Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, gần gũi đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 95 - 104)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, gần gũi đời thường

Trước đây người ta vẫn cho rằng, khi sáng tác thơ ca, người nghệ sĩ phải sử dụng thứ ngôn ngữ hoa mỹ, trau chuốt cho nên những từ mang tính khẩu

ngữ, gần gũi đời thường ít được đưa vào thơ ca. Không kể trong thơ ca trung đại, ngay trong Thơ mới, các yếu tố khẩu ngữ hầu như không tìm được chỗ để xuất hiện. Tuy nhiên trước hiện thực nhiều chiều đa dạng của đời sống con người còn nhiều ngóc ngách, các mỹ từ không thể diễn tả nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau của sự vật, hiện tượng do vậy cần sự xuất hiện các yếu tố khẩu ngữ gần gũi ngôn ngữ đời thường.

Việc đưa các yếu tố khẩu ngữ tự nhiên vào trong thơ không phải là công việc dễ dàng, nó cần đến tài năng của các nhà thơ để lựa chọn, sắp xếp từ ngữ cho đúng chỗ, hợp lí thì nó không hề phá vỡ cấu trúc bài thơ mà trái lại còn có tác dụng lớn trong việc chi tiết hóa, cá thể hóa. Cũng như một số nhà thơ khác, Nguyễn Duy khi sáng tạo đã ý thức sâu sắc điều này. Thơ Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa “ngôn ngữ đời thường” và ngôn ngữ “đậm màu sắc hiện đại” [62, tr.79]. Nhà thơ đã đưa thơ về gần với cuộc sống đời thường hơn bằng việc cập nhật rất nhiều những từ ngữ mang tính chất “vỉa hè” như : “Đếch tiên nga đâu đếch Thượng đế đâu” (Mirage); Hình nhân rơm cỏ tồng ngồng tả tơi (Em ơi, gió…); vu vơ động cỡn tâm thần tâm linh” (Bao cấp thơ). Những từ ngữ, thuật ngữ mới mang hơi thở hiện đại như: “Sida giác

quan, ung thư toàn thân”(Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), “Hối lộ nụ hôn quà

biếu cuộc tình” (Ngọt ngào)… Và có nhiều câu thơ của ông như là sự lắp ghép ngôn ngữ đời thường bởi như còn giữ nguyên sự thô nháp, bỗ bã của thứ ngôn ngữ nơi vỉa hè, chợ búa:

Đại hạ giámón mũi lưỡi ế

mẹt lòng thiu tặng thum thủm cho ruồi

(Liền anh đi chợ)

Để miêu tả cái nhìn toàn diện về thời cuộc, nhà thơ đã “mạnh dạn” sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn của các ngành chính trị, kinh tế, khoa học như: tiềm lực, khoáng sản, thềm lục địa, rừng đại ngàn (Đánh thức tiềm lực);

ta còn bắt gặp những trong thơ ông hàng loạt con chữ “khó thơ” như: phòi, cọt kẹt, lổn nhổn, lục bục, léng phéng, ộp oạp, oằn oại, nườm nượp…(Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ). Ngay cả những “hạt bụi” nhỏ bé, mong manh biểu trưng cho sự tồn tại vừa đích thực vừa hư vô của số phận con người cũng được tác giả thể hiện thật mới mẻ mà sâu sắc:

Đừng chê anh khoái bụi đời bụi dân sinh ấy bụi người đấy em xin nghe anh nói cực nghiêm linh hồn cát bụi ở miền trong veo

( Cơm bụi ca)

Nguyễn Duy đã sử dụng những từ ngữ như thế thật chẳng thơ một chút nào nhưng cái hay là ông đã đặt nó đúng chỗ tạo cho câu thơ giọng điệu cụ thể, sắc thái biểu cảm rõ ràng. Người đọc tìm thấy ở đó sự gần gũi, quen thuộc, giống như cách cảm, cách nghĩ của mình hằng ngày. Nhà thơ đã có công “đưa ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ đời sống” (Trần Đăng Suyền) [52, tr.116] gần với tiếng nói hàng ngày tự nhiên, và nhà thơ còn có công lớn trong việc đưa thơ về gần hơn nữa với một lớp người vốn chiếm số lượng không nhỏ trong thời buổi hiện tại - lao động nghèo.

Ngôn ngữ đời thường mà nhà thơ sử dụng đã giúp nhà thơ diễn tả được những tình cảm thật mãnh liệt thái độ gay gắt phơi bày mặt trái của xã hội nước ta thời kỳ quá độ:

“miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít mất vệ sinh bội thực tự hào

Sự thật hôn mê - ngộ độc ca ngợi bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại biết thế nhưng mà biết làm thế nào

Hay sự bất lực của nhà thơ trước thời cuộc :

những giống người tham gặm nhấm cả đất trời vấn đề ngày kia thiên nhiên ăn thịt tuốt

(Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ)

Như vậy, với việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ và đời thường ấy, Nguyễn Duy đã tạo nên một sự “lạ hóa” ngôn từ rất đổi đời thường, đem đến cho người đọc những bất ngờ, đồng thời phá vỡ khoảng cách giữa thơ ca và cuộc đời, bởi vì đó là thứ ngôn ngữ của số đông. Tuy nhiên, với một số câu thơ Nguyễn Duy đã khiến cho một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng ông đang “làm mờ ranh giới thể loại” (Vũ Văn Sỹ) [53, tr.73] giữa thơ và văn xuôi, giữa thơ trữ tình và thơ trào phúng. Nguyễn Duy có những vần thơ như thế

này: Ngẫu nhiên người loạng quạng ngẫu vương/ ta ngẫu hứng nhau phút

tình cờ ấm ớ” (Giọt trời). Tuy nhiên, ta không vì thế mà ta có quyền phủ nhận

hết sáng tạo về từ ngữ của Nguyễn Duy, đây vẫn là một hướng đi mới mẻ làm nên chất riêng của nhà thơ.

Như vậy, tất cả những đặc điểm về thể thơ, giọng điệu và ngôn ngữ như chúng tôi đề cập ở trên đã làm nên hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy. Đó là một cái tôi có những nét riêng biệt, độc đáo, đầy màu sắc, không lẫn với một giọng thơ nào khác, gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Nghiên cứu những đặc điểm riêng đó của thơ Nguyễn Duy cũng là cách lựa chọn một hướng tiếp cận đối với các sáng tác của nhà thơ, góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả trong quá trình hoàn thiện và sáng tạo không ngừng nghỉ của nền thơ hiện đại Việt Nam trên phương diện nghệ thuật.

KẾT LUẬN

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Qua các tập thơ của mình, Nguyễn Duy đã bộc lộ một giọng điệu mang sắc thái thẩm mỹ riêng. Đó là tiếng nói tâm tình, đời thường xen lẫn âm hưởng hào hùng thi vị của thơ dân tộc thời kì cả nước chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Thơ ông là tiếng nói nghệ thuật chân chính, bộc lộ vui, buồn, trăn trở của một tâm hồn giàu tình yêu thương và bản lĩnh.

Với cá tính sáng tạo độc đáo, kết hợp với tư tưởng nhân văn, nhân đạo thể hiện xuyên suốt hành trình sáng tạo, ông đã sáng tác một khối lượng thơ khá lớn, hợp thành một tiếng thơ đậm đà bản sắc dân tộc, có tác động tích cực trong đời sống tinh thần của số đông quần chúng nhân dân. Hành trình thơ của Nguyễn Duy đó là con đường đầy ắp chất liệu cuộc sống đời thường. Thơ của ông “động chạm” nhiều mặt đời sống khiến ta vui, buồn, trăn trở, suy ngẫm.

Về nội dung, hình tượng cái tôi trữ tình được thể hiện khá đậm nét trong nhiều sáng tác. Trước hết đó là những bài thơ viết về con người, quê hương, đất nước bằng một tình yêu mãnh liệt, da diết mà ở đó cái tôi triết lí được thể hiện khá rõ nét. Khi viết về chính bản thân mình, về thế thái nhân tình hay cả về tình yêu đôi lứa, Nguyễn Duy thể hiện được cái tôi hài hước của bản thân nhà thơ. Ở những giai đoạn sau, Nguyễn Duy có xu hướng đi sâu vào vũ trụ người, khám phá chiều sâu không cùng của nó. Vì vậy trong rất nhiều bài thơ, người ta thấy Nguyễn Duy hướng đến những triết lí về nhân dân, về hạnh phúc - khổ đau, sự hữu hạn - vô hạn của kiếp nhân sinh, về đạo lý.

Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy được thể hiện qua nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau như thể thơ, giọng điệu và ngôn ngữ. Để chuyển tải cái tôi trữ tình của mình, Nguyễn Duy đã lựa chọn nhiều thể thơ, tuy nhiên ở luận văn này chúng tôi tập trung ba thể thơ chính là lục bát, thơ năm chữ và thơ tự do. Đây thực sự là những thể thơ có ưu thế nổi trội góp

phần đem lại hiệu quả cao trong việc thể hiện cảm xúc trữ tình - triết lý - hài hước của nhà thơ. Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Duy, bên cạnh nhiều thi phẩm sử dụng ngôn ngữ đậm chất đời thường là những vần thơ đậm chất nhạc, gieo vào tâm hồn con người những điệu tâm tình sâu lắng. Đặc biệt là ở giọng điệu, đây là một yếu tố cơ bản tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ để cho ta nhận ra nét riêng của nhà thơ. Tìm hiểu thơ Nguyễn Duy, chúng tôi thấy nổi bật trong thơ ông ba giọng điệu chính: Giọng kể chuyện tâm tình, giọng hóm hỉnh, vui tươi và giọng chiêm nghiệm suy tư. Những giọng điệu này được hấp thụ từ giọng điệu của thơ ca truyền thống trải qua quá trình sáng tạo của nhà thơ và thăng hoa. Giọng chiêm nghiệm, suy tư ở thơ ông là sự đúc kết nhiều vấn đề trong cuộc sống mà nhà thơ đã trải nghiệm, ở đó không chỉ có sự lắng sâu những tình cảm thiết tha, những suy tư trăn trở về thân phận con người mà còn đậm đà chất triết lý được chắt lọc từ chính cuộc sống bộn bề và những lo toan thường nhật. Các giọng điệu này vừa song song tồn tại vừa đan xen với nhau tạo nên phong cách độc đáo của thơ Nguyễn Duy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lại Nguyên Ân (1986), Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình, Báo Văn nghệ số 15.

[2] Bekher J (1970), Lý luận thơ ca, Tài liệu dịch của khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.

[3] Trần Hòa Bình - Lê Dy -Văn Giá ( 2003), Bình văn, NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội. [5] Khánh Chi (1994), Với Nguyễn Duy - những bài thơ lục bát là phần quý

giá nhất của mình, Báo Đại đoàn kết số 43.

[6] Nguyễn Thị Chính; Thơ tình sau 1975 - sự trở về tình yêu muôn thuở đời

thường, http://vhnt.org.vn/tin-tuc/van-hoc-nhiep-anh.

[7] Ngô Thị Kim Cúc (1997), Như hạt - bụi - người, Báo Thanh niên số 193. [8] Lê Thị Thanh Đạm (2009), Đặc điểm thẩm mỹ thơ Nguyễn Duy, NXB

Văn học.

[9] Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội.

[10] Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

[11] Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, NXB Văn học, Hà Nội.

[12] Xuân Diệu (1999), Tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật, (Lưu Khánh Thơ giới thiệu và tuyển chọn), NXB. Giáo dục, Hà Nội.

[13] Nguyễn Duy (1973), Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

[14] Nguyễn Duy (1984), Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.

[15] Nguyễn Duy (1987), Mẹ và em, NXB Thanh Hóa. [16] Nguyễn Duy (1989), Đường xa, NXB Trẻ TP.HCM. [17] Nguyễn Duy (1994), Về, NXB Hội nhà văn.

[18] Nguyễn Duy (1994), Sáu & Tám, NXB Văn học. [19] Nguyễn Duy (1995), Vợ ơi..., NXB Phụ nữ.

[20] Nguyễn Duy (1997), Bụi, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. [21] Nguyễn Duy (2010), Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn.

[22] Nguyễn Duy (2017), Thơ Nguyễn Duy - Quê nhà ở phía ngôi sao, NXB Văn hóa – văn nghệ TP.HCM.

[23] Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lý luận văn học, phần Tác phẩm văn học, NXB Đại học Quốc gia.

[24] Hồ Thế Hà, Nghĩ về tính triết lý trong thơ, Tạp chí Sông Hương - số 179- 180 (tháng 1-2).

[25] Hồ Văn Hải (2001), Từ láy trong lục bát Nguyễn Duy, Ngôn ngữ và đời sống số 4.

[26] Lê Bá Hán (chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[27] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ

văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[28] Tế Hanh(1986), Hoa trên đá và Ánh trăng, Báo Văn nghệ số 15.

[29] Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

[30] Lê Quang Hưng (1986), Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng, Tạp chí văn học số 3.

[31] Ngô Thị Thanh Huyền (2010), Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam

Luyến, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên.

[32] Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn hóa văn nghệ lớn xứng đáng với

nhân dân ta, thời đại ta, NXB Văn học, Hà Nội.

[33] Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[34] Phong Lê (1997), Văn học Việt Nam trên hành trình thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[35] Phương Lựu (chủ biên) (2000), Lí luận văn học, NXB Giáo dục. Hà Nội.

[36] C.Mac (1962), Bản thảo kinh tế triết học, NXB Sự thật, Hà Nội tr.130 [37] Vũ Thị Mai, Lục bát Nguyễn Duy, Khoa Văn học, trường DHKHXH &

NV TP Hồ Chí Minh, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.

[38] Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1999), Thơ ca Việt Nam- Hình thức và

thể loại, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.

[39] Vương Trí Nhàn (2001), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

[40] Nhiều tác giả (1966), Từ trong di sản, NXB tác phẩm mới, Hà Nội.

[41] Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[42] Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

[43] Vũ Quần Phương (1999), Thơ với lời bình, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[44] Nguyễn Thị Đỗ Quyên (2005), Nguyễn Duy và thơ lục bát, Báo Thơ, số 22.

[45] Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn (1998), Phê bình-bình luận văn học (Bằng

Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy), NXB Văn nghệ thành phố

Hồ Chí Minh.

[46] Nguyễn Quang Sáng (1987), Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy, in trong phụ lục tập thơ Mẹ và em , NXB Thanh Hóa.

[47] Trịnh Thanh Sơn (2004), Lời bình của Trịnh Thanh Sơn về bài Đò Lèn,

Báo thơ (số 7 + số 8).

[48] Từ Sơn (1985), Thơ Nguyễn Duy, Báo Văn nghệ, số 30, tr.2,11.

[50] Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục.

[51] Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[52] Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội.

[53] Vũ Văn Sỹ (1999), Nguyễn Duy – người “thương mến đến tận cùng chân thậ”, Tạp chí Văn học, số 10.

[54] Vũ Văn Sỹ (1999), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945-1995, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[55] Hoài Thanh ( 1972), Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy, Báo Văn nghệ,

số 444.

[56] Từ điển triết học, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1986

[57] Đỗ Minh Tuấn (1998), Nhân triển lãm thơ Nguyễn Duy, Báo Văn nghệ, số 13.

[58] Nguyễn Quang Tuyên (2004), “Câu thơ lục bát hiện đại”, Báo thơ, số 7. [59] Lưu Trọng Văn (2004), Nhà thơ Nguyễn Duy: Dù ở đâu Tổ quốc vẫn

trong lòng, Báo Thanh Niên, số 95.

[60] Lê Trí Viễn (1997), Đến với thơ hay, NXB Giáo dục.

[61] Đỗ Ngọc Yên, Về cái mới trong văn chương Việt Nam hôm nay, www.evan.com.vn

[62] Phạm Thu Yến (1998), Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy, Tạp chí Văn học, số 7 , tr.76-82.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 95 - 104)