6. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư
Bên cạnh giọng kể chuyện tâm tình, giọng hóm hỉnh vui tươi, thơ Nguyễn Duy còn có giọng chiêm nghiệm, suy tư. Đây cũng là một trong những chất giọng chủ yếu của thơ sau 1975. Chính giọng điệu này đã góp phần làm cho những trang viết của nhà thơ có bề sâu trí tuệ, đưa người đọc tới sự cảm nhận sâu sắc thấm thía nhiều điều từ cuộc sống này. Nhà thơ luôn trăn trở trước thực trạng của đất nước bởi “Thơ hôm nay đã có một tầm nhìn mới. Các mặt các khía cạnh khác nhau của hiện thực được soi rọi bằng một nhận
thức mới” [33, tr.372]. Triết lý mà ông đưa vào thơ mình là những triết lý đời
thường được chắt lọc qua trải nghiệm của chính bản thân, chân thực nhưng không kém phần thâm trầm sâu sắc.
Ở nhiều bài thơ, Nguyễn Duy thể hiện một giọng điệu chiêm nghiệm suy tư rõ nét. Tiếng nói của cái tôi trữ tình nhà thơ luôn thể hiện sự trăn trở trước thực trạng đói nghèo đất nước (Pháo tết, Đánh thức tiềm lực,...) sự lẫn lộn trắng, đen, thật, giả… trong cuộc sống đời thường và sự đổi thay của tình đời, tình người (Mười năm bấm đốt ngón tay, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...). Bên cạnh đó, Nguyễn Duy còn có rất nhiều bài thơ mà ở đó cái tôi trữ tình cũng mang nhiều trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, đạo lý.
Khi triết lý về hạnh phúc và khổ đau, nhà thơ có viết:
Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò thôi đừng trách cành tre sao mềm thế
đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ có hạnh phúc nào giá rẻ không em?
Hay nỗi lo thường nhật đè nặng lên tâm tư của nhà thơ:
Ta rất gần bể rộng với trời cao để xa cách những gì thân thuộc nhất nồi gạo hết lúc nào ta chả biết
thăm thẳm nỗi lo trong mắt vợ u sầu
(Bán vàng)
Tiếng thơ Nguyễn Duy thủ thỉ như rượu lâu năm, nồng nàn vừa nhấm đã say, nhà thơ muốn nhắc mọi người và cả chính bản thân mình nên biết trân trọng những phút giây bên người vợ của mình. Nguyễn Duy đã từng nghiêm khắc phê phán mình:
Ta quàu quạu học đòi triết gia táo bón những câu thơ nhăn nhó nhọc nhằn quên rằng sự sống rất hồn nhiên
(Cô bé nhà bên)
Sự đan xen giữa các giọng điệu đã tạo nên sự “nhiều màu sắc” cho giọng điệu thơ Nguyễn Duy. Nguyễn Đăng Điệp cũng chỉ ra rằng: “Mỗi một nghệ sĩ lớn thường là một nghệ sĩ tạo ra một dải phổ giọng điệu rộng lớn, phong phú
mà thống nhất. Đó là sự thống nhất của cái đa dạng” [9, tr.342]. Sự đan xen
của nhiều giọng điệu kể trên đã góp phần làm nên sự đa dạng về giọng điệu trong những trang thơ Nguyễn Duy.