Quá trình laterit hình thành kết von và đá ong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông (Trang 48)

Quá trình laterit là giai đoạn cuối cùng của quá trình feralit hóa và thường được gọi là quá trình đá ong hóa hay kết von - đá ong. Bản chất của quá trình laterit hóa là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation Fe3+, Fe2+; Al3+; Mn6+. Các cation này có sẵn trong môi trường đất nhiệt đới do mưa và tác động dòng nước thấm, nước ngầm, chúng có cơ hội tập trung lại một chỗ trong đất với mật độ cao. Sự hình thành đá ong thường tập trung ở các vùng tương đối thấp có khả năng trữ nước chứa nhiều Fe2+ gần tầng mặt hoặc dòng nước mặn trong mùa mưa. Các Fe2+ dễ dàng bị oxi hóa thành các oxit liên kết với các nhân là hạt keo sắt kaolinit tạo thành màng lưới dày đặc ngày càng chặt và cứng hơn khi bị mất nước.

Cũng như quá trình rửa trôi và tích tụ sét, điều kiện nhiệt đới ẩm, đặc biệt là nhiệt đới ẩm là môi trường thuận lợi cho quá trình phá huỷ khoáng sét và tích tụ sắt nhôm xảy ra mạnh mẽ. Nên phần lớn các đất đã có tuổi, phân bố trong vùng nhiệt đới ẩm như ở Đắk Nông đều có màu vàng đỏ, chua, cation trao đổi thấp.

Quá trình tích luỹ tương đối và tuyệt đối sắt, nhôm thể hiện rõ do có sự phân hoá hai mùa khô - ẩm đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành kết von.

Quá trình phong hoá ở cao nguyên bazan trong môi trường nhiệt đới ẩm tỉnh Đắk Nông như sau: đá mẹ ban đầu bị phong hoá lý, hoá học làm thay đổi cơ bản thành phần hoá học của đá mẹ; sự phong hoá các khoáng và rửa trôi các cation kiềm theo chiều thuận, đồng thời các nguyên tố có khả năng trao đổi như sắt, nhôm được tích luỹ lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)