal control system and financial management in selected local Non-Government Organizations in Mogadishu, Somalia. Doctoral dissertation, Kampala International University, College Of Economics And Management.
[25] Mongkolsamai, Varipin, Ussahawanitchakit, Phapruke (2012), Impacts Of Internal Control Strategy On Efficiency Operation Of Organization Of Thai Listed Firm. International Journal of Business Strategy; Sep 2012, Vol. 12 Issue 3, p22.
[26] Morim, A. C. V. P., Inácio, H., & Vieira, E. (2018), Internal Control in a Public Hospital: The Case of Financial Services Expenditure Department. In Handbook of Research on Modernization and Accountability in Public Sector Management (pp. 77-102). IGI Global.
[27] Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014), Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis management in the Nigerian Public Sector. Procedia – Social and Behavioral Sciences 164 (2014) 208 – 221.
101
[28] Nguyễn Thị Kim Anh (2018), Bàn về kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp, Địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao- doi/trao-doi-binh-luan/ban-ve-kiem-soat-noi-bo-va-hieu-qua-hoat-dong-cua- cac-doanh-nghiep-138421.html, [truy cập ngày 30/5/2019].
[29] Mai Đức Nghĩa (2012), Giới thiệu Báo cáo COSO 1992 (phần 1), Địa chỉ: http://accounting-forum.blogspot.com/2012/10/gioi-thieu-bao-cao-coso-1992- phan-1.html, [truy cập ngày 30/5/2019].
[30] Nguyễn Hoàng Phương Thanh (2017), Kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 và mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, Địa chỉ: http://vaa.net.vn/Tin-tuc/Tin-chi-tiet/newsid/4157/Kiem-soat-noi-bo-theo- COSO-2013-va-moi-quan-he-voi-hieu-qua-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep-- Internal-control-under-COSO-2013-and-its-relationship-with-business-
PHỤ LỤC
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Danh sách cán bộ công chức của Cục QLTT tỉnh Bình Định được khảo sát
Phụ lục 2 Mẫu phiếu khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại Cục QLTT tỉnh Bình Định
Phụ lục 3
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường
Phụ lục 4
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA CỤC QLTT TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐƯỢC KHẢO SÁT
STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1 Trần Đức Tiến Cục trưởng Lãnh đạo Cục 2 Nguyễn Thế Vinh Phó Cục trưởng Lãnh đạo Cục 3 Hà Lê Hoàng Phó Cục trưởng Lãnh đạo Cục
4 Trần Văn Hải Trưởng phòng Phòng Thanh tra – Pháp chế 5 Huỳnh Hữu Thái Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp 6 Dương Thị Hồng Hiếu Trưởng phòng Phòng Tổ chức – Hành chính 7 Lê Thanh Thủy Phó Trưởng phòng Phòng Tổ chức – Hành chính 8 Đoàn Quang Khanh Phó Trưởng phòng Phòng Thanh tra – Pháp chế 9 Phạm Thị Thu Hiền Phó Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp 10 Nguyễn Tấn Sự Kiểm soát viên Phòng Thanh tra – Pháp chế 11 Lê Xuân Dương Kiểm soát viên Phòng Thanh tra – Pháp chế 12 Đặng Thị Bích Toàn Chuyên viên Phòng Thanh tra – Pháp chế 13 Vũ Anh Nam Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp 14 Nguyễn Thị Phương Thảo Kiểm soát viên Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp 15 Phan Thị Đức Thoại Kiểm soát viên Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp 16 Lê Đặng Tố Như Chuyên viên Phòng Tổ chức – Hành chính 17 Huỳnh Văn Trường Kiểm soát viên Phòng Tổ chức – Hành chính 18 Vũ Thị Thu Hương Kiểm soát viên Phòng Tổ chức – Hành chính 19 Trương Duy Chương Đội trưởng Đội QLTT số 1
20 Trần Hạnh Phúc Phó Đội trưởng Đội QLTT số 1 21 Nguyễn Văn Huấn Kiểm soát viên Đội QLTT số 1 22 Đinh Minh Tiến Kiểm soát viên Đội QLTT số 1 23 Huỳnh Đồng Nam Kiểm soát viên Đội QLTT số 1 24 Phạm Văn Hồng Đội trưởng Đội QLTT số 2 25 Lâm Tiến Dũng Kiểm soát viên Đội QLTT số 2 26 Nguyễn Văn Danh Phó Đội trưởng Đội QLTT số 3 27 Nguyễn Thị Việt Kiều Phó Đội trưởng Đội QLTT số 3 28 Nguyễn Thị Kiều Oanh Kiểm soát viên Đội QLTT số 3 29 Nguyễn Trí Dũng Kiểm soát viên Đội QLTT số 3 30 Nguyễn Văn Tú Đội trưởng Đội QLTT số 4 31 Đặng Thị Lệ Vân Phó Đội trưởng Đội QLTT số 4 32 Nguyễn Đức Toại Kiểm soát viên Đội QLTT số 4 33 Mai Thị Mộng Thường Kiểm soát viên Đội QLTT số 4 34 Nguyễn Vũ Bi Đội trưởng Đội QLTT số 5 35 Nguyễn Văn Tài Phó Đội trưởng Đội QLTT số 5 36 Huỳnh Thị Thu Thủy Phó Đội trưởng Đội QLTT số 5 37 Ngô Đức Chiến Kiểm soát viên Đội QLTT số 5 38 Lê Quang Liên Đội trưởng Đội QLTT số 6 39 Lê Quốc Vương Phó Đội trưởng Đội QLTT số 6 40 Lê Thị Bông Kiểm soát viên Đội QLTT số 6
41 Lê Hoàng Thiên Đội trưởng Đội QLTT số 7 42 Lê Văn Hiệu Phó Đội trưởng Đội QLTT số 7 43 Phan Thị Hồng Vân Kiểm soát viên Đội QLTT số 7 44 Phan Hoàng Dũng Kiểm soát viên Đội QLTT số 7 45 Lê Đình Tân Kiểm soát viên Đội QLTT số 7 46 Nguyễn Thế Khả Đội trưởng Đội QLTT số 8 47 Võ Thị Thùy Dung Phó Đội trưởng Đội QLTT số 8 48 Lê Thanh Phương Kiểm soát viên Đội QLTT số 8 49 Phan Thị Thùy Dung Kiểm soát viên Đội QLTT số 8 50 Vũ Thành Luân Kiểm soát viên Đội QLTT số 8
PHỤ LỤC 2
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
Kính chào các anh, chị!
Tôi tên là Trần Phú đang thực hiện nghiên cứu về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Cục QLTT tỉnh Bình Định và đề ra các giải pháp hoàn thiện. Vì vậy, tôi mong muốn các anh, chị phối hợp dành một ít thời gian để tham gia trả lời câu hỏi của Mẫu phiếu khảo sát. Thông tin các anh, chị cung cấp có ý nghĩa quyết định đối với nghiên cứu này. Tôi mong nhận được sự hợp tác chân tình của các anh, chị.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của các anh/chị vào bảng trả lời câu hỏi này. Mọi thông tin các anh, chị cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối và không sử dụng cho mục đích nào khác ngoài mục đích nêu trên.
Phần 1: Thông tin cá nhân
Họ và tên: ... Số điện thoại: ... Ngày khảo sát: ... Chức vụ - Đơn vị công tác: ... Thời gian công tác: ...
Phần 2: Khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục QLTT tỉnh Bình Định
Tất cả các phát biểu dưới đây đề cập tới các vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị Cục QLTT tỉnh Bình Định, sau khi chọn bảng tương ứng dành cho chức vụ hiện tại của từng cá nhân, xin các anh, chị vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô đồng ý hay không đồng ý với mỗi phát biểu sau đây:
A. Khảo sát dành cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo: ST
T
Nội dung câu hỏi Trả lời Có Không I Sự liêm chính và giá trị đạo đức
1 Cơ quan có xây dựng các quy định về đạo đức công việc, phân biệt về hành vi nào là vi phạm, hành vi nào là khuyến khích, cho phép không?
2 Cơ quan có ban hành những quy định về đạo đức nghề nghiệp không?
3 Cơ quan có rà soát nhằm xác định xem có tồn tại những áp lực hay cơ hội để nhân viên trong cơ quan phải hành xử trái quy định không?
4 Cơ quan có công khai quy định về đạo đức nghề nghiệp cho mọi người trong cơ quan và ngoài không?
II Năng lực nhân viên
1 Cơ quan có ban hành quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ từng vị trí không?
2 Cơ quan của Anh/Chị có ban hành văn bản quy định chế độ thưởng, phạt với các cá nhân, bộ phận hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ đề ra không?
3 Cơ quan có xây dựng “Bảng mô tả công việc” tương ứng với từng vị trí công việc của từng cá nhân không?
4 Cơ quan có tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn không?
III Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo
1 Hàng năm, Ban lãnh đạo và cán bộ chủ chốt trong cơ quan có cùng nhau bàn bạc mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra không?
2 Hàng năm Ban lãnh đạo có bàn bạc định hướng và giải pháp để ngăn ngừa những gian lận, sai sót trong cơ quan không? 3 Lãnh đạo cơ quan có thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực
tiếp với nhân viên không?
4 Lãnh đạo có lắng nghe các ý kiến kể cả ý kiến trái chiều của nhân viên cấp dưới một cách cầu thị không?
IV Cơ cấu tổ chức
1 Hàng năm cơ quan có xây dựng sơ đồ tổ chức không? Sơ đồ đó có đặt ở chỗ trang trọng để mọi người dễ dàng tìm hiểu