ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông (Trang 50)

2.3.1. Hệ thống phân loại đất tỉnh Đắk Nông

Theo phân loại theo phát sinh học đất, hệ thống phân loại đất tỉnh Đắk Nông bao gồm 16 đơn vị đất, thuộc 7 nhóm đất. Sự phân bố không gian của các đơn vị đất được thể hiện trên bản đồ đất tỉnh Đắk Nông tỷ lệ 1: 100.000 (Bảng 2.2). Trong tỉnh Đắk Nông, nhóm đất đỏ vàng chiếm ưu thế tới 82,19% DTTN với 535.013 ha. Nhóm đất thung lũng có diện tích nhỏ nhất 5.104 ha (0,78 % DTTN). Trong 16 đơn vị đất, đất nâu đỏ trên sản phẩm đá bazan (Fk) có diện tích lớn nhất 315.809 ha, tương đương 48,52% DTTN, nhỏ nhất là đất xám trên phù sa cổ (X) với 2.197 ha (0,34%).

Bảng 2.2. Hệ thống phân loại đất tỉnh Đắk Nông tỷ lệ 1: 100.000

TT Loại đất hiệu Ký Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

I NHÓM ĐẤT PHÙ SA P 13.625 2,09

1 Đất phù sa không được bồi chua P 2.432 0,37 2 Đất phù sa glây Pg 2.743 0,42 3 Đất phù sa ngòi suối Py 8.450 1,30

II NHÓM ĐẤT XÁM X 25.394 3,90

4 Đất xám trên phù sa cổ X 2.197 0,34 5 Đất xám trên đá macma axít và đá cát Xa 23.197 3,56

III NHÓM ĐẤT ĐEN R 30.636 4,71

6 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan Rk 5.393 0,83 7 Đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tụ đá bazan Ru 25.243 3,88

IV NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG F 535.013 82,19

8 Đất nâu đỏ trên sản phẩm đá bazan Fk 315.809 48,52 9 Đất nâu vàng trên đá bazan Fu 66.459 10,21 10 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 131.897 20,26 11 Đất vàng đỏ trên đá macma axít Fa 18.358 2,82 12 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 2.490 0,38

V NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI H 18.622 2,86

13 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít Ha 3.751 0,58 14 Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất Hs 14.871 2,28

VI NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG D 5.104 0,78

15 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 5.104 0,78

VII NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ E 5.771 0,89

16 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 5.771 0,89

Tổng diện tích đất 634.165 97,42 Sông suối, hồ 16.762 2,58 Tổng diện tích tự nhiên 650.927 100,00 Nguồn [55] 2.3.2. Đặc điểm các đơn vị đất a. Nhóm đất phù sa

Có diện tích 13.625 ha, chiếm 2,09% DTTN của tỉnh. Được hình thành bởi sự bồi đắp phù sa của các sông suối lớn. Sản phẩm phù sa được bồi đắp theo chu kỳ tạo nên các lớp phù sa rõ nét tới độ sâu 120 - 125 cm. Ngoài quá trình chủ đạo là bồi đắp phù sa, ở từng khu vực còn có các quá trình hình thành đất khác như quá trình rửa trôi, tích lũy sét và ôxi sắt, nhôm hoặc cation kiềm, kiềm thổ, quá trình chua hóa, quá trình glây hóa, quá trình chuyển hóa tàn tích hữu cơ hình thành mùn,…Nhóm đất phù sa tỉnh Đắk Nông bao gồm 3 loại đất như sau:

- Đất phù sa không được bồi chua (P): có diện tích 2.432 ha; - Đất phù sa glây (Pg): diện tích 2.743 ha, chiếm 0,42% DTTN.

- Đất phù sa ngòi suối (Py): có diện tích 8.450 ha, chiếm 1,30% DTTN; phân bố chủ yếu dọc theo Srêpôk và các thung lũng sông suối tại các tỉnh trong vùng.

Đất có phản ứng chua đến ít chua (pHKCl tầng mặt 4,3 - 5,13 và tăng dần ở các tầng sâu). Chua nhất là đất phù sa glây (pHKCl xấp xỉ 4,3), ít chua nhất là đất phù sa được bồi (pHKCl trên dưới 5,13. Hàm lượng chất hữu cơ giàu (OM = 2,42 - 3,55%), đạm tổng số trung bình đến giàu (N = 0,13 - 0,22%) và giảm rõ ở các tầng sâu. Lân tổng số trung bình đến giàu (P2O5 = 0,05 - 0,12%), lân dễ tiêu nghèo đến trung bình (P2O5 = 4,73 - 17,93 mg/100g đất); trong số 6 loại đất của nhóm thì đất phù sa không được bồi có hàm lượng lân cao nhất (P2O5 = 0,12 và 17,93 mg/100g đất). Kali tổng số, dễ tiêu đều rất nghèo (K2O) = 0,32 - 0,8% và 9,7 mg/100g đất), ngoại trừ đất phù sa được bồi có hàm lượng kali dễ tiêu đạt trung bình (14,33 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi cao (10,89 lđl/100g đất) và trong thành phần của cation kiềm trao đổi thì Ca2+ chiếm ưu thế so với Mg2+. Độ bão hòa bazơ trung bình (BS = 32,3 - 47,6%). Dung tích hấp thu cation đạt mức trung bình (CEC = 10,5 - 14,7 lđl/100g đất). Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng

(tỷ lệ cát 40,85 - 72,25%, sét 25,56 - 67,15%).

b. Nhóm đất xám

Có diện tích 25.394 ha chiếm 3,90% DTTN. Được hình thành trên sản phẩm phong hóa mẫu chất phù sa cổ hoặc lũ tích, hay đất macma axit, đá cát giàu thạch anh, nghèo kiềm thổ. Phân bố ở địa hình đồi lượn sóng nhẹ, khá bằng, tiếp giáp giữa vùng đồi và đồng bằng, độ dốc phổ biến khoảng 80 trở xuống. Đất có màu xám, xám vàng chủ đạo. Đất bị xói mòn rửa trôi khá mạnh, có tầng loang lổ, kết von khá phổ biến. Ở địa hình thấp đọng nước, đất thường bị glây. Nhóm đất này được chia thành 2 loại sau:

- Đất xám trên phù sa cổ (X): diện tích 2.197 ha, chiếm 0,34% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất xám trên đá macma axit và đá cát (Xa): có diện tích lớn nhất trong nhóm đất xám với 23.197 ha, chiếm 3,56% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

Đất xám có phản ứng chua đến ít chua (pHKCl = 4,2 - 5,34), hàm lượng chất lượng chất hữu cơ, đạm tổng số nghèo (tầng mặt OM = 0,58 - 1,23%, N: 0,04 - 0,11% và giảm dần theo độ sâu của phẫu diện). Lân, kali tổng số, dễ tiêu rất nghèo (P2O5: 0,02 - 0,03 % và 1,9 - 6,4 mg/100g đất, K2O: 0,10 - 0,36 % và 0,1 - 5,0mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi rất thấp (phổ biến ở mức 3,6 - 6,8 lđl/100g đất). Dung tích hấp thu cation thấp (CEC = 4,63 - 7,15 lđl/100g đất). Độ bão hòa bazơ trung bình (BS = 33 - 42%). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét chỉ đất 5,06 - 12,75%, cát 68,85 - 83,20%. Trong nhóm này đất xám trên đá macma axit và đá cát có hàm lượng dinh dưỡng tầng mặt khá hơn.

c. Nhóm đất đen

Diện tích 30.636 ha, chiếm 4,71% DTTN. Đây là nhóm đất được hình thành do sản phẩm phong hóa tại chỗ hoặc bồi tụ của đá bọt và bazan, ở địa

hình thung lũng hoặc các sườn đồi ít dốc. Đặc điểm nổi bật là đất thường tích lũy sét và các cation kiềm trao đổi (Ca2+, Mg2+, Na+, K+) ở tầng B làm cho tầng này có CEC > 24 lđl/100g sét và BS > 50%. Trên địa hình dốc, đất lẫn nhiều mảnh đá bọt, nhiều kết von và đá lộ đầu trên mặt đất, tầng đất mịn thường mỏng có nơi chỉ xấp xỉ 30 cm. Trên địa hình thấp trũng thường đọng nước, đất bị glây mạnh. Đất có màu nâu thẫm, nâu đen hoặc xám đen. Trên cơ sở những tính chất khác nhau của đất, nhóm đất đen được chia thành 2 loại sau:

- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan (Rk): diện tích 5.393 ha, chiếm 0,83% diện tích tự nhiên.

- Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa đá bọt và đá bazan (Ru): diện tích 25.243 ha, chiếm 3,88% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung đất đen trên bazan có phản ứng từ chua đến ít chua (pHKCl

= 4,5 - 5,6) và tăng dần theo độ sâu của phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt giàu (OM = 3,93 - 6,6%; N = 0,16 - 0,29%), các tầng dưới trung bình. Lân tổng số giàu nhưng lân dễ tiêu nghèo (P2O5 = 0,22 - 0,63% và 4,4 mg/100g đất). Kali tổng số, dễ tiêu nghèo (K2O< 0,90% và < 7,61 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi cao (Ca2+ + Mg2+ = 15,36 - 24, 58 lđl/100g đất), dung tích hấp thu cation rất cao (CEC = 49,45 lđl/100g đất). Đất có thành phần cơ giới thịt nặng (tỷ lệ cấp hạt sét 37,00 - 58,25%, cát 24,35 - 43,50%).

d. Nhóm đất đỏ vàng

Có diện tích lớn nhất trong số các nhóm đất của tỉnh Đắk Nông (535.013 ha), chiếm 82,19% DTTN. Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa ferralit của các loại đá mẹ khác nhau như: macma, biến chất, trầm tích và mẫu chất phù sa cổ, chủ yếu có địa hình đồi núi, độ cao ≤ 900 m. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, dưới tác động trực tiếp của nhiệt độ và ẩm độ

cao cũng như ảnh hưởng của thực vật, cường độ phong hóa xảy ra mạnh đến mức hầu hết các khoảng nguyên sinh và thậm chí cả khoáng thứ sinh đều bị phá hủy, dẫn đến SiO2 và các chất bazơ bị rửa trôi và do vậy các “oxyt” sắt, nhôm được tích lũy tương đối hoặc tuyệt đối. Đất được hình thành từ quá trình phong hóa này thường có màu đỏ vàng. Quá trình tích lũy sắt, nhôm cao, trong tầng đất ở một số loại đất có nhiều kết von, đá lẫn, đá ong… Tính chất vật lý, hóa học của từng loại đất phụ thuộc chủ yếu vào đá mẹ/mẫu chất, địa hình, thực vật che phủ và quá trình sử dụng. Đất đỏ vàng ở Đắk Nông được phân thành 5 loại sau:

- Đất nâu đỏ trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (Fk): diện tích 315.809 ha, chiếm 48,52% tổng DTTN. Phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh trong. Đất nâu đỏ trên sản phẩm phong hóa của đá bazan là loại đất đặc trưng của Đắk Nông, được thành tạo do quá trình phong hóa triệt để đá bazan.

- Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): diện tích 66.459 ha, chiếm 10,21% DTTN.

- Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): diện tích 18.358 ha, chiếm 2,82% DTTN.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): diện tích 131.897 ha, chiếm 20,26% DTTN.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 2.490 ha, chiếm 0,38% DTTN.

Đất có phản ứng rất chua đến chua (pHKCl = 4 - 5,18) và độ chua có xu hướng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số từ nghèo đến rất giàu (OM = 0,87 - 5,55%, N = 0,05 - 0,36%). Lân tổng số biến động từ nghèo đến trung bình nhưng lân dễ tiêu rất nghèo ( P2O5 = 0,03 - 0,06% và 1,83 mg/100g đất). Kali tổng số, dễ tiêu rất nghèo (K2O = 0,19 - 0,46% và 4,35 - 7,46 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi rất thấp (Ca2+ +

Mg2+ = 2,89 - 400 lđl/100g đất). Độ bão hòa bazơ rất thấp (BS = 27,16 - 30,04%). Dung tích hấp thu cation trung bình (CEC = 10,73 - 15,12 lđl/100g đất). Đất có thành phần cơ giới rất biến động từ cát pha thịt nhẹ như đất Fp, Fq (tỷ lệ cấp hạt sét < 20%) đến đất thịt nặng như đất Fk, Fu (tỷ lệ cấp hạt sét > 50%).

Trong số 5 loại đất thuộc nhóm, loại đất Fk được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn so với các loại đất khác với những tính chất điển hình là màu nâu đỏ, đỏ nâu suốt phẫu diện, tầng đất dày và rất dày, thành phần cơ giới nặng. Phản ứng của đất chua và rất chua, pHKCl từ 3,5 - 5,0. Ðộ no bazơ thấp, phần lớn < 50 %, cation kiềm trao đổi thấp. Hàm lượng mùn trong đất trung bình và khá. P2O5% cao nhưng P2O5 dễ tiêu nghèo; K2O% và trao đổi trung bình và nghèo.

e. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Diện tích 18.622 ha, chiếm 2,86% tổng DTTN. Đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, địa hình hiểm trở, dốc, độ cao > 900 - 1800 m, khí hậu lạnh, ẩm độ cao, thảm thực vật phát triển hơn vùng núi thấp, do vậy cường độ phong hóa Ferralit yếu hơn, phân giải chất hữu cơ chậm, tầng đất thường mỏng, nhiều đá lẫn, ít kết von. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi gồm 2 loại sau:

- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): diện tích 3751 ha, chiếm 0,58% DTTN.

- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Hs): diện tích 14.871 ha, chiếm 2,28% DTTN.

Đất có phản ứng từ chua đến rất chua (pHKCl = 3,9 - 4,4). Hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số từ trung bình đến giàu (OM = 2,0 - 5,0%, N = 0,13 - 0,32%). Lân tổng số biến động từ nghèo đến giàu nhưng lân dễ tiêu rất nghèo (P2O5 = 0,04 - 0,2% và 3,21 - 6,5 mg/100g đất). Kali tổng số, dễ tiêu đều

nghèo (K2O = 0,23 - 0,85% và < 10 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi trung bình (xấp xỉ 6 lđl/100g đất). Dung tích hấp thu cation trung bình. Đất có thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng.

f. Nhóm đất thung lũng

Diện tích 5.104 ha, chiếm 0,78% DTTN và được phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Đất được hình thành từ các sản phẩm sườn tích, lũ tích hoặc dốc tụ từ địa hình cao xung quanh đưa xuống được gọi là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Trong thành phần mẫu chất thường có đặc tính xếp lớp thô hoặc khá lộn xộn, biểu hiện của các đợt dốc tụ khác nhau, ngoài ra có thể gặp các chất lẫn như cát thạch anh có cạnh, cuội sỏi và đôi khi cả đá tảng lăn, than củi hay tàn dư thực vật… tùy theo hiện trạng, địa hình, địa chất vùng đồi núi quanh thung lũng. Nhóm đất này gồm 1 loại là đất thung lũng do sản phẩm của dốc tụ, ký hiệu D.

Đất có phản ứng chua (pHKCl = 4,5 - 4,9). Hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số tầng mặt từ nghèo đến giàu (OM = 0,75 - 2,6%, N = 0,07 - 0,2%), các tầng dưới rất nghèo. Lân tổng số đạt mức trung bình nhưng lân dễ tiêu rất nghèo (P2O5 = 0,06 - 0,11% và 4,4 - 6,7 mg/100g đất). Kali tổng số từ nghèo đến trung bình, kali dễ tiêu nghèo (K2O = 0,45 - 1,24% và < 9,6 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi cao (14,4 lđl/100g đất). Dung tích hấp thu cation trung bình (CEC = 12,35 - 20,04 lđl/100g đất). Độ bão hòa bazơ trung bình (BS = 35 - 37%). Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét ≥ 55,68%, cát ≤ 12,38% và đất dốc tụ vùng bazan thường có hình thái phẫu diện ít lộn xộn hơn, thành phần cơ giới đồng nhất hơn, nặng hơn và độ phì nhiêu cao hơn.

g. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Diện tích 5.771 ha, chiếm 0,89% DTTN. Đất xói mòn trơ sỏi đá hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau, do khai thác sử dụng quá mức, chặt phá hết thực bì, mặt đất trống trong mùa mưa, địa hình dốc, hoặc bản thân đá mẹ

giàu khoáng trơ, rất khó phong hóa, hay tốc độ phong hóa tạo đất bằng hoặc nhỏ hơn tốc độ xói mòn rửa trôi. Đất thường phân bố ở vùng đồi núi thấp hoặc đồi ven đồng bằng, lớp đất mịn rất mỏng < 10 cm nên hầu như đã mất hết sức sản xuất nông nghiệp. Do vậy, trồng rừng, ưu tiên trồng các cây bộ đậu kết hợp vùi xanh tại chỗ cành lá cắt tỉa hàng năm và tàn dư thực vật là biện pháp phục hồi độ dày tầng đất mịn nhanh và hiệu quả nhất.

Nhận xét chung: Dưới tác động đa dạng và phức tạp của các điều kiện hình thành đất, đã tạo cho khu vực nghiên cứu có nguồn tài nguyên đất khá đa dạng, với 7 nhóm đất và 16 đơn vị đất. Trong đó, các nhóm đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan chiếm diện tích lớn, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị như cà phê, cao su, hồ tiêu... Đất đai phản ánh mối quan hệ tương tác nội tại của các tính chất đất (xói mòn, khả năng giữ nước, khả năng cung cấp dinh dưỡng,...). Trên cơ sở phân tích đặc điểm tài nguyên đất trong khu vực nghiên cứu cũng như loại hình sử dụng đất, cho phép xác định được nguyên nhân và các dạng thoái hóa đất chủ đạo trong khu vực.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG

TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1. CÁC DẠNG SUY THOÁI ĐẤT CHÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI ĐẤT TỈNH ĐẮK NÔNG THOÁI ĐẤT TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1.1. Các dạng suy thoái đất chính

Đất bị suy thoái là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu theo chiều hướng xấu đi do sự tác động của điều kiện tự nhiên và con người. Theo kết quả điều tra suy thoái đất ở tỉnh Đắk Nông [50] có các thể loại chính như sau (Bảng 3.1):

+ Đất bị xói mòn: do địa hình của vùng có độ dốc lớn, chia cắt phức tạp, lớp phủ thổ nhưỡng trên các vùng đồi núi không dày; đặc biệt là lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)