Hoàn thiện nội dung và tiến trình lập dự toán tổng thể cho Công ty CP Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập tự toán tổng thể tại công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 92 - 110)

7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.5. Hoàn thiện nội dung và tiến trình lập dự toán tổng thể cho Công ty CP Thủy

CP Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh

Dự toán tổng thể nếu được xây dựng một cách hợp lý và khoa học thì sẽ là một công cụ đa chức năng của nhà quản lý góp phần mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: truyền đạt kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của các nhà quản lý đến các bộ phận trong doanh nghiệp, dự báo được các khó khăn về tài chính trong một khoảng thời gian nhất định, phân bổ và điều phối các nguồn lực còn hạn chế trong doanh nghiệp và là thước đo chuẩn trong việc kiểm tra và đánh giá việc thực hiện mọi hoạt động kinh doanh trong từng bộ phận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lập được một hệ thống dự toán tổng thể chính xác, phản ánh đúng tiềm năng thực tế doanh nghiệp là một việc khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh nói riêng. Tuy nhiên, nếu cân nhắc giữa lợi ích to lớn đạt được với những khó khăn thì việc lập dự toán xứng đáng được Công ty tập trung nhiều công sức hơn.

Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh đã xây đựng được một số các báo cáo dự toán tổng thể. Tuy nhiên, các báo cáo này chưa thực sự giúp ích cho công tác quản lý tại Công ty vì còn tồn tại một số hạn chế (như đã phân tích trong phần thực trạng). Vì vậy, tác giả xin đề xuất một số ý kiến về việc hoàn thiện các báo cáo dự toán tổng thể tại Công ty như sau:

3.2.5.1. Dự toán sản lượng và doanh thu tiêu thụ

Toàn bộ dự toán tổng thể, dự toán sản lượng và doanh thu tiêu thụ là quan khâu quan trọng nhất, là cơ sở để tiến hành lập các dự toán khác. Vì vậy, nếu dự toán tiêu thụ được lập chính xác sẽ quyết định đến sự thành công của dự toán tổng thể doanh nghiệp. Dựa vào số liệu dự báo, doanh thu được lập theo từng tháng và có tính đến sự tác động của yếu tố thời vụ. Dự toán này được tổng hợp theo từng tháng và cả năm trên cơ sở sản lượng tiêu thụ, giá

bán, doanh thu và thuế giá trị gia tăng.

- Sản lượng tiêu thụ: do đặc thù của ngành điện, EVN là đơn vị mua duy nhất sản lượng điện từ các đơn vị phát điện nên sản lượng điện từ 02 nhà máy Vĩnh Sơn, Sông Hình và từ nhà máy Thượng Kon Tum sau này đều bán cho EVN, sản xuất ra bao nhiêu đều được EVN tiêu thụ bấy nhiêu.

- Đơn giá tiêu thụ:

+ Phòng Kế hoạch- Đầu tư căn cứ vào Hợp đồng mua bán điện số 12/2014/HĐ-NMĐ-VSSH ngày 14/12/2014 đã ký với EVN để xác định giá bán điện. Dự toán sản lượng và doanh thu tiêu thụ được trình bày tại Bảng số 3.1 (Trích từ Phụ lục 3.1).

Bảng 3.1 Dự toán sản lượng và doanh thu tiêu thụ

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Theo dự toán tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ, giá bán và doanh thu đã được tính toán cụ thể. Lịch thu tiền được xác định căn cứ vào khoản phải thu đầu kỳ năm trước mang sang và các khoản phải thu đầu kỳ từng tháng.

Đối với Công ty các khoản phải thu đầu kỳ từ hợp đồng bán điện năm 2019 chuyển sang là: 43.499 triệu đồng. Theo hợp đồng mua bán điện được ký hàng năm giữa Công ty và EVN về thu tiền từ bán điện là 90% trên doanh thu

đã bao gồm thuế GTGT, 10% còn lại thu vào tháng sau, từ các khoản chỉ tiêu đó tính toán được lượng tiền thu vào trong kỳ. Với doanh thu từng quý và dự kiến thu tiền đã được xác định có thể tính toán lịch thu tiền từng quý và cả năm. Lịch thu tiền dự kiến được trình bày tại Bảng 3.2 (Trích từ Phụ lục 3.1A).

Bảng 3.2. Dự toán thu tiền trong năm 2020

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

3.2.5.2. Dự toán chi phí sản xuất

Dự toán khối lượng sản xuất được lập căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ được tính toán trên cơ sở dự báo số lượng nước đưa vào sản xuất trong kỳ và định mức tỷ lệ nước/Kw điện theo kế hoạch và công suất của nhà máy.

Sản lượng sản phẩm điện sản xuất trong kỳ =

Khối lượng nước đưa vào sản xuất trong kỳ Tỷ lệ nước/Kw

Tổng thể khối lượng sản xuất được trình bày tại Bảng 3.2 (Trích từ Phụ lục 3.2).

Bảng 3.3. Dự toán khối lượng sản xuất

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Tài chính- Kế toán)

a. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được lập dựa vào khối lượng sản phẩm sản xuất, định mức số lượng nguyên vật liệu cho Kw điện, nhằm cung cấp thông tin cho việc tính giá thành sản phẩm. Lượng nguyên vật liệu sử dụng được tính dựa vào định mức nguyên vật liệu cho 1 Kw điện.

- Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn thuộc loại nhà máy thủy điện đường dẫn cột nước cao, sử dụng nước tại 2 hồ chứa: Hồ B nằm trên nhánh Đaksegnan và hồ A nằm trên nhánh Đakphan xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định để phát điện.

Tương tự như nhà máy Vĩnh Sơn, nhà máy Sông Hinh sử dụng nước tại hồ Sông Hinh để phát điện.

Do đó, Chi phí nguyên vật liệu là không đáng kể và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm, làm lượng tích nước trong hồ thấp hơn so với năng lực thiết kế, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện sản xuất của nhà máy. Ngoài ra, các thiên tai như lũ quét, mưa lớn có thể gây thiệt hại về đường sá và công trình đê đập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửa chữa.

Nhà máy thuỷ điện dùng năng lượng dòng chảy của sông suối để sản xuất điện năng. Công suất của nhà máy thuỷ điện phụ thuộc vào lưu lượng nước Q(m3/s) và chiều cao hiệu dụng của cột nước H(m) của dòng nước tại nơi đặt nhà máy. Do vậy để lập dự toán tổng thể để cung cấp nguyên vật liệu một cách chính xác ngoài những thông tin hiện có của Công ty cần phải thu thập các thông tin dự báo về thời tiết của Cục Khí tượng thủy văn.

- Như vậy, việc sử dụng lượng nước dựa trên công suất của nhà máy và số tiền thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường được coi là chi phí nguyên vật liệu của nhà máy. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với hoạt động sản xuất điện được trình bày tại Bảng 3.4 (Trích từ Phụ lục 3.3).

Bảng 3.4. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

b. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp do Phòng Kế toán – Tài chính phối hợp với Phòng Tổng hợp để lập, cơ sở để lập tổng thể này dựa trên Quỹ lương trong năm lập dự toán. Đối với Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh, nhân công trực tiếp là các cán bộ được đào tạo chủ yếu chuyên ngành điện, từ kỹ sư đến công nhân vận hành đều là các cán bộ lành nghề, có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và vận hành hệ thống điện. Theo quy chế trả lương của Công ty, các cán bộ lao động trực tiếp này được hưởng lương theo hệ số công việc tùy thuộc vào công việc mình đang đảm nhận theo Quyết định lương của từng người nhân với hệ số khu vực, số giờ trực ca đêm để tính lương. Tại thời điểm năm 2020, hệ số công việc bình quân của cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp: 3,55, mức lương tối thiểu của Công ty là 3.430.000 đồng, các khoản theo chế độ như: BHXH, BHYT, BHTN là 20,5%, kinh phí công đoàn là 1%. Trên cơ sở này, từ Bảng lương hàng tháng do phòng Tổng hợp và Tài chính- Kế toán theo dõi, có thể tính chi phí tiền lương theo hệ số công việc, các khoản theo chế độ của cán bộ lao động trực tiếp một cách chính xác và dễ dàng.

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được trình bày tại Bảng 3.5 (Trích từ Phụ lục 3.4)

Bảng 3.5. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

c. Dự toán chi phí sản xuất chung

- Dự toán chi phí sản xuất chung được phòng Tài chính – Kế toán phối hợp với Phòng Kỹ thuật và các phòng ban khác để lập. Tổng thể chi phí SXC được xác định ngoài các chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, các chi phí còn lại phục vụ cho quá trình sản xuất gọi là chi phí sản xuất chung. Tổng thể chi phí sản xuất chung được tính dựa trên cơ sở biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung.

Biến phí SXC được tính như sau: Tổng thể biến phí SXC = Biến phí đơn vị SXC x Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Trong đó biến phí đơn vị sản xuất chung được tính dựa vào số liệu thực hiện các năm trước sau đó điều chỉnh tăng hoặc giảm cho phù hợp với thực tế, số lượng sản phẩm sản xuất theo tổng thể khối lượng sản xuất đã lập. Biến phí sản xuất chung thường bao gồm các loại chi phí như chi phí vật tư, thiết bị phục vụ sửa chữa thường xuyên, chi phí dịch vụ thuê ngoài sửa chữa. Các chi phí này thường thay đổi theo số sản lượng sản phẩm sản xuất và được tính toán

theo kết quả thực hiện của những năm trước và năng lực hiện tại của đơn vị. Định phí SXC được tính trên cơ sở định phí tùy ý đối với chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí này do Phòng Kỹ thuật phối hợp với phòng Ban, 02 nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh liên quan để lập. Tổng thể chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được trình bày tại Phụ lục 3.5A, B, C, D.

Còn đối với chi phí khấu hao TSCĐ được tính căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, phương pháp khấu hao, mức khấu hao, trong đó có tính đến nguyên giá tăng giảm đối với những tài sản đầu tư mới và những tài sản thanh lý. Chi phí này được tính cho cả năm tài chính và phân bổ trên sản lượng điện sản xuất theo từng tháng trong năm.

Định phí SXC được tính như sau: Tổng thể định phí SXC = Định phí XSC thực tế kỳ trước x Tỷ lệ % tăng (giảm) định phí SXC theo dự kiến Tổng thể chi phí SXC được tính toán từ biến phí SXC và định phí SXC và được tính toán cụ thể: Tổng thể chi phí SXC = Tổng thể định phí SXC + Tổng thể biến phí SXC Tổng thể chi phí sản xuất chung được trình bày tại Bảng 3.6 (Trích từ Phụ lục 3.5).

Bảng 3.6 Dự toán chi phí sản xuất chung

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)

d. Dự toán giá vốn hàng bán

- Dự toán giá vốn hàng bán được phòng Tài chính – Kế toán lập dựa vào dự toán tiêu thụ, dự toán khối lượng sản xuất, dự toán NVL trực tiếp và nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, Dự toán giá vốn hàng bán được lập từng quý và cả năm, làm cơ sở để báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh. Giá vốn hàng bán dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm tiêu thụ (Dự toán sản lượng và doanh thu tiêu thụ) nhân với giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng giá thành sản xuất trong kỳ được xác định từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tổng giá thành sản xuất được trình bày tại Bảng 3.7A (Trích từ Phụ lục 3.6A).

Bảng 3.7A. Dự toán giá thành sản xuất

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Dự toán giá vốn xuất bán được xác định như sau: Dự toán giá vốn hàng bán = Số lượng tiêu thụ trong kỳ x Giá thành đơn vị sản phẩm bình quân Dự toán giá vốn hàng bán được trình bày tại Bảng 3.7 B (Trích từ Phụ lục 3.6B).

Bảng 3.7B. Dự toán giá vốn hàng bán

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

3.2.5.3. Dự toán chi phí đầu tư xây dựng

Căn cứ vào kế hoạch tiến độ của Dự án thủy điện Thượng Kon Tum, kế hoạch về mua sắm, sửa chữa máy móc, công trình xây dựng của 02 nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh, Phòng Kế toán chủ trì, các phòng Kế hoạch- Đầu tư, Kỹ thuật lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng, dự toán được lập chi tiết cho từng quý. Dự toán chi phí xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:

- Dự toán chi phí đầu tư xây dựng Dự án thủy điện Thượng Kon Tum: Phòng Kế hoạch-Đầu tư xem xét và đánh giá, dựa vào tiến độ thi công tổng thể của Dự án thủy điện Thượng Kon Tum kết hợp với kế hoạch thi công trong năm kế hoạch của các nhà thầu lập, tiến hành xây dựng chi phí đầu tư xây dựng Dự án thủy điện Thượng Kon Tum dựa trên khối lượng, đơn giá của các hợp đồng thi công, cung cấp và lắp đặt thiết bị, tư vấn… (Dự toán chi phí đầu tư xây dựng được bày như Phụ lục 3.7A)

- Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị, công trình: căn cứ vào mục tiêu chung của toàn công ty, tình hình và hiện trạng của máy móc thiết bị, công trình Phòng Kỹ thuật cùng với Trưởng Khu vực của 02 nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh xem xét, đánh giá, lập danh mục những tài sản cần mua mới, tài sản cần đầu tư nâng cấp, tài sản cần sửa chữa để lập dự toán mua sắm máy móc, thiết bị (Dự toán chi phí mua sắm máy móc, thiết bị, công trình được bày như Phụ lục 3.7B).

3.2.5.4. Dự toán chi phí hoạt động khác

a. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp do Phòng Kế toán – Tài chính phối hợp với phòng Tổng hợp trong Công ty để lập. Để lập tổng thể chi phí quản lý doanh nghiệp, phòng Tài chính Kế toán và phòng Tổng hợp phải tự ước tính chi phí sử dụng cho toàn bộ chi phí quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Phòng Kế toán – Tài chính kết hợp với các kế hoạch về nhân sự, kế hoạch khấu hao tài sản cố định và tỷ lệ % chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu để lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

Dự toán chi phí QLDN = Dự toán Định phí QLDN + Dự toán biến phí QLDN - Dự toán biến phí QLDN: dựa vào biến phí đơn vị nhân với sản lượng

tiêu tiêu thụ theo dự toán tiêu thụ trong kỳ Dự toán biến phí QLDN = Biến phí đơn vị QLDN x Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Trong đó biến phí đơn vị QLDN thường được tính toán dựa vào số liệu của năm trước và trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế hiện tại của đơn vị cũng như mục tiêu chung của toàn Công ty.

- Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp

Định phí QLDN không thay đổi theo mức độ hoạt động của Công ty, thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động của Công ty. Đối với Công ty chi phí này bao gồm khấu hao TSCĐ, tiền lương của bộ phận quản lý. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ được xác định căn cứ vào nguyên giá tài sản, mức khấu hao, phương pháp khấu hao, trong đó có tính đến những tài sản đầu tư mới trong năm lập ngân sách. Chi phí tiền lương bộ phận quản lý được xác định trên cơ sở tổng quỹ lương và mức lương bình quân chung của

bộ phận quản lý. Dự toán chi phí QLDN được trình bày tại Phụ lục 3.8. b. Dự toán chi phí tài chính

Dự toán chi phí tài chính do Phòng Kế toán – Tài chính lập, Dự toán này được tính toán dựa trên cơ sở các khoản vay dài hạn, kế hoạch các khoản vay ngắn hạn và lãi suất phải trả đối với từng khoản vay. Để tính toán chi phí tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập tự toán tổng thể tại công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 92 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)