Phân tích nguyên nhân gây suy thoái đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông (Trang 61 - 65)

* Nguyên nhân khách quan:

Bao gồm các nguyên nhân về đặc điểm tự nhiên như: địa hình, khí hậu, thủy văn, loại đất,…đây là các nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến mức độ suy thoái đất của tỉnh Đắk Nông.

- Địa hình: với đặc điểm địa hình thoải dần từ Đông sang Tây, trong đó sườn phía Đông dốc đứng, chia cắt phức tạp, tính phân bậc rõ ràng, diện tích

đất của vùng phần lớn là núi và cao nguyên với độ dốc lớn. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi,…đặc biệt là những khu vực mà thảm thực vật có độ che phủ thấp.

- Khí hậu: Khí hậu Đắk Nông chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa lượng mưa lớn, tập trung. Mùa khô lượng mưa ít, nhiệt độ không khí cao, lượng bốc hơi lớn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm cho đá mẹ và khoáng vật bị phong hóa mạnh mẽ. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh vật đất, quá trình phân giải chất hữu cơ và tính chất đất. Lượng mưa lớn và tập trung làm nước mưa không kịp thấm xuống đất, xuất hiện hiện tượng chảy tràn trên bề mặt, gây xói mòn bề mặt đất. Đặc biệt, ở những vùng đất dốc, đô che phủ thấp.

+ Hạn hán kéo dài: Hạn hán là một trong những đặc thù của khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng, có nguyên nhân chính do điều kiện khí hậu tự nhiên. Do tính phân hóa của điều kiện khí hậu, khu vực nghiên cứu có mùa khô kéo dài tới 6 tháng (từ tháng XI đến tháng IV năm sau), lượng mưa trong các tháng này rất thấp (chiếm 15 - 30% tổng lượng mưa cả năm), tổng bức xạ lớn nên thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. Đây là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng suy thoái đất trong khu vực.

+ Lượng mưa lớn và lũ lụt đi kèm: Tỉnh Đắk Nông có lượng mưa lớn (trung bình 1.600 - 1.800 mm/năm) và tập trung trong mùa mưa (tháng V - X), lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa và cường độ mưa lớn sẽ gây ra tình trạng xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất. Khi có mưa lớn và tập trung thường gây ra tình trạng lũ lụt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra suy thoái đất ở khu vực nghiên cứu.

- Thủy văn: Đắk Nông với đặc điểm hệ thống sông suối dày đặc. Chế độ dòng chảy của các sông suối của tỉnh Đắk Nông được chia làm 2 mùa rõ

rệt, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trùng với mùa mưa, với hơn 80% lượng mưa cả năm gây ra những trận lũ lớn, gây xói mòn, rửa trôi đất. Ngược lại, mua khô lượng mưa ít chỉ gần 20% lượng mưa cả năm làm cho đất đai trở nên khô hạn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác quản lý đất đai:

Việc phát triển nhanh, không theo quy hoạch các loại cây công nghiệp lâu năm đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Việc khai thác các loại lâm sản quý hiếm đã làm mất đi sự đa dạng sinh học của rừng. Ảnh hưởng trực tiếp đến độ che phủ rừng, làm mất tầng thảm mục, không có quá trình tạo mùn, không giữ lại được nước mưa và mất khả năng điều tiết dòng chảy, thường xảy ra lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, giảm độ ẩm của đất và phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái và môi trường đất. Đối với các khu vực có địa hình dốc và bị chia cắt, khi mất rừng tình trạng xói mòn, rửa trôi sẽ hoạt động mạnh, đất sẽ bị bạc màu, laterit hóa và lộ đá gốc tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, ngày càng thu hẹp diện tích canh tác.

Trên những diện tích đất sản xuất nông nghiệp, do phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm không theo quy hoạch, giá trị sản phẩm đầu ra bấp bênh, việc chuyển đổi cây trồng làm cho bề mặt đất thường xuyên bị trơ trụi. Đó là một trong những nguyên nhân gây xói mòn đất mạnh hơn. Mặt khác, trong quá trình canh tác việc bón phân không cân đối, làm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kinh thích sinh trưởng làm cho đất ngày càng trở nên chai cứng, bị chua hóa và ô nhiễm.

Hình 3.3: Đất trống sau mùa vụ ở Krông Nô(Ảnh chụp tháng 4/2019)

Hình 3.4: Đốt rừng chuẩn bị canh tác ở Đắk Glong(Ảnh chụp tháng 4/2019)

- Quá trình sử dụng đất:

Đặc điểm và phương thức sử dụng đất ảnh hưởng đến suy thoái đất: với mỗi một phương thức sử dụng đất khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến quá trình suy thoái đất. Trong đó, phương thức canh tác cây lâu năm có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng suy thoái, do quá trình canh tác có chế độ bón phân không hợp lý, lạm dung thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất bị ô nhiễm, suy giảm độ phì nhiêu. Với phương thức canh tác chuyên màu, đây là khu vực sử dụng sức sản xuất của đất là chủ yếu. Bón phân bổ sung rất ít, gần như là không có. Loại cây trồng chủ yếu là những loại cây trồng có độ che phủ thấp, khả năng giữ ẩm cho đất kém. Do đó, những khu vực này đất thường bị khô hạn nghiêm trọng đặc biệt là về mùa khô; về mùa mưa thường xảy ra hiện tượng xói mòn bề mặt do lượng mưa lớn và tập trung.

Quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên rừng: với việc chuyển đổi mạnh diện tích rừng sang trồng cây lâu năm với phương thức canh tác không hợp lý làm cho diện tích rừng bị suy giảm, cùng với đó là hiện tượng chặt phá rừng xảy ra thường xuyên. Đồng thời một số diện tích rừng có thảm thực vật thưa, tầng đất mỏng, cùng với lượng mưa lớn, tập trung làm cho quỹ đát bị xói mòn rửa trôi mạnh.

tế - xã hội. Ở Đắk Nông chủ yếu khai thác khu vực mỏ khoáng sản bauxite Nhân Cơ. Việc khai thác khoáng sản tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ. Các biểu hiện suy thoái môi trường thể hiện ở:

- Giảm diện tích đất rừng, gia tăng suy thoái đất

- Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông lâm nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường,

- Gia tăng ô nhiễm môi trường đất, nước: bãi chứa chất thải, các chất thải rắn như cát, đá, sỏi, bùn ra đất nông nghiệp, nước thải từ các hệ tuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng.

Quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng quỹ đất cho xây dựng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tình trạng dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào tỉnh Đắk Nông, cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh, đặc biệt ở các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số đã kéo theo nhu cầu về đất đai xây dựng nhà cửa, đất đai canh tác sản xuất lớn. Đồng thời, giá cả một số mặt hàng nông sản có xu hướng tăng trong những năm gần đây, trong khi đó quỹ đất có hạn, làm cho tình trạng người dân phá rừng làm nương rẫy tăng lên. Rừng bị mất, kéo theo mức độ đất bị xói mòn do mưa tăng lên, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, từ đó tăng nguy cơ đất bị suy thoái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)