7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng theo hệ thống chế độ kế toán DN Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán DN. Năm 2015 công ty đã áp dụng thông tư số 200/2014/TT-BTC theo hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính- Kế toán
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)
Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung nhằm đảm bảo tính thống nhất trong công tác kế toán và tính kịp thời của thông tin.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ chủ chốt, quản lý toàn bộ hoạt động của hệ thống kế toán tại công ty, tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc tổ chức và chỉ thị thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, tín dụng và
Kế toán trưởng Phó P. TCKT toán Kế toán chi phí - giá thành Kế toán thanh toán - Tạm ứng Kế toán Vật tư, công cụ dụng cụ Kế toán Xây dựng cơ bản download by : skknchat@gmail.com
thông tin kinh tế ở công ty. Tổ chức hạch toán kê toán theo quy chế quản lý tài chính cùng việc áp dụng các chuẩn mực, chế độ kế toán phù hợp
Phó Phòng Tài chính- Kế toán: đảm nhận công việc kế toán tổng hợp, hỗ trợ kế toán trưởng trong việc quản lý mảng công việc kế toán và điều hành hoạt động kế toán trong toàn công ty, phụ trách giám sát, kiểm tra các phần hành sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản của công ty.
Kế toán chi phí- giá thành: thực hiện công tác hạch toán, thanh toán, theo dõi các chi phí sản xuất kinh doanh, chiu trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và tính giá thành sản phẩm sx tại phân xưởng, theo dõi, tính lương, bảo hiểm cho người lao động và tính lương, các loại thuế của Công ty.
Kế toán thanh toán - Tạm ứng: Theo dõi hạch toán tình hình thu chi trong ngày, lên sổ quỹ và thanh toán tạm ứng cho công nhân viên.
Kế toán Vật tư, công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho của vật tư, công cụ dụng cụ của công ty, phản ánh vào thẻ kho, cuối kỳ kiểm kê báo cáo lên cấp trên Kế toán chi phí- giá thành.
Kế toán Xây dựng cơ bản: thực hiện công tác hạch toán, thanh toán, theo dõi các chi phí xây dựng cơ bản của các Dự án Thủy điện mà Công ty đầu tư.
2.1.3.2. Đặc điểm hình thức sổ kế toán
Hiện nay, Công ty đang áp dụng kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung, sử dụng chương trình phần mềm kế toán chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước đây là FMIS. Sau khi tiến hành kiểm tra các chứng từ, lấy căn cứ này để tiến hành ghi sổ. Nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ Nhật ký chung, căn cứ vào số liệu trên Sổ Nhật ký chung, phần mềm sẽ xử lý để ghi sổ Cái tài khoản. Đồng thời, phần mềm sẽ xử lý việc ghi vào các sổ, thẻ kế toán liên quan. Định kỳ, Phó phòng TCKT tổng hợp, lập Bảng cân đối số phát sinh trên cơ sở số liệu từ Sổ cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu trùng khớp với số liệu trên Sổ cái, lập Bảng tổng hợp chi tiết (lập từ các Sổ, thẻ Kế toán chi tiết)
được dùng để lập các Báo cáo tài chính cuối quý, 06 tháng đầu năm, cuối năm. Ưu điểm của hình thức kế toàn này là giúp cho việc ghi sổ chứng từ nhanh gọn, chính xác, dễ đối chiếu, kiểm tra. Hình thức sổ kế toán được khái quát như Hình 2.3.
Ghi chú: Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng định kỳ : Quan hệ đối chiếu kiểm tra :
Hình 2.3 Hình thức sổ kế toán
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)
2.1.4. Đặc điểm của Doanh nghiệp thủy điện
Theo Quyết định ngày 01/6/2012, Bộ Công Thương thành lập các Tổng công ty Phát điện (GENCO) 1, 2 và 3 trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ba tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty Phát điện 1 (EVN GENCO 1) được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Uông Bí và 14 đơn vị thành viên. Tại thời điểm thành lập, EVN GENCO 1 gồm 9 đơn vị hạch toán
Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung Sổ Cái Bảng Cân đối số phát sinh Bảng Tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
phụ thuộc công ty mẹ, 1 công ty liên kết do công ty mẹ nắm giữ trên 50 % vốn điều lệ và 4 công ty liên kết do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50 % vốn điều lệ.
Tổng công ty Phát điện 2 (EVN GENCO 2) được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ và 12 đơn vị thành viên. Tại thời điểm thành lập, EVN GENCO 2 gồm 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ, 2 công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ và 5 công ty liên kết do Công ty mẹ nắm giữ trên 50 % vốn điều lệ.
Tổng công ty phát điện 3 (EVN GENCO 3) được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ và 11 đơn vị thành viên. Tại thời điểm thành lập, EVN GENCO 3 gồm 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ, 2 công ty con do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và 5 công ty liên kết do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50 % vốn điều lệ. Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh do EVN GENCO 3 nắm giữ 30,55% vốn điều lệ nên là công ty liên kết của EVN GENCO 3.
Ngoài các Công ty liên kết đã được cổ phần hóa, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, với cơ quan quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu, Ban điều hành và các phòng ban đều được tổ chức tương tự như cơ cấu của Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh. Các Công ty còn lại đều được tổ chức tương tự nhau, với sự điều hành của Ban Giám đốc.
Hoạt động chủ yếu của các Công ty đều là sản xuất, kinh doanh điện, thí nghiệm điện, quản lý vận hành, bảo dưỡng các nhà máy thuỷ điện…
Các doanh nghiệp Thủy điện đều tuân theo các quy định về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nên về cơ bản nội dung, phương pháp và quy trình lập dự toán tương đối giống nhau, như dự toán mà Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh đang thực hiện.