Trữ tình về con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 26 - 34)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Trữ tình về con người

Cũng như hội họa, âm nhạc hay điêu khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đương nhiên, đối tượng của văn học là con người – con người trong vô vàn những mối quan hệ xã hội khác nhau. Dù văn học có miêu tả thế giới bên ngoài như thiên nhiên, lịch sử, chiến tranh, hòa bình... thì văn học cũng chỉ chú ý tới quan hệ của chúng đối với con người bởi “văn học là nhân học” (Macxim Gorki). Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú của nó.

Trong tác phẩm trữ tình, ta dễ dàng nhận thấy cảm xúc, suy tư... của nhà thơ được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu cho mỗi tác phẩm. Nhà thơ có thể biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của mình. Đây là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của tác phẩm trữ tình. Đến với những trang thơ thấm đầy chất đời, chất hiện thực của Nguyễn Duy, ta có thể bắt gặp hình ảnh của những con người bình dị, chân chất, mộc mạc ở mọi miền trên đất nước. Đặc biệt, Nguyễn Duy đem tình cảm của mình gửi gắm vào những trang thơ để gửi tặng tới những con người nhà thơ yêu thương nhất như người bà, người mẹ, người cha, người vợ… Lê Thị Thanh Đạm nhận xét: “Họ là những con người nhọc nhằn, vất vả, gian lao suốt cả cuộc đời nhưng sống giản dị mộc

mạc vô tư, tự nhiên như lẽ của đất trời” [8, tr.82-83]. Trong chúng ta, ai sinh

ra mà chẳng có ông, bà, cha, mẹ…đó là những người ta yêu thương nhất và quan tâm đến ta vô điều kiện nhất. Nhớ lại những năm tháng tuổi thơ tuy thiếu thốn nhưng ông luôn được sống trong tình yêu bao la, sự bao bọc chở che của bà, cha, mẹ… Nguyễn Duy đã viết về những người thân của mình với tất cả sự biết ơn, trân trọng nhất.

Trong “Đò Lèn”, hình ảnh người bà xuất hiện trong dòng kí ức của người cháu, Trịnh Thanh Sơn cho là “những thước phim quay chậm” về nỗi gian truân của người bà, khiến độc giả “chỉ đọc thôi đã muốn trào nước mắt” [47, tr.14]. Cậu bé còn quá bé bỏng, quá ngây thơ nên không thấy được cuộc sống bộn bề, lo toan của người bà, còn người bà thì bao dung chấp nhận hết cực khổ để là chỗ dựa tinh thần cho đứa cháu của mình. Đó chính là tấm lòng bao dung không bến, không bờ của người bà:

Thuở nhỏ ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

(Đò Lèn)

Nhà thơ như đang hoài niệm về tuổi thơ đẹp đẽ, ngây ngô bên bà của mình. Có lẽ, chỉ có những đứa trẻ sinh ra và gắn bó với những vùng quê nghèo khó mới thấy hết cái hay của những trò chơi như: câu cá, bắt chim... Kí ức về thuở ấu thơ bỗng hiện lên đầy ấn tượng, sống động với hình ảnh níu váy bà với thú vui như câu cá, bắt chim sẻ, hái trộm nhãn hay mùi hương của huệ trắng, khói trầm bỗng thoang thoảng như một nỗi ám ảnh. Hình ảnh của người bà hiện lên trong tâm trí nhà thơ chưa có phút giây nào ngơi nghỉ. Cả một đời bà dành trọn thời gian của mình để chăm con, chăm cháu. Bà nhận hết cực nhọc về mình để lo cho con cháu từng miếng ăn giấc ngủ, không phải chịu cái đói, cái rét. Bà có sá chi những công việc cực nhọc hay lam lũ như “mò cua xúc tép”,

“gánh chè xanh”. Nguyễn Duy với những cảm xúc chân thật nhất của mình lại

khiến ta nhớ đến người bà tảo tần cùng bếp lửa sưởi ấm tuổi thơ của Bằng Việt:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Cháu thương

bà biết mấy nắng mưa (Bếp lửa).

Trong “Xó bếp”, nhà thơ nhớ lại ngày thơ bên bà, ngày nhà thơ còn là một cậu bé vô âu vô lo. Hình ảnh của bà và mẹ luôn luôn xuất hiện trong tâm trí nhà thơ khiến ông suy nghĩ, trăn trở - những người đã cho nhà thơ hình hài này, sức vóc này:

Nơi ấy

nhá nhem giữa quên và nhớ đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ mây chiều hôm gáng gạo đưa ta tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ

Đọc thơ Nguyễn Duy, ta thấy đâu đó trong đời sống có biết bao người bà, người mẹ như người bà, người mẹ của nhà thơ. Họ là những phẩm chất tốt đẹp có từ ngàn đời nay của người phụ nữ Việt Nam luôn hi sinh bản thân, nhận hết mệt nhọc, cơ cực về mình. Hình ảnh bà và mẹ hiện lên với sự tất tưởi gánh gạo, gánh mọi lo toan trên đôi vai gầy guộc.

Bên cạnh đó, nhà thơ còn dành khá nhiều trang thơ để tặng người cha của mình. Ông không dám quên những vất vả nhọc nhằn của cha: “suốt đời thồ

nặng/ trĩu cả hai vai, việc nước việc nhà” (Cầu Bố). Người cha qua ngòi bút

của nhà thơ là con người dân dã, đời thường:

Cha tôi mải mê lang bạt kỳ hồ xây rồi bán nếp nhà không văn tự phủi tay về đẩy xe thồ

ngán ngẩm những con đường mệt lử

(Dòng sông Mạ)

Cha của nhà thơ cũng như bao người yêu nước khác, ông hi sinh cả tuổi trẻ để bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Tài sản của ông chỉ có ngôi nhà “không văn tự” và lũ con nheo nhóc. Khi về già ông “chấp nhận” công việc đẩy xe thồ để nuôi lớn đàn con thơ.

Nhà thơ vô cùng tự hào về người cha, về ngôi nhà của mình - đơn sơ mà bình yên đến lạ:

Nhà tôi đó không cổng và không cửa ai ghé qua cứ việc hút thuốc lào cha tôi trổ rất nhiều cửa sổ gió nồm nam thỏa mái ra vào

(Cầu Bố)

Nhà là nơi cả tuổi thơ nhà thơ được yêu thương, nô đùa, sum vầy, hạnh phúc bên những người thân của mình. Dù cuộc sống có thiếu thốn

nhưng đó là nơi “thỏa mái” nhất, bình yên nhất; là nơi mà khi đi đâu xa, người ta ai cũng muốn quay trở về và có lẽ đó là nơi duy nhất để ta trở về.

Trong con người Nguyễn Duy luôn có sự ân hận nén chặt trong lòng đứa mải mê “đimơ mộng trên trời”, bài thơ Về làng là nỗi đau, niềm thương cảm về cha:

Cha ta cầm cuốc trên tay nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa

Nhà thơ thấy mình có lỗi khi không bên gia đình mình lúc khó khăn nhất, để cha, để lũ em cơ cực, còn mình “tự do” theo đuổi niềm đam mê riêng: Lũ em ta vác cuốc cào/ giục nhau bước thấp bước cao ra đồng/ mồ hôi đã chảy ròng ròng/ máu và nước mắt sao không nói gì. Sau chiến tranh, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn phải đối diện, đời sống của dân ta còn lắm vất vả. Tuy nhiên, gia đình nhà thơ vẫn điềm nhiên bước qua mọi gian khó đó. Đặc biệt là cha nhà thơ, dù cho hiện thực có bức bối, cùng cực như thế nào thì ông vẫn sống vô tư với cách ứng xử : “Không răng … cha vẫn cười khì”. Và có lẽ đến khi mái tóc đổi màu, nhà thơ mới cảm nhận hết tấm lòng bao la của người cha: “Bốn mươi tuổi con vẫn còn con nít/ bảy mươi rồi con sẽ hiểu lòng cha” (Với cha).

Nếu Tố Hữu đã dựng nên những tượng đài sừng sững về mẹ Suốt, mẹ Tơm mang đậm chất sử thi thì ở Nguyễn Duy chân dung những người mẹ lại hết sức bình dị, đời thường. Những bài thơ của ông thường có âm điệu của những lời ru, những lời tâm tình, những lời vỗ về, những lời an ủi… Nhà thơ đã hết sức tinh tế khi khắc họa hình ảnh người mẹ với bao cảm xúc chân thành làm cho người đọc xúc động và bỗng nhớ về người mẹ tuyệt vời của mình:

Nhìn về quê mẹ xa xăm

lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

miệng nhai cơm bún lưỡi lừa cá xương

( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa )

Ta cảm nhận được số phận của người phụ nữ trong câu thơ, mặc dù ta chưa thể hình dung cụ thể về nỗi khổ của mẹ nhưng cái hồn của câu thơ đã đưa ta nhập vào hồn ca dao xưa để cảm nhận, cảm thông với nỗi khổ của mẹ, của kiếp người thuở đó. Nhớ đến mẹ là nhớ đến lời ru ầu ơ ngọt ngào của mẹ. Lời ru ấy vẫn còn theo ta đi suốt cuộc đời nhưng ta đi sao hết được tình sâu, ý cao của lời ru của mẹ:

Cái cò …sung chát… đào chua câu ca mẹ hát, gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Những lam lũ, thiếu thốn của cuộc sống đời thường đã khắc sâu trong kí ức nhà thơ, bên cạnh hình ảnh người bà hôm sớm tần tảo là hình ảnh mẹ với bao nhọc nhằn đời sống thường nhật. Xuất hiện trong mỗi góc bếp – nơi giữ lửa cho mỗi gia đình là hình ảnh của mẹ luôn tay luôn chân với công việc. Nếu người mẹ của Hoàng Đình Quang là người mẹ của đất nước, của dân tộc: “Mẹ hiểu đất nước bằng những ngày cha đi biền biệt/ Bằng nỗi ngóng

trông đằng đẳng chín năm trường” (Ngôi nhà của mẹ) thì người mẹ trong

thơ Nguyễn Duy là người mẹ của gia đình: Nơi ấy/ mẹ ta nhễ nhại mồ hôi/ đàn con lóc nhóc khóc cười/ tuổi ta xanh như tàu rau tươi/ buổi nhá nhem len

lén mò cơm nguội/ bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem (Xó bếp). Mẹ giữ

cơ cực một đời chẳng phút nào thảnh thơi: Mẹ ta vo gạo thổi cơm/ ba ông táo sứt lửa rơm khói mù/ nhà ta xay lúa ù ù/ vẫn chày cối thậm thịch như ngày

nào (Về làng). Mẹ hy sinh thầm lặng cả một đời mình:

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Mẹ là người phụ nữ đảm đang, hy sinh một đời vì chồng vì con. Mẹ

không có niềm vui cho riêng mình. Mẹ không có yếm đào, không có nón quai thao như bao người phụ nữ khác, quanh năm mẹ chỉ biết gắn bó với ruộng đồng với các con thơ.

Trong văn học dân gian, cánh cò, cánh vạc, con trâu, cái cày như là biểu tượng của những mảnh đời lam lũ, Nguyễn Duy mượn những hình ảnh trên để nói về chính ông, bà, cha, mẹ mình bằng cả tấm lòng yêu thương nhất :

bà và mẹ hóa cánh cò cánh vạc ông và cha man mác kiếp trâu cày

(Về đồng)

Ông viết về những vất vả nhọc nhằn của quê hương mình, người thân mình như nó vốn tồn tại bao đời nay trong cuộc sống người nông dân, như những cánh cò cánh vạc hay khiếp trâu cày. Ta cảm nhận được tình yêu dào dạt của nhà thơ chất chứa trong mỗi câu thơ.

Trong thơ ca hiện đại Việt Nam, những bài thơ viết về người chồng khá nhiều, tuy nhiên thơ yêu vợ và thương vợ có số lượng chưa đáng kể. Cho nên nếu ta đã bắt gặp sự cảm thông sâu sắc, tình thương yêu sâu nặng và sự biết ơn vô cùng đối với vợ trong thơ Trần Tế Xương: Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng/ Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Thương vợ) thì nay ta lại thấy niềm trân

trọng, sự biết ơn đó trong thơ Nguyễn Duy: “Áo mưa vợ giương cánh buồm giữa phố/ chồng với con mấp mé một thuyền đầy/ năm tháng bão giông sang

sông lũ đổ/ một tay em chèo chống ngày ngày”(Nợ nhuận bút). Nhà thơ nhận

ra sự vô tâm của mình, nhiều khi ông mặc nhiên đổ hết trách nhiệm lo toan lên đôi vai người vợ chịu thương chịu khó của mình: Có đồng xu nhỏ rơi ngõ chợ/ em nhặt về nuôi đỡ những ngày con/ hột cơm Thạch Sanh cứ hết lại còn

(Rơi và nhặt). Những câu thơ như sự hối hận của nhà thơ khi mải theo những chân trời lạ để vợ chịu hết thiệt thòi để chiều về ngồi ngẫm lại, nhà thơ bỗng thảng thốt: Không hề có đồng xu nào rơi ngoài ngõ, cũng chẳng hề có hột cơm Thạch Sanh trong đời thực. Đây là cách “nịnh vợ” đầy khôn khéo của nhà thơ làm cho dòng cảm xúc về người vợ thêm phần ý nhị và sâu sắc hơn.

Trong thế giới cảm xúc của mình, Nguyễn Duy không chỉ làm thơ tặng người thân của mình mà ông hướng trái tim mình về những con người nhỏ bé, bình dị, những người tưởng như “xa lạ” mà nhà thơ đã từng gặp trong đời mình: những bà mẹ Việt Nam, cô giáo ở Lạng Sơn, ông già ở Nam Bộ, người ăn mày … Ông viết về họ với tất cả tấm lòng mình. Quả không sai khi nói,

Thơ Nguyễn Duy giàu tình thương” [8, tr.67].

Trong cuộc đời chiến sĩ của mình, Nguyễn Duy đã được bao lần đón nhận những vòng tay yêu thương của những người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là hình ảnh người mẹ đón anh chiến sĩ trong gió đêm với tấm lòng rộng mở trong bài thơ Hơi ấm ổ rơm:

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ béven đồng chiêm

bà mẹ đón tôi trong gió đêm

nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

Trong thời kỳ chiến tranh còn gian khổ, nhà thơ tập trung khắc họa những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị: một hành động, một tính cách, một tâm trạng

của con người. Đó là anh lính thổi kèn với tiếng kèn “đỏ lừ” như “một đạo quân âm thanh” bủa vây kẻ thù: Tôi muốn hát để mọi người cùng nhớ/ về dáng hình bé nhỏ của anh chiến sĩ thổi kèn/ và tiếng kèn đỏ lừ từ mặt đất

cháy đen (Tiếng kèn hiệu trong trận đánh cao điểm X). Đó là vẻ đẹp “như

dạ hương thấp thoáng đêm nào” của một cô giáo ở Lạng Sơn trong những

ngày chống quân bành trướng: Trường sơ tán rồi, cô giáo còn chốt lại/ khẩu súng thép chéo lưng con gái/ ôi tấm lưng kia ngỡ sinh ra để mà mềm mại/ Dáng điệu ấy chốt lại lòng ta mãi/ như dạ hương thoáng gặp một đêm nào

(Dạ hương).

Khi đặt chân đến vùng đất tận cùng của Tổ quốc, nhà thơ bắt đầu rung cảm với cuộc sống sông nước của những người nông dân ở đây. Ông già sông Hậu thể hiện sự hồn hậu của người nông dân Nam Bộ:

Qua ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng ăn hết nhiều ở hết bao nhiêu

ki cóp một thân làm chi cho cực giàu ở lòng còn đẹp ở thịt da...

(Ông già sông Hậu)

Tính cách phóng khoáng và nhân hậu của con người Nam Bộ khó mà lẫn với ai được. Nhà thơ vô cùng ngưỡng mộ cách sống đó của con người nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)