Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 89)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Ngôn ngữ thơ

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, là một bản hòa tấu vang lên từ các loại âm thanh của ngôn ngữ. Vũ Duy Thông cũng đã khẳng định trong“Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975”: “Thơ sở dĩ

không phải là văn xuôi, thơ là thơ bởi cách tổ chức ngôn ngữ của nó” [56;

tr.129]. Điều đó cho thấy ngôn ngữ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ. Nó là vật liệu xây dựng hình tượng thơ, là phương tiện chuyên chở nội dung -

tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Tìm hiểu về ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy, chúng tôi khai thác trên ba đặc điểm chính: Sử dụng thành công biện pháp tu từ từ láy và trùng điệp; ngôn ngữ giàu nhạc điệu và ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, gần gũi đời thường.

3.3.1. Sử dụng thành công biện pháp tu từ từ láy và trùng điệp

Tìm hiểu thơ Nguyễn Duy, Hồ Văn Hải nhận xét: “sáng tạo từ láy mới là

điểm nổi bật nhất” [ 25; tr.6 ] trong sáng tác của Nguyễn Duy. Nhà thơ đã sử

dụng từ láy hết sức mới mẻ và sáng tạo để tạo nên cái riêng cho thơ.

Bảng thống kê tỉ lệ từ láy

Khi nhận xét về ngôn ngữ thơ, Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “Từ láy là

tài sản có giá trị nhất của ngôn ngữ nghệ thuật” [4, tr.82] và khi tìm hiểu thơ

Nguyễn Duy, chúng tôi nhận thấy mật độ từ láy được nhà thơ sử dụng khá cao trong các tập thơ của mình đã chứng tỏ phần nào tài sử dụng ngôn ngữ của ông. Cũng như các nhà thơ khác, khi sử dụng từ láy, Nguyễn Duy đã khai thác triệt để tính chất tượng hình và tượng thanh của loại từ này để thể hiện thái độ, cảm xúc. Nhà thơ tạo ra nhiều từ láy nghe khá “lạ tai” như: lềnh

phềnh, thập thững, xất bất xang bang... để diễn tả thân phận của chúng sinh

đang loay hoay với cuộc sống mưu sinh giữa dòng đời xô đẩy. Trong Tập ru con, nhà thơ dùng từ “lềnh phềnh”, “lênh phênh: “lềnh phềnh thân – phận

chúng sinh/ lênh phênh hồn – xú thần linh tít mù”; hay diễn tả những bước

Tập thơ Tổng số bài thơ Số từ láy Tỉ lệ % từ/ bài Nhà xuất bản Ánh trăng 30 164 5.46 NXB Tác phẩm mới, 1984

Thơ Nguyễn Duy – Quê

nhà ở phía ngôi sao 50 329 6.58

NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2017

chân run rẩy, tất bật và như mô phỏng sự hụt hơi của người bà tuổi già sức yếu phải vất vả trong cuộc mưu sinh, nhà thơ đã rất tinh tế khi dùng từ “thập

thững”: “Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn” (Đò Lèn)…

Ngoài ra, Nguyễn Duy sử dụng khá phổ biến tổ hợp láy bốn: tang tảng tàng

tang, thấp tha thấp thoáng, ngứa nga ngứa ngáy, thất tha thất thểu

Bài Kính thưa thị Nở cũng có những câu sử dụng từ láy vô cùng ấn tượng: “Kính thưa thị Nở tuyệt trần/ trăng ngồn ngộn trắng khoả thân với

người/ nhớ không sông ộp oạp trôi/ gió oằn oại hổn hển trời phù sa”. Những

từ láy: ngồn ngộn, oằn oại, ộp oạp, hổn hển gợi âm thanh hay hình tượng cho thính giác hay thị giác của con người. Bốn câu thơ gợi ta nhiều nghĩ suy về một nhân vật văn học điển hình đặc biệt của Nam Cao.

Như một cách để “trổ tài”, Nguyễn Duy không ngần ngại bước vào một cuộc “chơi chữ” theo cách riêng của mình. Một hình thức phổ biến trong dân gian là dùng từ láy phụ âm đầu để thiết lập nên những phát ngôn có nghĩa. Mượn hình thức đó, Nguyễn Duy đã nâng nó lên một tầm biểu đạt hoàn toàn mới:

Lúc la lúc lắc long lanh

lươn lươn lẹo lẹo lảnh lành lạnh loe lẳng lơ lấp ló lập lòe

lượn lờ lắt léo lo le lộn làng

(Thử chơi xem sao)

Hình như Nguyễn Duy đang “cố tình” biến các câu thơ thành một dòng âm thanh kết dính, phá vỡ nhịp điệu hài hòa vốn có của thể lục bác nhưng lại diễn tả được trạng thái vui vẻ, rộn ràng trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. Hay những câu thơ khác cũng được lặp lại phụ âm đầu như âm “l”:“Gió chiều náo động trong tôi/ long lanh ánh lá lặng rồi lại lay” (Người đang yêu), hay âm “t”: Cái thời loang lổ đang trôi/ thôi thì thong thả tới thời trắng

tinh” (Thời gian)… Khi bắt gặp những câu thơ trên của Nguyễn Duy, người đọc vừa có cảm giác nhà thơ đang hồn nhiên chơi trò ghép chữ, lại vừa nhận thấy đây là sự thể nghiệm công phu của nhà thơ, cứ như ông đang xáo tung cả kho ngôn ngữ lên và sắp xếp lại theo ngẫu hứng của mình để “tạo nên những

tiếng vang bên trong chữ” [27, tr.411].

Thơ Nguyễn Duy còn gây chú ý khi dùng rất nhiều biện pháp trùng điệp trên các cấp độ: điệp từ, điệp ngữ, điệp câu tạo nên những kết hợp rất độc đáo. Trùng điệp là sự luân phiên, lặp lại của một số đơn vị ngôn ngữ nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật. Bài thơ Nhìn từ xa...Tổ quốc!”, từ “Ai” được lặp lại 30 lần; ở bài “Đánh thức tiềm lực” câu thơ “Tiềm lực còn ngủ yên” được lặp lại 6 lần liên tiếp, câu thơ “Cần lưu ý” được lặp lại 4 lần liên tiếp, câu thơ “Em

có chạnh lòng chăng” được lặp lại 2 lần liên tiếp; Ở bài Mười năm bấm đốt

ngón tay”, câu thơ “Mười năm tôi ở đây” được lặp lại 15 lần ở đầu mỗi khổ thơ. Những từ ngữ lặp lại này đã giúp nhà thơ thể hiện một ý nhấn mạnh nào đó hay có khi diễn tả một sự băn khoăn, trăn trở, day dứt... trong tâm trạng tác giả hoặc nhân vật trữ tình trước hiện thực đời sống. Ta càng thêm trân trọng thơ Nguyễn Duy ở tấm lòng, tình cảm của ông. Mã Giang Lân từng chia sẻ:

“Tôi nghĩ thơ hôm nay, không phải là ở chỗ đề tài lớn, đề tài nhỏ, vấn đề chung, vấn đề riêng mà cái chính là ở quan niệm, thái độ, tấm lòng của người

sáng tác đối với cuộc sống” [33, tr.371]

Không những vậy, có những bài thơ, nhiều từ láy được điệp lại để tạo dư vị cho cả bài thơ. Tiêu biểu là bài “Dịu và nhẹ: Mùa xuân trở dạ dịu dàng/

hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay/ Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây/ dịu

dàng vương dải tím mây ngang chiều”. Xuân đến với con người và đất trời

không ồn ào, náo động mà dịu dàng vô cùng. Hoa xuân, lộc xuân, mây xuân bắt đầu có sự trở mình nhẹ để thưc hiện sứ mạng mà tạo hóa ban tặng cho chúng - Hoa khoe sắc hương, lộc nảy, mây bay.

Trong thơ Việt Nam hiện đại, nhà thơ Tố Hữu được coi là người “sử dụng trùng điệp tài tình và dày đặc” [50, tr.257]. Nhưng với nhà thơ “luyến láy thanh vận chỉ đóng vai trò bổ sung như một thứ bồi âm làm cho thơ đậm đà ý vị. [50, tr.263], còn trong thơ Nguyễn Duy thì ngược lại, những chỗ “luyến láy” ấy lại thể hiện rất rõ giọng điệu riêng độc đáo của ông và tạo nên sự khác lạ cho phong cách thơ Nguyễn Duy.

3.3.2. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả vần và nhịp điệu của từ ngữ ấy. Chính sự sắp đặt từ ngữ của nhà thơ đã tạo chất nhạc cho thơ. Thơ có nhạc tính là điều mặc nhiên. Tính nhạc được tạo nên bởi các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp, thanh điệu, ngữ điệu...), các yếu tố từ vựng (từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình...) và các yếu tố ngữ pháp (cách ngắt dòng, cách tổ chức câu thơ...). Tuy nhiên, các yếu tố ngữ âm vẫn là quan trọng nhất, chi phối đến các yếu tố còn lại và quyết định đến sự hình thành nhạc điệu của một thi phẩm.

Nhìn từ phương diện ngữ âm tiếng Việt, hai thành tố vần và nhịp điệu đóng vai trò quyết định đến sự hình thành nhạc điệu của một bài thơ. Các thành tố này có vai trò khác nhau khi tham gia vào bản hòa tấu của thơ. Tìm hiểu thơ Nguyễn Duy ta thấy vần và nhịp điệu được sử dụng khá linh hoạt đem lại hiệu quả cao trong việc thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ.

Ngay ở cách gieo vần, Nguyễn Duy đã tạo cho thơ mình nhạc điệu riêng . Thể lục bát là thể thơ mà Nguyễn Duy đã sử dụng khá thành công trong quá trình sáng tác thơ của mình. Thơ lục bát của Nguyễn Duy uyển chuyển, mượt mà như ca dao truyền thống mà vẫn hiện đại ở thi liệu, cấu tứ. Bên cạnh việc làm mới lục bát, nhà thơ vẫn luôn trân trọng đặc trưng của thể thơ này ở cách gieo vần bằng. Cách gieo vần này tạo sự nhẹ nhàng, êm đềm cho câu thơ, gieo

vào trái tim bạn đọc những nỗi niềm riêng. Khi viết về quê hương, thơ Nguyễn Duy bao giờ cũng chân thành và chan chứa tình như thế này:

Xa hun hút một con đường bạn bè lận đận tận phương trời nào

quê nhà ở phía ngôi sao qua sông mượn khúc ca dao làm cầu

(Thơ tặng người xa xứ)

Hay việc sử dụng vần bằng khiến cho câu thơ tự do trở nên mềm mại hơn, nhẹ nhàng hơn:

Ai qua Thanh Hóa về Quảng Xá men rượu là hương vị của làng tôi nhắc cầu Bố chắc nhiều người còn nhớ đền nhà Lê rêu phủ đã bao đời

(Hơi ấm ổ rơm)

Để tạo nhạc tính cho thơ, ta không thể không kể đến vai trò của từ láy. Chỉ với hai từ láy: cồn cào, liêu xiêu, ta nhận thấy cuộc giản dị, thậm chí thiếu thốn của cả một thế hệ chứ không của riêng nhà thơ:

“Tuổi trẻ anh áo nâu, chân đất

bữa cháo, bữa khoai, đi cày và đi học

bụng cồn cào con chữ chạy liêu xiêu

(Gửi về Lam Sơn)

Những năm chiến đấu, người lính luôn nhớ quê hương, đất nước. Trong chiến tranh, hầu như người lính nào cũng cảm nhận được những khó khăn, thiếu thốn của quê hương. Người lính của Nguyễn Duy nhớ về quê hương là nhớ về hương vị đặc trưng của mảnh đất nơi mình được sinh ra: mùi rơm rạ, mùi bùn:

Rơm rạ ơi ta trở về đây

gió sùng sục mùi nằng nặng ngấu

mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ giậu

vắt vẻo cành tre sáo sậu gọi tên mình (Về đồng)

Dù có đi đâu về đâu, tình yêu nhà thơ dành cho quê hương lúc nào cũng đong đầy. Nói như Vũ Văn Sỹ: “Thơ Nguyễn Duy từ sau 1975, dù viết về đề tài nào thì nơi neo thả tâm hồn của thi sĩ vẫn là những cánh rừng thời ôm

súng, vẫn là những miền quê chập chờn nguồn cội” [53, tr.70].

Nói về bản thân mình, nhà thơ sử dụng hai từ láy bốn: .Thất tha thất

thểu văn chương/ kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài” (Xin đừng buồn em

nhé). Trong một bài thơ khác, nhà thơ viết: Thơ cứ rắc mơ sương tình tứ/ mưa

thật mưa ngập ngụa cả con đường/ đồng nhuận bút phập phèo bong bóng

nước/ mẹ Đốp đi làm bì bõm lội mà thương (Nợ nhuận bút). Thông qua các

từ láy như: ngập ngụa, bong bóng, bì bõm, nhà thơ đã khắc họa một cách chân thựccuộc sống của nhà thơ cũng như bao bạn bè đồng nghiệp, một cuộc sống thiếu thốn, mơ hồ.

Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình, cách ngắt nhịp thể hiện được hết những cung bậc cảm xúc của con người. Những câu thơ được ngắt nhịp chẵn như lời tâm tình, thủ thỉ trong tình yêu:

Bảo rằng/ nói một lời đi lại thôi/ … nào đã có gì/ với nhau

nhùng nhằng/ những chuyện đâu đâu gần xa/ như bạn/ như bầu/ … thế thôi

(Ca dao vọng về)

3.3.3. Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, gần gũi đời thường

Trước đây người ta vẫn cho rằng, khi sáng tác thơ ca, người nghệ sĩ phải sử dụng thứ ngôn ngữ hoa mỹ, trau chuốt cho nên những từ mang tính khẩu

ngữ, gần gũi đời thường ít được đưa vào thơ ca. Không kể trong thơ ca trung đại, ngay trong Thơ mới, các yếu tố khẩu ngữ hầu như không tìm được chỗ để xuất hiện. Tuy nhiên trước hiện thực nhiều chiều đa dạng của đời sống con người còn nhiều ngóc ngách, các mỹ từ không thể diễn tả nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau của sự vật, hiện tượng do vậy cần sự xuất hiện các yếu tố khẩu ngữ gần gũi ngôn ngữ đời thường.

Việc đưa các yếu tố khẩu ngữ tự nhiên vào trong thơ không phải là công việc dễ dàng, nó cần đến tài năng của các nhà thơ để lựa chọn, sắp xếp từ ngữ cho đúng chỗ, hợp lí thì nó không hề phá vỡ cấu trúc bài thơ mà trái lại còn có tác dụng lớn trong việc chi tiết hóa, cá thể hóa. Cũng như một số nhà thơ khác, Nguyễn Duy khi sáng tạo đã ý thức sâu sắc điều này. Thơ Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa “ngôn ngữ đời thường” và ngôn ngữ “đậm màu sắc hiện đại” [62, tr.79]. Nhà thơ đã đưa thơ về gần với cuộc sống đời thường hơn bằng việc cập nhật rất nhiều những từ ngữ mang tính chất “vỉa hè” như : “Đếch tiên nga đâu đếch Thượng đế đâu” (Mirage); Hình nhân rơm cỏ tồng ngồng tả tơi (Em ơi, gió…); vu vơ động cỡn tâm thần tâm linh” (Bao cấp thơ). Những từ ngữ, thuật ngữ mới mang hơi thở hiện đại như: “Sida giác

quan, ung thư toàn thân”(Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), “Hối lộ nụ hôn quà

biếu cuộc tình” (Ngọt ngào)… Và có nhiều câu thơ của ông như là sự lắp ghép ngôn ngữ đời thường bởi như còn giữ nguyên sự thô nháp, bỗ bã của thứ ngôn ngữ nơi vỉa hè, chợ búa:

Đại hạ giámón mũi lưỡi ế

mẹt lòng thiu tặng thum thủm cho ruồi

(Liền anh đi chợ)

Để miêu tả cái nhìn toàn diện về thời cuộc, nhà thơ đã “mạnh dạn” sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn của các ngành chính trị, kinh tế, khoa học như: tiềm lực, khoáng sản, thềm lục địa, rừng đại ngàn (Đánh thức tiềm lực);

ta còn bắt gặp những trong thơ ông hàng loạt con chữ “khó thơ” như: phòi, cọt kẹt, lổn nhổn, lục bục, léng phéng, ộp oạp, oằn oại, nườm nượp…(Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ). Ngay cả những “hạt bụi” nhỏ bé, mong manh biểu trưng cho sự tồn tại vừa đích thực vừa hư vô của số phận con người cũng được tác giả thể hiện thật mới mẻ mà sâu sắc:

Đừng chê anh khoái bụi đời bụi dân sinh ấy bụi người đấy em xin nghe anh nói cực nghiêm linh hồn cát bụi ở miền trong veo

( Cơm bụi ca)

Nguyễn Duy đã sử dụng những từ ngữ như thế thật chẳng thơ một chút nào nhưng cái hay là ông đã đặt nó đúng chỗ tạo cho câu thơ giọng điệu cụ thể, sắc thái biểu cảm rõ ràng. Người đọc tìm thấy ở đó sự gần gũi, quen thuộc, giống như cách cảm, cách nghĩ của mình hằng ngày. Nhà thơ đã có công “đưa ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ đời sống” (Trần Đăng Suyền) [52, tr.116] gần với tiếng nói hàng ngày tự nhiên, và nhà thơ còn có công lớn trong việc đưa thơ về gần hơn nữa với một lớp người vốn chiếm số lượng không nhỏ trong thời buổi hiện tại - lao động nghèo.

Ngôn ngữ đời thường mà nhà thơ sử dụng đã giúp nhà thơ diễn tả được những tình cảm thật mãnh liệt thái độ gay gắt phơi bày mặt trái của xã hội nước ta thời kỳ quá độ:

“miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít mất vệ sinh bội thực tự hào

Sự thật hôn mê - ngộ độc ca ngợi bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại biết thế nhưng mà biết làm thế nào

Hay sự bất lực của nhà thơ trước thời cuộc :

những giống người tham gặm nhấm cả đất trời vấn đề ngày kia thiên nhiên ăn thịt tuốt

(Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ)

Như vậy, với việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ và đời thường ấy, Nguyễn Duy đã tạo nên một sự “lạ hóa” ngôn từ rất đổi đời thường, đem đến cho người đọc những bất ngờ, đồng thời phá vỡ khoảng cách giữa thơ ca và cuộc đời, bởi vì đó là thứ ngôn ngữ của số đông. Tuy nhiên, với một số câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 89)