6. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Suy tư, triết lý về đạo lý
Nguyễn Duy là nhà thơ ưa triết lý. Nhà thơ có khá nhiều vần thơ triết lý về đạo lý làm người. Chỉ với ánh trăng trong một đêm mất điện đột ngột cũng gợi lên trong ông bao nghĩ suy. Nếu trăng trong thơ Chính Hữu là những phút giây tạm thời lắng yên tiếng súng: “Đầu súng trăng treo” (Đồng chí) thì ánh trăng trong thơ Nguyễn Duy mang nhiều ý nghĩa hơn. Trăng trong thơ ông gợi lên kỉ niệm về quá khứ của tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào. Trăng trở thành người bạn tri kỉ trong những tháng năm ở rừng: “hồi chiến tranh ở rừng/ vầng trăng thành tri kỉ”. Trăng gợi lên những suy tư về lẽ sống và đã làm “giật mình” bao người vì đã từng có lúc lãng quên quá khứ:
Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình
(Ánh trăng)
Sự im lặng tuyệt đối đầy vẻ nghiêm nghị của “ánh trăng” như một lời trách phạt, nhắc nhở “ta” phải tự nhìn lại mình và thái độ tích cực với quá khứ, với những người đã khuất, với cả chính mình khi hoàn cảnh cuộc sống đổi thay. Đó là những tình cảm đầy tính chất nhân bản vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra chính bản thân mình bởi con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn. Ánh trăng như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên hay đánh mất quá khứ thì hãy thức tỉnh và tìm lại.
Chiến tranh đã chấm dứt nhưng không phải vì thế mà ám ảnh về nó trong con người nhà thơ không nặng nề, dai dẳng. Ký ức một thời tuổi trẻ với chiến tranh đạn lửa mãi là nguồn tiếp sinh lực để ông trân trọng cuộc sống và tiếp
tục hành trình sáng tạo thơ ca. Chỉ một tiếng tắc kè kêu trong thành phố cũng khiến nhà thơ da diết nhớ về những đồng đội luôn mong đợi đến ngày chiến thắng, mong đợi đến ngày trở về, nhưng ở thời điểm đó mơ ước “sắp về” chỉ là ước vọng, vì họ đã hi sinh ngay ở “giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh”:“Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia/ dưới lá là hầm là tăng là võng/ là cơn sốt rét rừng vàng bủng/ là muỗi vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn/.../ Người bạn tôi không về tới nơi này/ anh gục ngã bên kia cầu xa lộ/ anh nằm lại trước cửa vào thành phố/ giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh (Nghe tiếng tắc kè trong thành phố). Cái âm thanh vang lên từ hiện tại nhưng dường như đã được vọng từ quá khứ, từ cái thời đánh Mỹ. Nỗi nhớ ùa về, bủa vây cả quá khứ lẫn hiện tại thông qua sợi chỉ âm thanh - tiếng tắc kè, tuy mong manh mà mãnh liệt vô cùng.
Nhà thơ là người sống nặng về tình cảm. Chiến tranh đã qua đi nhưng trong tâm hồn nhà thơ ấy còn trĩu nặng nhiều nỗi băn khoăn. Trong thời đại mới, con người trở nên bận bịu với những so đo, toan tính, mọi thứ đều được đặt lên bàn cân. Trước thực trạng đó, thơ Nguyễn Duy giai đoạn sau 1986 dường như thấm đẫm nỗi suy tư và trĩu nặng những chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời. Nguyễn Duy có nhiều bài thơ tác động mạnh đến người đọc thời bấy giờ ở chỗ không chỉ vì cảm xúc rất thật của tác giả mà còn ở thái độ đúng đắn của ông trước những thói hư tật xấu trong đời thường. Để có được độc lập, hòa bình, thống nhất đất nước là biết bao người đã anh dũng hy sinh, thế mà những người được hưởng cuộc sống hòa bình lại không biết sống một cách xứng đáng, giẫm đạp lẫn nhau để sống:
Mười năm tôi ở đây
nhà tập thể xảy ra mấy trận cãi vã
va chạm lòng người còn chấn động hơn bom nổ phút tịnh tâm mới quý giá làm sao
… Mười năm tôi ở đây
các tụ điểm giải sầu lên cơn sốt chạy xô tiếng hát bợm vào tai người nghe
ca sĩ vã mồ hôi như võ sĩ
(Mười năm bấm đốt ngón tay). Chúng ta là thế hệ may mắn được sống trong thời thống nhất cần xem xét lại bản thân, cần trân trọng cái giá để giành độc lập, hòa bình thống nhất của nhân dân ta. Bài thơ Nhìn từ xa...Tổ quốc! đã phơi bày sự thật đắng cay trần trụi trước mắt mọi người, buộc ta suy ngẫm: Xứ sở thông minh/ sao thật lắm trẻ con thất học/ lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương/ Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt/ tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bom xe đạp/ tuổi thơ bay
như lá ngã tư đường...”(Nhìn từ xa...Tổ quốc!). Hàng loạt những câu hỏi tự
vấn của nhà thơ là tất cả cái trăn trở, suy tư về cuộc sống hiện tại. Trong mỗi dòng thơ đều hằn lên bao trăn trở khi tác giả nhìn nhận thẳng vào hiện thực đang tồn tại lúc bấy giờ của đất nước. Nguyễn Duy ý thức được mình cần có trách nhiệm với quê hương, đất nước, bởi theo Lưu Trọng Văn “nhà văn phải
luôn là đại diện của thần thánh để sống với cuộc đời này” [59, tr.9]. Nguyễn
Duy tâm sự: “luôn cảm thấy mình mắc nợ cuộc sống, mắc nợ những đồng đội. Các cảm giác đáng quí cũng là cái ý thức trách nhiệm ấy đã thôi thúc anh, nâng giúp anh viết ngày một nhiều, ngày một hay hơn về những người chiến sĩ” [30; tr.156]. Bởi vậy, thơ ông lúc nào cũng giàu suy tư như là lời tâm sự từ trong gan ruột của con người đã sống hết mình cho Tổ quốc.
2.3. Cái tôi hài hước, dí dỏm
Hài hước một trong những phạm trù thuộc cái hài. Cái hài cũng mang khuynh hướng xã hội, cười cái xấu để khẳng định cái đẹp, “cười là một
thể hiện trình độ con người làm chủ đối tượng, làm chủ bản thân mình. Không quá nếu nói, cái hài là vũ khí đấu tranh xã hội. Trong bốn cấp độ của cái hài (Hài hước, dí dỏm, châm biếm - mỉa mai và đả kích), hài hước là cấp độ đầu tiên. “Hài hước là cái cười xuất phát từ những mâu thuẫn bề
ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái” [35, tr.162].
Chất hài hước trong thơ trữ tình được hình thành và bộc lộ từ chất liệu ngoài hiện thực khách quan và tư tưởng thẩm mỹ của nhà thơ. Chính vì vậy nhà thơ vừa phải biết phát hiện cái hài trong đời sống và vừa phải biết cách thể hiện cái hài hước theo mục đích - tư tưởng nào đó. Tìm hiểu thơ Nguyễn Duy, chúng tôi nhận thấy nhà thơ thường bộc lộ cái tôi hài hước dí dỏm khi viết về thế thái nhân tình, tình yêu và hôn nhân và chính bản thân nhà thơ.
2.3.1. Hài hước, dí dỏm khi viết về thế thái nhân tình
Đất nước mình đã trải qua thời kì chiến tranh gian khổ, mất mát, hi sinh để có được những ngày hòa bình và thống nhất. Bước sang thời kỳ mới, cuộc sống có nhiều đổi thay “cái được thì nhiều nhưng cái vất vả thì
không phải ít” [8, tr.24]. Với con mắt vui tếu của Nguyễn Duy, hiện thực
ngổn ngang, bộn bề của cuộc sống đời thường như bày ra bao nhiêu cái để cười - cười không chỉ để cười mà cười là để suy ngẫm về thời cuộc.
Nhà thơ nhìn thấy một nền kinh tế với nhiều chuyển biến, nhà thơ đề cập đến những vấn đề của đất nước với ngôn ngữ hài hước để trực tiếp thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Ta không phủ nhận những tích cực mà nền kinh tế thị trường góp phần thay đổi diện mạo cho đất nước, tất nhiên cũng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy:“ào ạt sóng gió thời quá độ/ đánh tư sản – đổi tiền – điều chỉnh lương – tăng giá/ ba lợi ích bung ra rồi lại thít và/
rồi đổi mới cơ chế quản lí kinh tế” (Mười năm bấm đốt ngón tay).
mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin để chuộc lợi:
Người về sắm sửa cho ma
ngựa xe khăn áo lụa là kim ngân lăm lăm cái thước phàm trần làm sao đo được thánh thần em ơi
(Hàng mã)
Hiện thực đời sống được nhà thơ đề cập đến thật đáng để ta suy ngẫm, con người dùng vật chất để “mua chuộc” thánh thần. Nhiều người tự xưng là “thầy”, lợi dụng tín ngưỡng để thu lợi bất chính về cho bản thân. Còn những con người trần mắt thịt như chúng ta, mỗi khi gặp vận hạn hay đơn giản là cầu may mắn thì ta lại tìm tới các bậc “thánh thần” với “ngựa xe khăn áo lụa là kim ngân” để mong bao điều tốt đẹp. Vậy là dù điều kiện không cho phép, ta cũng cố gắng vay mượn lo cái lễ “tươm tất” để mong sự bình yên nhưng “làm sao đo được thánh thần”, con người mãi không thoát khỏi sự u mê, mù quáng. Ta mang tiền bạc để vật chất hóa những giá trị tinh thần. Nhà thơ còn đi vào miêu tả hiện trạng đất nước với những người tiêu biểu cho bộ mặt văn hóa, xem chừng cũng tự đánh mất mình:
- Thiền sư theo chợ bỏ chùa
loay hoay thui chó nửa mùa hết rơm
(Thiền sư)
- Chỉ tay ngang dọc rối bời
Những toan nhăng cuội mấy lời không đâu Thôi đừng bỡn mặt buồn đau
Bàn tay cao số cầm lâu ngại ngùng
(Bói tay)
đáng kính, nhân cách đáng ngưỡng mộ nhưng lại bị “tha hóa” bởi cuộc sống xô bồ. Nhà thơ ghi lại chân thực sự đảo điên của một bộ phận người trong xã hội. Các vị thiền sư bỏ tu chùa theo tu ở chợ, Nguyễn Duy đặt vị thầy tu trong tình huống oái ăm, đang thui chó thì hết rơm, từ láy “loay hoay” tăng tính hài hước cho câu thơ. Hay thầy tướng số vì vài đồng kiếm cơm phán bao lời “nhăng cuội” để thu lợi nhưng thực chất đầu óc rỗng tuếch.
Nguyễn Duy mượn thơ để phản ánh cái đang diễn ra và tất nhiên, đó không phải là tất cả bộ mặt xã hội mà chỉ là những cái nghịch lí, trái khoáy mà Nguyễn Duy phát hiện ra ở xã hội, ở thời buổi mình đang sống. Chúng đều được nói đến bằng một cách nói nửa nghiêm trang nửa đùa cợt. Vì thế, chúng ta có thể hiểu Nguyễn Duy nêu những điều ấy ra là để sửa chữa, để tống tiễn cái lạc hậu “một cách vui vẻ”. Thơ Nguyễn Duy, nhờ đó, có tính thời sự, có giá trị hiện thực và tác dụng nhận thức rõ nét mà vẫn hóm hỉnh, dí dỏm:
Thời hội chứng thần kinh mọi thứ đều dễ vỡ
Buổi bập bềnh bọt bể nương vào nhau mà trôi
(Trở gió)
Nguyễn Duy thẳng thắn thể hiện quan điểm của mình: những điều thần bí mà con người tạo ra là hư vô:
Tôi vô thần Tôi chả tin
Trời rỗng tuếch kia có Thiên Đường Thượng Đế Đất ngàn độ dung nham kia có Địa ngục Diêm Vương Không khí loãng kia ngất ngưởng Phật và Chúa
Loài thánh ngoẻo từ lâu rồi Bia tạc cả thôi
Thần Linh và Ma Qủy Tôi chả…
(Thắp nhang và khấn)
Không chỉ phản ánh hiện thực với bao thói hư tật xấu cần lên án, mà nhà thơ còn đi vào miêu tả một cách thú vị những hiện tượng tự nhiên bình thường. Đó là hiện tượng nguyệt thực: Tiệc trời vàng một mâm
trăng/ Oái oăm chưa – Bóng tối ăn trước mình (Rằm nguyệt thực) hay
hiện tượng mưa: Chiều đang sâu thắm một màu/ tự dưng lộp độp ngang
đầu - ồ mưa! (Mưa trong nắng nắng trong mưa). Đến những con vật
bình thường nhất cũng đi vào thơ ông một cách độc đáo. Đó là hình ảnh con sò, con ốc: “Con sò con ốc con nghêu/ ngửa trên bãi biển như trêu
con cò (Lời ru con cò biển); hay hình ảnh con chó: Chán đời oăng oẳng
gâu gâu/ biết thân biết phận gối đầu lên chân (Biết thân biết phận).
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn thường cho rằng lục bát thích hợp để thể hiện những cảm xúc nhẹ nhàng tha thiết nhưng ở thơ Nguyễn Duy ta còn bắt gặp sự mạnh mẽ táo bạo khi nhà thơ phơi bày sự thật của xã hội Việt Nam. Bài “Xẩm ngọng” của Nguyễn Duy, bắt đầu từ tư duy trào lộng đã có từ ngàn đời của ca dao, dân ca, trên cái nền nhạc “tưng tửng từng tưng”, “tinh tỉnh tình tinh” nửa như đùa cợt, nửa như phá phách, Nguyễn Duy đã liệt kê mười lăm kiểu xúc phạm ngược đời: Người cười nói xúc phạm người ngậm tăm, Siêng làm xúc phạm phàm ăn, Kẻ đi xúc phạm kẻ nằm dài lưng, Con trâu xúc phạm sợi thừng cột trâu, Bông hoa xúc phạm con sâu, con cá xúc phạm lưỡi câu ao nhà, Ông bụt xúc phạm con ma, Lão say khướt xúc phạm bà tỉnh queo, Cái sang xúc phạm cái nghèo, Cái ngay xúc phạm cái khoèo bẩm sinh, Cái tâm xúc phạm cái hình vô tâm, Cõi dương xúc phạm cõi âm, Cõi thiêng xúc phạm cõi trần tục
gian, Nàng chơi đẹp xúc phạm chàng xấu chơi, Người yêu nhau xúc phạm người
ghét nhau. Đó là sự khái quát, cách điệu hiện thực xô bồ, phức tạp mà nhà thơ
phải đối mặt bằng những câu thơ vừa mang tính trào lộng chua cay.
2.3.2 Hài hước, dí dỏm khi viết về tình yêu và hôn nhân
Tình yêu tự nó ẩn chứa một sức mạnh vô hình và mạnh mẽ. Chẳng thiếu những tác phẩm điêu khắc, những bài ca, tranh vẽ… ca ngợi vẻ đẹp bất tận của nó. Tùy từng thời kỳ mà nó được khoác lên mình bộ cánh khác nhau: Khi thì uyển chuyển nhẹ nhàng, khi thướt tha và quyền quý, khi lại bộc trực, lúc lại hài hước. Bên cạnh những vần thơ viết về tình yêu mang đậm chất trữ tình, Nguyễn Duy còn viết về tình yêu với giọng điệu hài hước, dí dỏm.
Nhà thơ nhớ về thời ngây ngô với áo trắng sân trường với bao trò tinh nghịch vẫn thường diễn ra trong lớp học, cả xưa lẫn nay:
Học trò con trai ma quỷ Học trò con gái thần tiên
Thầy bắt thần tiên ngồi kèm ma quỷ bén hơi ma quỷ ghẹo thần tiên
(Kính gởi tuổi học trò)
Tuổi học trò là cái tuổi đẹp nhất trong quãng đời của mỗi con người, thời vô âu vô lo, khờ dại. Cái tuổi không còn bé bỏng những cũng chưa đủ để gọi là trưởng thành – cái tuổi mới lớn vừa biết “nhìn trộm” nhau lần đầu:
một hôm ta thấy bạn ta thẹn thùng vở che ngực nhú ngại ngùng
ta ngơ ngẩn ngó má hồng hây hây
(Áo trắng má hồng)
Ở cái tuổi đó, tình yêu chỉ đơn thuần chỉ biết “thẹn thùng”, biết nhìn từ xa, đã ai biết thổ lộ tình yêu của mình đâu, để rồi “ngứa nga ngứa ngáy
Hết thời vụng dại, sau này tình yêu được nhà thơ thể hiện táo bạo, Nguyễn Duy càng ngày càng mạnh dạn hơn:
Chờ em từ bấy tới giờ làm như cái vẻ tình cờ qua đây
(Ca dao vọng về…)
Đến tuổi trưởng thành, nhà thơ không còn chỉ dám đứng từ xa nữa, nhà thơ đã chủ động tạo cơ hội cho mình để gặp người trong mộng, nhà thơ cũng chờ cũng đợi nhưng vẫn thích “giả đò” “ tình cờ qua đây”.
Văn học thời kì hiện đại, xuất hiện nhiều nhà thơ có tham vọng đi tìm nguồn gốc của tình yêu, nữ sĩ Xuân Quỳnh từng thú nhận “Em cũng
không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Nguyễn Duy cho rằng: Tình yêu
bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, từ hai người xa lạ, họ bỗng thương nhớ nhau:
Sấm chi sấm động thình lình để cho xa lạ mà thành nhớ thương
(Đám mây dừng lại trên trời)
Nguyễn Duy “đổ lỗi” cho sấm - hiện tượng thiên nhiên, bởi sấm gây tiếng động bất ngờ bỗng làm cho đôi lứa nhớ thương rồi nên yêu từ bao giờ không ai biết. Dường như trong tình yêu mọi điều tưởng như vô lý đều trở thành hợp lý. Nguyễn Duy quan niệm tình yêu đến một cách tự nhiên, tình cờ, tìm khó thấy:
Ngẫu nhiên em ra đời giọt trời rơi xuống không hề ký tên hợp đồng làm người Tình yêu ngẫu nhiên cũng xuống từ trời