Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 93 - 95)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả vần và nhịp điệu của từ ngữ ấy. Chính sự sắp đặt từ ngữ của nhà thơ đã tạo chất nhạc cho thơ. Thơ có nhạc tính là điều mặc nhiên. Tính nhạc được tạo nên bởi các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp, thanh điệu, ngữ điệu...), các yếu tố từ vựng (từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình...) và các yếu tố ngữ pháp (cách ngắt dòng, cách tổ chức câu thơ...). Tuy nhiên, các yếu tố ngữ âm vẫn là quan trọng nhất, chi phối đến các yếu tố còn lại và quyết định đến sự hình thành nhạc điệu của một thi phẩm.

Nhìn từ phương diện ngữ âm tiếng Việt, hai thành tố vần và nhịp điệu đóng vai trò quyết định đến sự hình thành nhạc điệu của một bài thơ. Các thành tố này có vai trò khác nhau khi tham gia vào bản hòa tấu của thơ. Tìm hiểu thơ Nguyễn Duy ta thấy vần và nhịp điệu được sử dụng khá linh hoạt đem lại hiệu quả cao trong việc thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ.

Ngay ở cách gieo vần, Nguyễn Duy đã tạo cho thơ mình nhạc điệu riêng . Thể lục bát là thể thơ mà Nguyễn Duy đã sử dụng khá thành công trong quá trình sáng tác thơ của mình. Thơ lục bát của Nguyễn Duy uyển chuyển, mượt mà như ca dao truyền thống mà vẫn hiện đại ở thi liệu, cấu tứ. Bên cạnh việc làm mới lục bát, nhà thơ vẫn luôn trân trọng đặc trưng của thể thơ này ở cách gieo vần bằng. Cách gieo vần này tạo sự nhẹ nhàng, êm đềm cho câu thơ, gieo

vào trái tim bạn đọc những nỗi niềm riêng. Khi viết về quê hương, thơ Nguyễn Duy bao giờ cũng chân thành và chan chứa tình như thế này:

Xa hun hút một con đường bạn bè lận đận tận phương trời nào

quê nhà ở phía ngôi sao qua sông mượn khúc ca dao làm cầu

(Thơ tặng người xa xứ)

Hay việc sử dụng vần bằng khiến cho câu thơ tự do trở nên mềm mại hơn, nhẹ nhàng hơn:

Ai qua Thanh Hóa về Quảng Xá men rượu là hương vị của làng tôi nhắc cầu Bố chắc nhiều người còn nhớ đền nhà Lê rêu phủ đã bao đời

(Hơi ấm ổ rơm)

Để tạo nhạc tính cho thơ, ta không thể không kể đến vai trò của từ láy. Chỉ với hai từ láy: cồn cào, liêu xiêu, ta nhận thấy cuộc giản dị, thậm chí thiếu thốn của cả một thế hệ chứ không của riêng nhà thơ:

“Tuổi trẻ anh áo nâu, chân đất

bữa cháo, bữa khoai, đi cày và đi học

bụng cồn cào con chữ chạy liêu xiêu

(Gửi về Lam Sơn)

Những năm chiến đấu, người lính luôn nhớ quê hương, đất nước. Trong chiến tranh, hầu như người lính nào cũng cảm nhận được những khó khăn, thiếu thốn của quê hương. Người lính của Nguyễn Duy nhớ về quê hương là nhớ về hương vị đặc trưng của mảnh đất nơi mình được sinh ra: mùi rơm rạ, mùi bùn:

Rơm rạ ơi ta trở về đây

gió sùng sục mùi nằng nặng ngấu

mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ giậu

vắt vẻo cành tre sáo sậu gọi tên mình (Về đồng)

Dù có đi đâu về đâu, tình yêu nhà thơ dành cho quê hương lúc nào cũng đong đầy. Nói như Vũ Văn Sỹ: “Thơ Nguyễn Duy từ sau 1975, dù viết về đề tài nào thì nơi neo thả tâm hồn của thi sĩ vẫn là những cánh rừng thời ôm

súng, vẫn là những miền quê chập chờn nguồn cội” [53, tr.70].

Nói về bản thân mình, nhà thơ sử dụng hai từ láy bốn: .Thất tha thất

thểu văn chương/ kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài” (Xin đừng buồn em

nhé). Trong một bài thơ khác, nhà thơ viết: Thơ cứ rắc mơ sương tình tứ/ mưa

thật mưa ngập ngụa cả con đường/ đồng nhuận bút phập phèo bong bóng

nước/ mẹ Đốp đi làm bì bõm lội mà thương (Nợ nhuận bút). Thông qua các

từ láy như: ngập ngụa, bong bóng, bì bõm, nhà thơ đã khắc họa một cách chân thựccuộc sống của nhà thơ cũng như bao bạn bè đồng nghiệp, một cuộc sống thiếu thốn, mơ hồ.

Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình, cách ngắt nhịp thể hiện được hết những cung bậc cảm xúc của con người. Những câu thơ được ngắt nhịp chẵn như lời tâm tình, thủ thỉ trong tình yêu:

Bảo rằng/ nói một lời đi lại thôi/ … nào đã có gì/ với nhau

nhùng nhằng/ những chuyện đâu đâu gần xa/ như bạn/ như bầu/ … thế thôi

(Ca dao vọng về)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 93 - 95)