Đất bị suy thoái là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu theo chiều hướng xấu đi do sự tác động của điều kiện tự nhiên và con người. Theo kết quả điều tra suy thoái đất ở tỉnh Đắk Nông [50] có các thể loại chính như sau (Bảng 3.1):
+ Đất bị xói mòn: do địa hình của vùng có độ dốc lớn, chia cắt phức tạp, lớp phủ thổ nhưỡng trên các vùng đồi núi không dày; đặc biệt là lượng mưa lớn và tập trung theo mùa gây nên hiện tượng dư thừa nước trong mùa mưa (do lượng mưa lớn gấp hơn nhiều lần lượng bốc hơi) và đã tạo thành dòng chảy bề mặt, gây xói mòm đất. Thêm vào đó, với chế độ canh tác không hợp lý và thảm thực vật có độ che phủ thấp nên quá trình xói mòn diễn ra rất điển hình.
+ Đất bị khô hạn: với đặc trưng khí hậu của vùng trong mùa khô là lượng mưa ít (chỉ chiếm 20% lượng mưa cả năm), nhiệt độ không khí tăng cao, lượng bốc hơi lớn, cán cân ẩm thiếu hụt nghiêm trọng; lượng bốc hơi lớn gấp 2,1 lần lượng mưa, … nên nhiều nơi tình trạng khô hạn diễn ra nghiêm trọng. Thêm vào đó, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên thiếu hợp lý và khoa học của người dân trong vùng đã và đang làm cho nhiều vùng đất trở nên khô hạn, dần mất sức sản xuất và trở thành những vùng đất hoang hóa.
theo mùa rõ rệt: mùa mưa với lượng mưa lớn (chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm) lại tập trung vào tháng 9, 10 nên dễ gây ra lũ lụt, xói mòn mạnh, rửa trôi, lũ quét làm giảm tầng dày của đất. Thêm vào đó, do lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi nên một phần nước mưa dư thừa sẽ di chuyển từ trên mặt đất xuống dưới sâu do tác dụng của trọng lực. Sự di chuyển này kéo theo một loạt các chất dễ tan có trong đất, đặc biệt là các ion kim loại kiềm và kiềm thổ như Na+, K+, Mg2+, Ca2+, các axit mùn và cả những phần tử nhỏ bé như sét và limon cũng bị rửa trôi là cho đất bạc màu và nghèo kiệt chất dinh dưỡng.
+ Kết von, đá ong hóa: khí hậu tỉnh Đắk Nông có sự biến động và phân hoá mạnh mẽ theo mùa (mùa khô và mùa mưa), mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đồng thời giữa các khu vực sự khác nhau về khí hậu khá rõ rệt và từng tiểu vùng, từng khu vực được biểu hiện thông qua đặc trưng của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,... Khi độ ẩm không khí thấp, nước trong đất giảm đi và thúc đẩy sự xâm nhập của ôxy không khí vào đất, đồng thời gia tăng quá trình oxy hóa đất và giảm hàm lượng chất hữu cơ đất. Các Secqui ôxit sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành kết von và đá ong.
Hình 3.1: Kết von, đá ong hóa trên bề mặt huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông
(Ảnh chụp tháng 4/2019)
Hình 3.2: Đất hoang hóa trên nền kết von, đá ong huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông(Ảnh chụp tháng 4/2019)
+ Đất bị ô nhiễm: mặc dù là vùng có tốc độ công nghiệp hóa diễn ra khá chậm, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chưa cao nhưng tại một số khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản, các khu vực quanh các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước và tài nguyên đất.
+ Sạt lở, lũ quét: tỉnh Đắk Nông có địa hình rất phức tạp, lượng mưa lớn và tập trung, bên cạnh đó trong một số thập niên gần đây diện tích rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn bị suy giảm một cách nhanh chóng và cùng với phương thức sử dụng đất không hợp lý làm gia tăng các hiện tượng thiên tai như lũ, lũ quét làm sạt lở đất, bồi lấp các vùng thấp.
Bảng 3.1: Diện tích các dạng suy thoái đất chính tỉnh Đắk Nông
Đơn vị tính: ha Các dạng suy thoái đất chính Cấp đánh giá Tổng diện tích đất suy thoái % diện tích tự nhiên Nhẹ Trung bình Mạnh/Nặng Xói mòn 146.888 115.445 184.416 446.749 68.63 Khô hạn 287.178 156.286 - 429.025 65.91 Suy giảm độ phì 87.064 296.703 182.030 565.797 86.92 Mức độ kết von 34.152(ít) 2.221(Tb) 5.176 (nhiều) 41.549 6.38 Diện tích tự nhiên 650.927 Nguồn: [50]