7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.1.5. Phương pháp lập dự toán
1.1.5.1. Phương pháp lập dự toán từ nhà quản trị cao cấp: phương pháp này được khái quát như Hình 1.3
Hình 1.3: Phương pháp lập dự toán từ nhà quản trị cao cấp
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2012), Kế toán quản trị, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Quản trị cấp cao nhất
Quản trị cấp trung gian
QT cấp cơ sở
Quản trị cấp trung gian
QT cấp cơ sở QT cấp cơ sở QT cấp cơ sở
Theo phương pháp này, dự toán được xây dựng tại cấp quản trị cao nhất của doanh nghiệp, sau đó được xét duyệt cho bộ phận cấp trung gian. Và tiếp tục xét duyệt cho bộ phận cấp cơ sở để tiến hành thực hiện dự toán.
Dự toán khi lập theo phương pháp từ cấp quản trị cao nhất có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và chi phí. Nhưng vì dự toán được xây dựng từ bộ phận quản trị cao nhất nên đòi hỏi nhà quản trị cấp cao phải có kiến thức toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp đồng thời phải có tầm nhìn chiến lược về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, bản dự toán mang tính áp đặt cho người thực hiện, sẽ gây cảm giác không thoải mái khi thực hiện chỉ tiêu.
Phương pháp này chỉ phù hợp trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, hoặc trong một số ngành nghề đặc biệt, đòi hỏi sự quán lý chặt chẽ, thống nhất, hay trong những doanh nghiệp nhỏ [7, tr. 167].
1.1.5.2. Phương pháp lập dự toán từ cấp cơ sở
Bước 1: Chỉ tiêu của bản dự toán ban đầu được xây dựng từ cấp cơ sở thực hiện, căn cứ vào các điều kiện thực tế phát sinh chi phí, khả năng của cơ sở mình và bảo vệ bản dự toán trước bộ phận quản trị cấp trung gian. Bộ phận quản trị cấp trung gian tổng hợp dự toán từ các bộ phận cơ sở, tiến hành điều chỉnh lại các chỉ tiêu dự toán cho phù hợp với mục tiêu chung của cấp trung gian, rồi tiến hành bảo vệ dự toán trước bộ phận quản trị cấp cao nhất.
Bước 2: Bộ phận quản trị cấp cao nhất tổng hợp dự toán từ các bộ phận trung gian kết hợp mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh chỉ tiêu của dự toán. Dự toán được hoàn thiện và phân bổ cho bộ phận quản trị trung gian. Bộ phận trung gian lại phân bổ cho bộ phận cơ sở để tiến hành thực hiện dự toán. Phương pháp lập dự toán từ cấp cơ sở được khái quát như Hình 1.4
Hình 1.4 Phương pháp lập dự toán từ cấp cơ sở
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2012), Kế toán quản trị, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Chú thích: Bước 1 Bước 2
Bản dự toán xây dựng theo phương pháp này có ưu điểm là phát huy được kinh nghiệm của nhà quản trị các cấp mà vẫn nắm bắt được tình hình thực tế phát sinh tại cơ sở thực hiện nên tính khả thi cao.
Tuy nhiên, trình tự lập dự toán này xuất phát từ cấp cơ sở thực hiện nên các chỉ tiêu thường được xây dựng dưới mức khả năng có thể thực hiện của các bộ phận cơ sở. Các nhà quản trị cấp cho phù hợp và tận dụng tối cao nắm bắt được tâm lý này để điều chỉnh các chỉ tiêu đa năng lực của doanh nghiệp [7, tr. 169-170].