Tính đến năm 2018, dân số toàn tỉnh Đắk Nông khoảng 650 000 người. Cơ cấu dân số chủ yếu là dân tộc kinh, M’Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M’Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, mật độ trung bình 99 người/km2. Nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.
Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư Đắk Nông được hình thành từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như M’Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng. Ngoài ra còn có một số các dân tộc khác nhưng rất nhỏ như Cơ Tu, Tà Ôi, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt. Các dân tộc ở Đắk Nông có phương thức canh tác rất đa dạng, đặc biệt ở vùng núi chủ yếu là nương rẫy làm cho vùng sườn núi bị rửa trôi thảm thực vật rất nhanh, đất bạc màu, suy thoái đất diễn ra khá mạnh.
Trong những năm qua, tình trang di dân tự do từ những vùng khác đến cũng khá lớn, làm nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lí dân cư, an ninh chính trị và trật tự xã hội ở Đắk Nông, áp lực từ gia tăng dân số dẫn đến
nhu cầu về đất ở và đất canh tác tăng, công với phương thức canh tác lạc hậu thiếu khoa học đây là những nguy cơ làm gia tăng suy thoái tài nguyên đất của tỉnh, cần có những biện pháp sử dụng đất một cách thích hợp.
Trước khi thành lập, địa bàn tỉnh Đắk Nông là 6 huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk cũ, là những huyện khó khăn nhất. Đến nay, Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến rõ nét từ chủ yếu là nông nghiệp sang hướng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2004 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 72,86% đến năm 2018 khu vực nông nghiệp đã giảm xuống còn 42,67%, khu vực phi nông nghiệp đã tăng lên 57,33%, trong đó công nghiệp xây dựng chiếm 18,35%. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Nông, ngành nông nghiệp vẫn còn là ngành chính.