Giọng điệu kể chuyện tâm tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 82 - 85)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Giọng điệu kể chuyện tâm tình

Khi mới cầm bút, Nguyễn Duy và biết bao thi sĩ khác luôn khao khát muốn giãi bày những cảm xúc và suy nghĩ trước cuộc sống xung quanh. Chính vì vậy việc hình thành trong thơ Nguyễn Duy giọng kể chuyện tâm tình là một lẽ dĩ nhiên. Góp phần tạo nên giọng điệu này phải kể trước hết ở việc nhà thơ vận dụng thể thơ lục bát truyền thống. Những bài thơ viết về tình cảm với quê hương, gia đình làm theo thể thơ này luôn mang lại vẻ đẹp đằm thắm, chân thành gieo bao cảm xúc khó tả. Từ hương huệ, hương nhang, Nguyễn Duy đã kể cho ta câu chuyện về mẹ. Nhà thơ nhớ về bóng dáng thân quen của mẹ, ngày mẹ còn sống vui vầy bên các con:

Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

chân nhang lấm láp tro tàn

xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Từ ngàn xưa, những điệu ru câu hò cất lên từ các xóm làng Việt Nam, nói chung vẫn là dựa trên cơ sở của thể thức lục bát. Từ thuở nằm nôi, những câu hò điệu ru đã ăn vào máu thịt mỗi người Việt ta. Chính vì vậy, Nguyễn Duy dành tình yêu đặc biệt cho thể thơ này là điều dễ hiểu.

Nguyễn Duy rất ưa kể chuyện. Những chuỗi sự việc diễn ra liên tiếp nhau, cảm xúc này gợi lên cảm xúc kia cứ thế thành liền mạch hình thành giọng kể chuyện. Khi kể lại những câu chuyện, Nguyễn Duy thường đóng vai người kể chuyện ở ngôi thứ nhất: Tôi về xứ Huế mưa sa/ em ơi Đồng Khánh

đã là ngày xưa/ tôi về xứ Huế chiều mưa/ em ơi áo trắng bây giờ ở đâu (Gửi

Huế); hay khi nhà thơ quay lại chiến trường xưa, nơi cất giấu cả tuổi thanh xuân của nhà thơ và đồng đội: Ta về thăm chiến trường xưa/ em - hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân/ gió đi để lại mưa dầm/ người đi để buốt dấu chân

trên đường (Lạng Sơn, 1989).

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, do hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động, thơ ca thực hiện “sứ mệnh” của mình nên kể chuyện tâm tình trở thành một trong những giọng điệu chung của thơ ca thời kì này. Nếu Phạm Tiến Duật kể về tiểu đội xe không kính thể hiện chất “hồn nhiên tinh nghịch

của tuổi trẻ” [33, tr.320]. Nguyễn Khoa Điềm kể về Đất ngoại ô quê mình, kể

về những ngày tuổi trẻ miền Nam xuống đường đấu tranh chống Mỹ… bộc lộ chất “giàu suy tưởng, cảm xúc” (Tôn Phương Lan) thì Nguyễn Duy thường kể về những chuyện đời thường nhỏ nhặt với nỗi niềm tâm tình nhẹ nhàng, chân chất, điềm đạm, đằm thắm, đậm đà chất ca dao. Ông kể về người nông dân

chân chất, về người bà, người mẹ, người cha giàu đức hi sinh, kể về làng quê vẫn tràn ngập sự da diết yêu thương. Nhà thơ kể về cha với niềm kiêu hãnh, tự hào về cha của mình :

Cha tôi đó dân làng tôi vậy đó xả hết mình khi nước gặp tai ương rồi thanh thản trở về với ruộng sống lặng yên như cây cỏ trong vườn

(Cầu Bố)

Ngay cả khi viết về những câu chuyện có tính chất bi thương, Nguyễn Duy chỉ sử dụng những từ ngữ có sắc thái điềm đạm ôn hòa. Để thể hiện nỗi đau của một người lính khi trở về vợ đã sinh con với người khác, ông viết:

“Ôi, nếu không vì tám năm cách trở/ làm gì nên nỗi nào” (Trở lại khúc hát

ru). Nhà thơ kể về nỗi đau hôn nhân tan vỡ: “Sự dối lừa xúc phạm tình yêu/

đành chấp nhận bước lỡ làng định mệnh” (Tình ca cho người ly hôn).

Dường như, mọi cảm xúc của nhà thơ đều được dồn nén, ẩn đằng sau câu chữ để ông đem đến cho người đọc những lời tâm tình chân thành, ấm áp, giúp họ bước qua những nỗi đau tưởng chừng không thể nào qua được. Dù thực tại có đau thương như thế nào thì nhà thơ luôn có cái nhìn lạc quan vào ngày mai tươi sáng hơn. Có thể nói đây là thái độ sống vô cùng tích cực của nhà thơ.

Với giọng kể chuyện tâm tình, Nguyễn Duy đã tạo nên những bài thơ dạt dào cảm xúc. Ngô Thì Nhậm quan niệm: “Thơ mà quá cầu kỳ thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào buồn bã. Chí có thuần hậu, giản di, thẳng thắn và không xảo trá, không buồn bã mà rất mực chú trọng đến sự ngăn chặn

điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc tính của thơ” [40, tr.74]. Những

trang thơ của Nguyễn Duy đem đến sự rung động chân thành từ chính lòng nhân ái bao la của nhà thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 82 - 85)