Thể thơ năm chữ cô đọng, hàm súc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 77 - 79)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Thể thơ năm chữ cô đọng, hàm súc

Điểm nổi bật của thơ năm chữ chính là sự ngắn gọn, hàm súc. Lời thơ ngắn gọn nhưng cũng có thể truyền tải được nhiều những ngụ ý khác nhau. Chỉ với vài câu thơ năm chữ, nhà thơ có thể trình bày đầy đủ nội dung cần diễn đạt của bài thơ. Thể loại này trong thơ Nguyễn Duy không nhiều, chiếm 4.2 % (xét trong tuyển tập “Thơ Nguyễn Duy”) song ở thể loại này xuất hiện khá nhiều bài thơ hay làm nên tên tuổi nhà thơ.

Con người xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy lúc nào cũng tràn đầy tinh thần lạc quan, đặc biệt là những người lính trẻ. Trong những ngày gian khổ, hiểm trở, thiếu thốn về vật chất, người lính với tình yêu cuộc sống, chưa bao giờ nản lòng. Đường hành quân bớt lạ lẫm bởi những “người bạn mới” – những chú chim nhỏ: “Chưa thấy bóng chim đâu/ mà thân thương nhau quá/

không ngỡ ngàng rừng lạ/ nhờ tiếng chim nghe quen (Tiếng chim bạn bè). Đó

Đ â u p h i h ế t c h i ế n t r a n h

rừng vẫn hót – hót để dạo khúc nhạc vui trong lòng người lính.

Có những bài thơ năm chữ, ngay ở nhan đề bài thơ cũng đã nói lên được nội dung của bài thơ. Tình ca nơi cuối đất là bài tình ca được cất lên từ nơi cuối đất - mũi Cà Mau. Câu thơ năm chữ nhẹ nhàng như lời tâm tình của người lính đối với cô gái ở nơi “đầu trời”:“Van em đi cùng anh”. Người lính đã đưa ra lí do của sự chia cách “đầu trời”- “cuối đất” bằng hai câu thơ ngắn gọn: “ Dầu phải hết chiến tranh/ thì hi sinh chấm dứt”. Chỉ trong một bài thơ mà nhà thơ đã ba lần nhắc đến cụm từ “đầu trời”,“cuối đất”. Nếu chỉ đọc thoáng qua người đọc sẽ dễ dàng nhận ra đó là sự xa cách. Nhưng nếu đọc kĩ, đó không còn là sự xa cách mà là sự chung thủy. Bởi vì em ở nơi đầu trời vẫn

chiều chiều”, “sớm sớm” chờ đợi anh nơi cuối đất. Dù xa cách hai nơi nhưng

tình yêu của người lính không bao giờ phai nhạt. Người lính đã biết đặt tình yêu đối với quê hương đất nước lên trên tình yêu đôi lứa vì anh tin rằng tình yêu là không bến không bờ:

Nơi tận cùng đất nước tình yêu không bến bờ

Lời thơ ngắn gọn, hàm súc, từng câu thơ năm chữ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát thể hiện thái độ, tình cảm của người lính. Đó là thái độ, tình cảm của một con người sống có trách nhiệm với quê hương đất nước và với cả tình yêu của mình.

Ánh trăng miêu tả lại tâm trạng của một người lính sau chiến tranh vào

sống ở Sài Gòn. Bằng bốn câu thơ với hai mươi chữ nhà thơ đã nêu lên được không gian sống của người lính từ nhỏ đến lúc tham gia kháng chiến. Hình ảnh người lính hiện ra rất gần gũi qua sự so sánh của nhà thơ:

Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ

Những kiếp người, những số phận bất hạnh trong xã hội được nhà thơ đưa vào thơ để con người suy ngẫm: Cả thành phố như nổ/ tiếng pháo rền vang xa/ có một lão bị gậy/ khóc khàn trên sân ga/…/ có một người nạng gỗ/ ngồi bên

sông nhớ nhà (Pháo Tết). Giữa không gian Tết đang cận kề, dù giàu hay

nghèo thì ai ai cũng về với tổ ấm của mình, ấy vậy mà ở trong lòng thành phố tưởng chừng như phồn hoa ấy lại tồn tại bao nhiêu số phận cơ cực đến vậy. Đó là một ông lão ăn xin đang đau nỗi đau thân phận trên sân ga không người; là bà bới rác không manh áo lành lặn trong đêm lạnh giá; là một em điếm không chốn dung thân giữa dòng đời xô đẩy.

Thể thơ cô đọng hàm súc này giúp nhà thơ miêu tả buổi chiều lãng mạn ngập trong sắc trắng của đôi lứa đang yêu: Hai đứa một chiều đi/ mía trổ cờ

gió bấc (Hoa mía). Những cơn gió ngang qua làm đám hoa mía được tự do

bay trong không khí gợi cho cô gái nhiều dự cảm không may về ngày mai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy (Trang 77 - 79)