6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Suy tư, triết lý về hạnh phú c khổ đau, vô hạ n hữu hạn
Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác biệt so với giai đoạn trước đó. Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành cảm hứng chủ đạo của văn học nói chung và thơ ca nói riêng sau 1975: “Thơ bắt đầu từ cuộc sống, nhưng thơ là chuyện của trái tim, là hồn, là máu thịt, gan
ruột của nhà thơ” [8, tr.43]. Có lẽ vì vậy, trong thơ Nguyễn Duy ở giai đoạn
này có xu hướng đi sâu vào vũ trụ người, khám phá chiều sâu không cùng của nó. Trong rất nhiều bài thơ, người ta thấy Nguyễn Duy hướng đến những triết lí về hạnh phúc - khổ đau, sự hữu hạn và vô hạn của con người. Đọc thơ Nguyễn Duy ta thấy ông thường nhìn nhận, xem xét sự vật hiện tượng trong thế tương phản, đối lập từ đó khái quát thành những triết lí.
Nguyễn Duy quan niệm hạnh phúc, không ở đâu xa vời mà nó hiện diện gần gũi thân quen với con người, thuộc về con người. Quan niệm về hạnh phúc của nhà thơ gần gũi, giản đơn như chính con người ông vậy. Là nhà thơ – chiến sĩ, hơn ai hết Nguyễn Duy thấu hiểu những khó khăn mà người lính phải trải qua và cả những hạnh phúc mà người lính có được. Đó là khoảnh
khắc được ngắm bầu trời vuông trên đầu:
khoái nào bằng phút ngả lưng mở trang thư dưới bóng rừng đung đưa
trời tròn còn lúc rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh
(Bầu trời vuông).
Hạnh phúc với người chiến sĩ lúc bấy giờ là có được giây phút hiếm hoi
"ngả lưng" để " mở trang thư" của người thân. Bao tâm sự, bao nỗi niềm được gửi gắm trong thư, đó là nguồn cổ vũ động viên để người lính vững bước trên con đường hành quân ở phía trước.
Nguyễn Duy còn triết lý về khổ đau, bởi có hạnh phúc dĩ nhiên là phải có khổ đau, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Đọc thơ Nguyễn Duy ta thấy ông vui với niềm vui của nhân dân, đau nỗi đau cùng nhân dân. Trong nhiều bài thơ, ông đã khái quát những triết lí về khổ đau mà con người phải trải qua bằng chính sự cảm nhận của mình. Bài thơ Người đang yêu là một ví dụ. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh hiện hữu qua những "cơn sốt rét rừng" hành hạ những người lính. Không ít người trong số họ đã phải từ giã cuộc đời khi chưa kịp nói lời yêu:
Bao người yêu đã chết rồi còn đau chưa nói được lời yêu nhau
(Người đang yêu)
Hiện thực khiến trái tim người lính nhói đau. Những người lính còn quá trẻ, chưa từng được yêu ai hoặc chưa từng thổ lộ tình yêu của mình đã phải đối diện với cái chết. Nói tới đau khổ là nói tới cái bi nhưng ở thơ Nguyễn Duy, cái bi ấy không hề bi lụy mà là bi tráng. Vì vậy, những câu thơ viết về nỗi đau khổ trong thơ Nguyễn Duy không làm người đọc cảm thấy tuyệt vọng mà trái lại bừng lên niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Trong bài Đất
đỏ - nước xanh viết năm 1971 ông viết:
Quê mình đó phải không anh
đau thương mấy vẫn ngọt lành bên trong
Hạnh phúc và khổ đau là hai mặt của một vấn đề, song hành với con người, như nhà thơ khái quát: “Ta biết buồn để biết lạc quan” (Đánh thức tiềm lực). Trong hạnh phúc, nhà thơ nhìn thấy mầm của khổ đau và trong đau khổ người ta nhìn thấy mầm của hạnh phúc:
Niềm vui mấp mé nỗi buồn
ban mai ngấp nghé chiều hôm kiếp người ( Kính thưa Tố Nữ)
Trong cuộc sống không có gì là bất biến, hơn ai hết, những nghệ sĩ nhạy cảm như Nguyễn Duy đã ý thức được một cách rõ ràng. Cũng chính vì thế, đọc thơ Nguyễn Duy người đọc thấy ở ông sự lạc quan, yêu đời dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống. Trong đời mỗi người, ai cũng từng nếm qua vị của hạnh phúc và khổ đau. Nguyễn Duy từng khẳng định: “Buồn vui đâu
cũng giống nhau/ lẻ loi kim tước chân cầu ngủ mơ” (Chút thu vàng). Cũng
cách nhìn ấy, trong bài Được yêu như thể ca dao ông viết: “Tây Tàu cũng thế
thì thôi/ y chang cay đắng ngọt bùi khổ đau”. Nhà thơ nói đúng, con người,
dù là ta hay Tây hay Tàu thì ai cũng từng nếm trải cảm xúc của nỗi buồn, niềm vui, khổ đau hay hạnh phúc. Triết lí đó đã được nhà thơ đúc kết sau những tháng ngày đặt chân lên nhiều mảnh đất khác nhau, chứng kiến nhiều mảnh đời, nhiều số phận khác nhau.
Cuộc sống còn khá nhiều lo toan nên vừa đón nhận niềm hạnh phúc to lớn thì sự từng trải đã cho nhà thơ nhận thấy lo toan đời thường còn đang ở phía trước: “Con chưa sinh ra mặt mẹ đã xanh rờn/ bàn tay trắng lạnh lùng tàn nhẫn thế/ hạnh phúc lớn vòng tay ôm không xuể/ chuyện miếng cơm manh
người còn phải luôn đối diện với những bức bách, những nỗi sợ hãi, những lo toan trong cuộc sống thường đè nặng trên đôi vai. Ngay cả khi dấn thân vào cõi Phật, con người vẫn còn chồng chất nỗi lo cơm áo : Dấn thân vào tận cõi thiền/ còn mơ Đụn Gạo, Đụn Tiền cho ai/ hạc vàng về với Như Lai/ nỗi lo trần thế theo ngoài chân mây (Đoán mộng). Cho đến khi chết đi rồi con người vẫn khổ, nỗi thống khổ đó vẫn còn dai dẳng đeo bám và thực sự trở thành nỗi ám ảnh đối với con người: "Dấu xưa khuất nẻo chuông chiều/ nỗi
đau còn lủng lẳng treo giữa trời” (Kính thưa Thị kính). Nàng Thị kính đẹp
người, đẹp nết nhưng cuộc đời đầy bất hạnh oan khiên. Khi chết, nàng được hoá thân thành Phật. Nguyễn Duy đã gửi gắm vào đó triết lí về nỗi khổ đau của kiếp người. Hình ảnh con người giờ đã trở thành hư vô, hư ảo song nỗi khổ đau vẫn còn hiện hữu.
Dẫu biết vậy, song con người ta vẫn không nguôi hi vọng, không nguôi khao khát về một cuộc sống mới, một thế giới mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc ở phía chân trời "Không thể nào định nghĩa được hạnh phúc/ cũng như không thể nào ngăn cản được hi vọng" (Hạ Thủy). Chính điều đó làm cho cuộc đời này trở nên tươi đẹp hơn, đáng sống hơn. Với quan niệm ấy, cách nhìn ấy, thơ Nguyễn Duy không hề có sự bi quan yếm thế, thay vào đó là niềm lạc quan, yêu đời.
Bên cạnh những bài thơ triết lí hạnh phúc - khổ đau, thơ Nguyễn Duy còn nói đến cái hữu hạn - vô hạn, một vấn đề của triết học. Trong triết học, hữu hạn - vô hạn là hai phạm trù có mối liên hệ khăng khít, không tách rời của thế giới khách quan. Cái hữu hạn là hình thức thể hiện của cái vô hạn, chứa trong lòng nó một phần của cái vô hạn. Ngược lại, cái vô hạn được tạo nên từ vô vàn cái hữu hạn. Sự thống nhất của những đối lập ấy giúp ta nhận thức được cái vô hạn, mặc dù trong hoạt động ta chỉ tiếp xúc với cái hữu hạn.
đời sống tinh thần: Tuổi thơ nào rồi cũng hiện ra thôi/ dù chúng ta cứ việc già
nua tất (Tuổi thơ). Cùng triết lí đó, trong bài Giọt nước mắt và nụ cười, ông
viết: “giọt nước mắt cũng đã già như tuổi/ riêng nụ cười là vẫn trẻ trung” (Giọt nước mắt và nụ cười). Nước mắt là biểu hiện cho nỗi đau, sự bất hạnh mà ta gặp phải, nhưng sau tất cả, nụ cười của niềm vui, niềm hạnh phúc sẽ còn mãi và tươi mới. Trong cảm xúc suy tưởng ấy, thơ Nguyễn Duy còn có nhiều bài nói về sự đối lập giữa cái nhỏ bé tầm tường với cái kì vĩ lớn lao. Trong bài Đánh thức tiềm lực ông viết: "Giọt mồ hôi nào có gì to tát/ bao
nhiêu đời mặn chát các dòng sông”. Trên dải đất nghìn năm văn hiến này đã
có biết bao cuộc chiến tranh, có biết bao nhiêu máu, mồ hôi và nước mắt đã rơi xuống. Vì vậy cái mặn của "giọt mồ hôi" kia nào có gì to tát so với cái mặn chát của “các dòng sông”. Vũ trụ bao la, thiên nhiên vĩnh hằng còn con người nhỏ bé. Trong một bài thơ ông viết: Vũ trụ/ mênh mông quá/ Người ta là cái gì đâu/ hạt cát/ viên đá/ chiếc lá/ cọng cỏ… (Viếng họa sĩ Nguyễn Sáng). Vũ trụ quả thật là bao la rộng lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Giữa cái mênh mông vô tận ấy con người chỉ là hạt cát, là viên đá, là chiếc lá, là cọng cỏ nhỏ bé, tầm thường. Đời người vốn dĩ đã ngắn ngủi vô thường nên còn được sống, ta hãy cứ lạc quan và trân trọng những gì mình đang có. Đó là chân lý, một chân lý giản dị, gần gũi mà đâu phải ai cũng nhận ra:
"Triệu năm đá chông chênh mà tồn tại
trăm năm mình thấm tháp nỗi gì đâu”
(Nha Trang có một mối tình)
Như vậy có thể thấy trên hành trình sáng tạo thơ Nguyễn Duy đã có những chiêm nghiệm suy tư về con người, cuộc sống. Sự từng trải của một nhà thơ tinh tế đã giúp ông khái quát và thể hiện được những vấn đề lớn lao qua một cách nói giản dị, gần gũi. Lối triết lý ấy tỏ ra gần với triết lý trong thơ ca dân gian, đã có từ bao đời nay của những con người dân dã vốn dĩ sống gần