Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông (Trang 30 - 33)

1.3.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu, tài liệu

Thu thập, kế thừa các tài liệu, số liệu phân tích, các bản đồ chuyên đề về các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) có liên quan đến đề tài. Tất cả các nguồn số liệu, tài liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được tác giả kế thừa, tiếp cận và vận dụng trong nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, việc chọn lọc và xử lí sẽ giúp định hình tài liệu toàn diện và khái quát chủ đề nghiên cứu.

- Phân tích tổng hợp dữ liệu: Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm rõ cơ sở lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó giúp tránh trùng lặp trong nghiên cứu, thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu của đề tài.

- Nguồn số liệu xây dựng bản đồ suy thoái đất tiềm năng: đánh giá đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu. Phân cấp chỉ tiêu suy thoái của các đặc điểm tự nhiên: độ dốc, tầng dày đất, địa hình, địa mạo, khí hậu….

- Nguồn số liệu xây dựng bản đồ suy thoái đất hiện tại: Đặc điểm lý hóa học của các nhóm đất ở một số phẫu diện đất điển hình để làm rõ đặc điểm

thổ nhưỡng ở các vùng đất bị suy thoái. Phân cấp chỉ tiêu thực vật trên cơ sở chiết tách từ bản đồ thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất.

- Nguồn số liệu về hiệu quả KT-XH của các mô hình sử dụng đất hiệu quả cung cấp thêm cơ sở để đề xuất sử dụng bền vững tài nguyên đất tỉnh Đắk Nông.

1.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học địa lí. Trong quá trình thực địa, đặc điểm của các yếu tố liên quan tới quá trình thoái hóa đất đều được quan sát và ghi chép lại đầy đủ. Với việc khảo sát theo tuyến, các yếu tố tự nhiên, yếu tố KT-XH, đặc biệt chú ý các loại hình sử dụng đất của khu vực nghiên cứu được đánh giá một cách tổng hợp để từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đất và đề xuất các biện pháp sử dụng đất ở địa phương cho phù hợp.

1.3.2.3. Phương pháp bản đồ và GIS

Việc ứng dụng các phần mềm bản đồ cùng các phép phân tích không gian trong môi trường GIS và thể hiện trên các bản đồ kết quả rất hữu ích trong việc trợ giúp công tác ra quyết định. Để phân tích định lượng và xác định sự biến đổi không gian của các yếu tố địa lý phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các phần mềm GIS và phần mềm bản đồ chuyên dụng như: phần mềm MapInfo 10.5 - biên tập các bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất…; ArcGIS 9.3 để chồng xếp, nắn chỉnh các bản đồ trong quá trình thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng, thoái hóa đất hiện tại và tổng hợp thoái hóa đất.

Bản đồ suy thoái đất được thành lập dựa trên các nguyên tắc địa lí phát sinh, đồng nhất tương đối và yếu tố trội. Bản đồ kết hợp phân tích trong phòng thí nghiệm và khảo sát thực địa kết hợp nghiên cứu và phân tích các yếu tố địa lí có liên quan. Bản đồ suy thoái đất có 3 loại: bản đồ suy thoái đất

tiềm năng, bản đồ suy thoái đất hiện tại và bản đồ thực trạng suy thoái đất (đánh giá tổng hợp suy thoái đất). Đây là những bản đồ có ý nghĩa lớn đối với sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường đất. Trong luận văn này, học viên chỉ tiến hành thành lập 02 loại bản đồ: Bản đồ suy thoái đất tiềm năng và bản đồ suy thoái đất hiện tại.

1.3.2.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp mang lại những phản hồi có giá trị, bám sát nhất vào đề tài nghiên cứu dựa trên những nhận định, phân tích, đánh giá, phản hồi từ việc tác giả đã tiếp xúc và trao đổi với cán bộ quản lý địa phương, người dân địa phương ở các điểm khảo sát nhằm thu thập nhanh thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, tình hình sản xuất, hoạt động KT-XH địa phương. Các thông tin thu thập, chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu, bổ sung cho luận văn. Nhờ có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan từ các nhân chứng mà đề tài mang tính ứng dụng chân thực hơn.

Việc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu suy thoái tài nguyên đất, giúp cho luận văn có cái nhìn nhận đánh giá về suy thoái tài nguyên đất tỉnh Đắk Nông một cách toàn vẹn và hoàn chỉnh trong một tổng thể. Từ đó đưa ra những giải pháp quản lí, sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lí nhất và bền vững nhất.

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ PHÁT SINH VÀ SUY THOÁI ĐẤT TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)