3.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá suy thoái đất hiện tại
a. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá suy thoái về hóa học
Có nhiều chỉ tiêu hoá học và dinh dưỡng trong đất thay đổi theo mùa nên khó có thể đưa ra một giới hạn cụ thể của từng yếu tố hoá học và dinh dưỡng để đánh giá mức độ thoái hoá đất hiện tại. Thành phần hóa học của đất liên quan chặt chẽ với thành phần và tính chất của đá mẹ thành tạo. Trong các nghiên cứu và đánh giá suy thoái đất hiện tại, các nguyên tố và yếu tố có liên quan nhiều đến dinh dưỡng của cây trồng cần được đặc biệt chú ý và lựa chọn.
Về mặt hóa học đất, quá trình suy thoái đất là sự suy giảm chất dinh dưỡng đến giới hạn nghèo. Trong khu vực nghiên cứu, các giá trị dinh dưỡng phát sinh của đất hình thành trên các sản phẩm phong hóa của đá bazan hầu như cao hơn các loại đất hình thành trên các loại đá khác. Vì vậy, các chỉ tiêu hóa học chính được lựa chọn phục vụ xây dựng bản đồ suy thoái đất hiện tại của tỉnh Đắk Nông gồm:
- Chỉ tiêu pHKCl: Thông số pHKCl thường được sử dụng để xác định độ chua của các loại đất. Nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận quá trình già hoá của đất đỏ nhiệt đới là quá trình axit hoá. Quá trình thoái hoá làm tăng độ chua tầng mặt hay toàn phẫu diện. Phân cấp độ chua phục vụ xây dựng bản đồ suy thoái đất hiện tại tỉnh Đắk Nông như sau:
Bảng 3.5:Phân cấp chỉ tiêu độ chua của đất cho thành lập bản đồ suy thoái hiện tại
STT Mức độ
phân cấp đánh giá Giá trị pHKCL Ký hiệu
1 Ít chua đến kiềm 5,0 - 7,0 I
2 Chua 4,0 - 5,0 II
3 Rất chua < 4,0 III
- Hàm lượng hữu cơ: Mùn là sản phẩm hữu cơ cao phân tử được tạo ra do kết quả của quá trình phân hủy các xác động vật, thực vật bởi vi sinh vật và các điều kiện hóa lý tự nhiên, chiếm khoảng 80 - 90% tổng số chất hữu cơ chứa trong đất Mùn có ý nghĩa lớn trong quá trình hình thành đất và ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất. Mùn tạo ra keo mùn, làm cho đất tơi xốp, vì mùn là keo ưa nước nên tạo được kết cấu đất có tính thấm và giữ nước cao gấp 10 lần sét. Phân cấp độ chua phục vụ xây dựng bản đồ suy thoái đất hiện tỉnh Đắk Nông như sau:
Bảng 3.6:Phân cấp chỉ tiêu hàm lượng hữu cơ cho thành lập bản đồ suy thoái đất hiện tại
STT Mức độ
phân cấp đánh giá
Giá trị hàm
lượng mùn (%) Ký hiệu
1 Đất hữu cơ trung bình - giàu > 2,0 I
2 Đất nghèo hữu cơ 1,0 - 2,0 II
3 Đất rất nghèo hữu cơ < 1,0 III
Nguồn: [23] b. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá suy thoái về vật lý
- Chỉ tiêu thành phần cơ giới của đất: Đặc điểm chung của các loại đất bazan trong khu vực nghiên cứu là có hàm lượng sét cao, nhất là sét vật lý (76 - 86%). Sau khi phá rừng để khai thác đất đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình rửa trôi các cấp hạt sét ở tầng mặt. Tuỳ theo từng đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng mà mức độ hao hụt sét tầng mặt có khác nhau. Trên thực địa, tầng đất dưới lớp cỏ ngắn không gắn kết, tơi bở rời dạng vụn sét gạch. Đất của tầng này khi khuấy vào nước khuếch tán rất ít, còn lại phần lớn bị kết tủa.
Bảng 3.7:Phân cấp thành phần cơ giới phục vụ đánh giá suy thoái hiện tại
STT Thành phần cơ giới Ký hiệu Mức độ suy thoái hiện tại
1 Thịt nặng đến sét I Nhẹ
2 Thịt trung bình II Trung bình
c. Chỉ tiêu hiện trạng sử dụng đất/ thảm thực vật
Hiện trạng sử dụng đất có quan hệ mật thiết với các quá trình suy thoái. Khi nghiên cứu tổng hợp đất bazan suy thoái, Nguyễn Đình Kỳ đã đưa ra mối tương quan giữa quần xã tực vật và đặc tính lý hoá của đất bazan và đưa ra các quần xã thực vật tương ứng với các dạng đất bazan trên cơ sở mối quan hệ giữa đặc tính vật lý của đất với thảm thực vật, đặc tính hoá học của đất với thực vật [34]. Trên các đất bazan thoái hoá được thu thập mẫu thực vật, mô tả ở các khía cạnh: (a) các loài chính tham gia vào quần xã, (b) tỷ lệ các loài và (c) cấu trúc quần xã (độ cao, độ che phủ...). Dựa trên các đặc điểm và tính chất của đất bazan thoái hoá về hoá học, về vật lý và các dấu hiệu thực vật chỉ thị cho phép nhận biết đất bazan thoái hoá hiện tại. Nếu như các yếu tố gây thoái hoá đất là cơ sở cho việc thành lập bản đồ thoái hoá tiềm năng, thì các đặc điểm và các dấu hiệu này là một cơ sở để thành lập bản đồ thoái hoá hiện tại. Một thực tế cho thấy, hậu quả từ những tập quán canh tác, phương thức sử dụng đất không hợp lý của con người đã làm cho đất bị suy thoái do xói mòn bởi nước, gió và rửa trôi mất chất dinh dưỡng trong đất.
Bảng 3.8: Tác động của các loại hình sử dụng đất đến suy thoái hiện tại
STT Loại hình sử dụng đất chính Cấp suy thoái hiện tại 1 - Đất có rừng tự nhiên đặc dụng, phòng hộ - Đất có rừng trồng đặc dụng, phòng hộ; - Đất có rừng tự nhiên sản xuất; - Đất rừng trồng có trữ lượng, rừng non có trữ lượng
- Cà phê kinh doanh, cao su, tiêu - Lúa, màu
Nhẹ
- Rừng khộp bị khai thác;
- Rừng trồng không có trữ lượng, - Rừng tre nứa
- Đất trống có cây bụi và cây gỗ rải rác
- Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, điều
3 - Đất lâm nghiệp không có rừng trạng thái IB - Đất cỏ tự nhiên, đất trống có cỏ,
- Đất nương rẫy, đất chuyên dụng,
- Đất hoang hóa và ít sử dụng, đất mặt nước - Đất lâm nghiệp không có rừng trạng thái IA, - Đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây,
- Khai thác khoáng sản (bôxit, cao lanh, thiếc,...)
Mạnh đến rất mạnh
3.3.2. Kết quả đánh giá suy thoái đất hiện tại
a. Quy trình thành lập bản đồ suy thoái đất hiện tại
Đánh giá thoái hoá hiện tại cũng có nghĩa là phân hạng đất trên cơ sở các dấu hiệu đặc điểm thoái hoá. Công việc này có thể thực hiện theo các hướng khác nhau như:
- Phân cấp theo các đặc điểm thoái hoá ưu thế như các dấu hiệu (chỉ tiêu) thoái hoá về hoá học, về vật lý hay sinh học;
- Phân cấp theo mức độ thoái hoá nhẹ - trung bình - mạnh - rất mạnh, hoặc thoái hoá toàn diện hay thoái hoá từng mặt, thoái hoá nông hay thoái hoá sâu.
Bản đồ thoái hoá hiện tại được xây dựng và phân hạng khái quát theo mức độ thoái hoá, với 3 cấp: - H1: Suy thoái nhẹ; - H2: Suy thoái trung bình; - H3: Suy thoái mạnh đến rất mạnh;
hiện các dấu hiệu thoái hoá về định tính như: giảm sút tầng dày, mất tầng A, xuất hiện đá lẫn, đá lộ, kết von đá ong (laterit - bôxit), xuất hiện mặt chắn vật lý, cấu trúc đất bị phá vỡ, nhiều nguyên tố dinh dưỡng giảm sút, dấu hiệu thực vật chỉ thị... Như vậy, đương nhiên đối với đất chưa thoái hoá bình thường có mặt dưới lớp phủ rừng hoặc vừa mới được khai phá, phẫu diện đất được giữ nguyên dạng phát sinh và không có một dấu hiệu thoái hoá nào xuất hiện.
Trên cơ sở các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp trên, tiến hành thành lập các bản đồ chuyên đề cho từng chỉ tiêu ở tỷ lệ nghiên cứu thống nhất 1:100.000. Sau đó tiến hành chồng xếp các bản đồ các bản đồ chuyên đề này để thành lập bản đồ suy thoái đất hiện tại cùng tỷ lệ. Các kỹ thuật chồng xếp bản đồ chuyên đề được thực hiện trong phần mềm ArcGIS, phiên bản 9.3.
b. Kết quả đánh giá suy thoái đất hiện tại tỉnh Đắk Nông
- Suy thoái nhẹ (H1): Tổng diện tích cấp suy thoái hiện tại nhẹ tỉnh Đắk Nông có 215.844,4 ha. Phân bố tập trung nhiều nhất ở huyện Tuy Đức (54.546,8 ha); Đắk Glong (45.841,2 ha); Đắk Song (40.089,1 ha); Đắk R’lấp (24.639,8 ha); Đắk Mil (17.856,4 ha); Krông Nô (15.563,2 ha); TX. Gia Nghĩa (11.472,8); Cư Jút (5.835,2 ha).
Cấp suy thoái hiện tại nhẹ chủ yếu là các loại đất dưới rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung và các Ban quản lý rừng phòng hộ.
Đối với các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá macma phun trào tuổi Pleistocen giữa - muộn (Q12-Q21), tập trung ở cao nguyên Đắk Nông. Phần lớn đang được khai thác trồng các loài cây công nghiệp dài ngày (như: cao su, cà phê, tiêu,...). Trong các khu vực còn rừng tự nhiên, trên thực địa cho thấy, hình thái phẫu diện trước tiên được đặc trưng bởi tầng thảm mục A dày. Tầng đất sâu màu nâu đỏ nâu thẫm và xuống sâu có màu nâu đỏ tươi hoặc nâu vàng. Trong phẫu diện có nhiều hang hốc động vật và rễ cây to kết
cấu các góc cạnh ở phần dưới và viên cục nhỏ ở phần trên. Đất xốp và ẩm ngay cả trong mùa khô. Những mặt cắt hoàn chỉnh đến vỏ phong hoá cho thấy một sự chuyển tiếp từ từ.
Hình 3.6: Hiện trạng rừng thưa đã qua khai thác ở Cư Jút(Ảnh chụp tháng 4/2019)
- Suy thoái trung bình (H2): Tổng diện tích cấp suy thoái hiện tại trung bình tỉnh Đắk Nông có 289.302,0 ha. Phân bố tập trung nhiều nhất ở huyện Đắk Glong (77.913,5 ha); tiếp đến là huyện Krông Nô (43.843,6 ha); Cư Jút (37.309,9 ha); Đắk Mil (34.381,7 ha); huyện Tuy Đức (32.142,5 ha); Đắk Song (30.922,4 ha); Đắk R’lấp (22.600,7 ha); TX. Gia Nghĩa (10.187,7 ha); Các đơn vị đất thoái hoá trung bình (H2) là những đất có các dấu hiệu và đặc điểm suy giảm nhẹ và trung bình độ phì so với đất phát sinh. Một vài đặc điểm thoái hoá xuất hiện có khả năng khắc phục đối với sản xuất. Những đặc điểm giảm sút độ phì nhiêu của đất có thể là kết quả của quá trình già hoá đất dưới rừng (xuất hiện laterit - bôxit nông), hoặc những biểu hiện cấu trúc bị phá vỡ, nền dinh dưỡng bị giảm sút do hoạt động sản xuất của con người.
Thuộc dạng đất này bao gồm đất bazan có kết von laterit - bôxit nông dưới rừng thứ sinh phục hồi, đất đang trở lại trạng thái phát sinh, hoặc đất đang có hiện trạng cây bụi cỏ cao và khai thác sản xuất nông nghiệp có cải tạo. Hình thái phẫu diện đất H2 thường có tầng mùn A mỏng, cấu trúc đất không còn trạng thái nguyên sinh. Cấu trúc tầng mặt thường bị phá vỡ. Trong
tính. Trong hình thái phẫu diện có 2 dạng chung: dạng đang phục hồi và dạng thoái hoá mặt.
Dạng đang phục hồi phẫu diện có một tầng mặt được phục hồi cấu trúc và dinh dưỡng. Tầng này dày khoảng 20 - 30 cm, hình thái gần với tầng A - B có một lớp mùn mỏng. Tầng thứ 2 là tầng thoái hoá trước đây chặt hơn, cấu trúc bị phá vỡ chưa được phục hồi. Thường gặp các xương đất trong tầng này bao gồm các hạt kết von và than đốt. Tầng thứ 3 là tầng đất nguyên sinh trước đây với cấu trúc được bảo tồn.
Dạng phẫu diện thoái hoá mặt chỉ biểu hiện ở tầng mặt mất tầng A hoặc tồn tại tầng mặt gồm các hạt đất do lửa đốt bị mất cấu trúc, dạng xỉ, tơi bở rời. Tầng đất này khoảng 40 - 50 cm. Khả năng kết dính của tầng đất này kém và rất dễ bị xói mòn rửa trôi. Trong tầng này lượng xương đất tăng bao gồm các kết von giả và than kết. Tầng thứ 2 thể hiện đất nguyên sinh.
Một số khu vực sau khi lột bỏ lớp phủ rừng đã được trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè. Các khu đất được chọn thường ở địa thế ổn định, năng lượng địa hình nhỏ, có điều kiện duy trì độ phì đất bazan. Song so với đất phát sinh dưới rừng của khu vực, do tác động canh tác đất vẫn biểu hiện trạng thái thoái hoá nhẹ. Biểu hiện thoái hoá tạo ra một tầng chặt dưới tầng canh tác. Dưới các rừng cao su tầng đất mặt thường bị làm chặt.
- Suy thoái mạnh (H3): Tổng diện tích cấp suy thoái hiện tại mạnh khoảng 129.018,5 ha (chiếm 19,8% tổng DTTN của tỉnh). Phân bố tập trung nhiều nhất ở huyện Cư Jút (27.068,7 ha); Tuy Đức (22.348,2 ha); Krông Nô (19.867,5 ha); Đắk Glong (17.296,4 ha) tiếp đến là huyện Đắk R’lấp (14.692,2 ha); Đắk Mil (14.166,4 ha); Đắk Song (7.561,3 ha); TX. Gia Nghĩa (6.017,7 ha).
Hình 3.7: Đất trồng, đồi núi trọc (trái) và rừng nghèo kiệt (phải) ở Đắk Glong (Ảnh chụp tháng 4/2019)
Trên các cao nguyên, đất bazan thoái hoá nặng thường là các vùng đất bỏ hoang có lớp cỏ thấp tồn tại trong mùa mưa. Trong cả một mùa sinh trưởng (mùa mưa) độ cao của thảm cỏ chỉ 20 - 30cm, thậm chí 10 - 15cm. Chỉ sau một tháng mùa khô, thảm cỏ này đã chết. Phẫu diện thoái hoá nghiêm trọng chẳng những ở mức độ sâu sắc mà còn cả ở độ sâu phẫu diện. Tầng đất nghèo kiệt đến tầng bôxit hoặc các mặt chắn vật lý. Các mặt chắn vật lý là những tầng đất mất cấu trúc chặt ngăn cản quá trình lưu thông nhiệt ẩm của đất. Bởi vậy tầng đất hữu hiệu đối với canh tác trở nên mỏng. Mối liên hệ với tầng đất bên dưới và vỏ phong hoá gần như bị gián đoạn. Tầng mùn hầu như vắng mặt, hàm lượng xương đất bao gồm các kết von laterit - bôxit tăng lên. Các kết von giả dạng sẽ tăng lên.
Thành phần cơ giới của đất tăng nguồn vật liệu thô hay có tầng phân dị tích đọng sét chặt (mặt chắn vật lý). Đất bị phá vỡ cấu trúc hoàn toàn. Tầng đất mặt chuyển sang dạng bột hay dạng limon rất thuận tiện cho vận chuyển của gió và nước. Kết quả rây khô đất thoái hoá mạnh tại vùng Đắk Song cho thấy, hàm hượng cấp hạt kết > 0,25 đạt 20,8% nếu kể cả cấp hạt 2-5 cm thì chỉ đạt 15% còn cấp hạt nhỏ hơn 2cm đạt tới 55%; như vậy hạt kết có ý nghĩa nông nghiệp còn rất ít. Dung trọng của đất thoái hoá nặng tăng đáng kể 1-1,25 kg/cm3 đặc biệt trong tầng tích đọng sét. Nền dinh dưỡng của đất H3 thường
là ở giới hạn nghèo đối với cây trồng. Tuy nhiên đối với nơi thấy hàm lượng mùn tầng mặt có khá đôi chút > 3%, song trữ lượng mùn thực tế ít (vì chỉ là một lớp mùn mỏng mới được hình thành dưới thảm cỏ) [55].
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá suy thoái đất hiện tại tỉnh Đắk Nông
Huyện, thị xã
Diện tích các cấp thoái hoá
hiện tại (ha) Tổng diện tích đất (ha) H1 H2 H3 Gia Nghĩa 11.472,8 10.187,7 6.017,7 27.678,3 Cư Jút 5.835,2 37.309,9 27.068,7 70.213,8 Đắk Glong 45.841,2 77.913,5 17.296,4 141.051,1 Đắk Mil 17.856,4 34.381,7 14.166,4 66.404,5 Đắk R'Lấp 24.639,8 22.600,7 14.692,2 61.932,7 Đắk Song 40.089,1 30.922,4 7.561,3 78.572,8 Krông Nô 15.563,2 43.843,6 19.867,5 79.274,3 Tuy Đức 54.546,8 32.142,5 22.348,2 109.037,4 Tổng 215.844,4 289.302,0 129.018,5 634.165,0 Tỷ lệ (%) 34,04 45,62 20,34 100,0
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẤT TỈNH ĐẮK NÔNG
3.4.1. Giải pháp chính sách
Để hạn chế quá trình suy thoái đất tỉnh Đắk Nông cần ban hành các chính sách và các cơ chế đặc thù đối với vùng mà trước hết cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nuôi trồng thủy sản trên mặt nước hoang hóa nhằm thúc đẩy việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng bằng các chính sách ưu đãi về thuế, ngân hàng, hỗ trợ kinh phí cho các
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội các huyện khó khăn của tỉnh. - Cần có chính sách nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên, hướng tới sử dụng đất bền vững, cụ thể:
+ Tăng thời hạn giao đất nông nghiệp, tăng mức hạn điền, khuyến khích thành lập các trang trại sản xuất nông lâm kết hợp, nhằm hướng sử