7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.2.2. Nội dung và tiến trình lập dự toán
2.2.2.1. Kế hoạch sản lượng và doanh thu
Kế hoạch sản lượng dựa trên kế hoạch sản xuất của 02 nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn và Sông Hinh. Để có cơ sở dự đoán số liệu thủy văn của năm kế hoạch, sẽ lấy số liệu thống kê mực nước về hồ thủy điện của 06 năm liền kề để tính toán. Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn lấy nước chạy máy từ các hồ A, hồ B (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định), và hồ C (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), từ đó điều tiết nước các hồ để xác định mực nước để tính toán sản lượng điện sản xuất hàng tháng trên cơ sở công suất (W) chạy máy, sản lượng (Q) chạy máy, mực nước hồ, lượng nước về hồ, lượng nước điều tiết từ các hồ còn lại, lượng nước tồn cuối tháng. Tương tự, nhà máy Sông Hinh lấy nước chạy máy từ hồ Sông Hinh. Kế hoạch sản lượng do phòng Kế hoạch- Đầu tư lập.
Trên cơ sở đó, Tổ thị trường điện của phòng Kỹ thuật sẽ lập kế hoạch
sản lượng và doanh thu trên cơ sở mức sản lượng đã được xác định cùng với giá hợp đồng, giá công suất thị trường áp dụng cho đơn vị phát điện (CAN), thuế tài nguyên nước theo quy định của Nhà nước (TNN), mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (MTR) để xác định doanh thu, thuế TNN và mức chi MTR. Kế hoạch sản lượng và doanh thu được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.1 (được trích từ Phụ lục 2.1).
Bảng 2.1 Kế hoạch sản lượng và doanh thu Quý I/2019
(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư)
2.2.2.2. Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố dựa trên kế hoạch sản lượng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí nhân công, các loại phí, lệ phí, chi phí phục vụ công tác sửa chữa trên cơ sở chi phí thực hiện của năm trước. Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố là tổng chi phí cần thực hiện để phục vụ cho công tác sản xuất, kinh doanh trong năm kế hoạch dựa trên số liệu thực hiện của năm trước đó. Các chi phí theo yếu tố bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu, phụ tùng:
Chi phí vật liệu, vật tư dự phòng, công cụ, dụng cụ được tính trên kế hoạch thay thế, dự phòng các vật tư, thiết bị của 02 nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh trong năm kế hoạch.
- Thù lao HĐQT chuyên trách và BKS: do HĐQT chỉ đạo mức thù lao này. - Lương và bảo hiểm xã hội:
Chi phí lương và bảo hiểm xã hội bao gồm lương của cán bộ, công nhân viên, lương hiệu quả sản xuất kinh doanh, Lương Ban Giám đốc và Kế toán trưởng, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, và thưởng vận hành an toàn. Căn cứ theo số lượng nhân sự hiện hữu và dự đoán kế hoạch nhân sự trong năm kế hoạch và các quy định về lương và chế độ, phòng Tổng hợp lập chi phí lương và bảo hiểm xã hội. Lao động của Công ty bao gồm lao động trực tiếp là các cán bộ, công nhân viên làm việc tại 02 nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh, lao động gián tiếp là các cán bộ, công nhân viên làm việc tại văn phòng Quy Nhơn.
Lương của cán bộ và công nhân viên, lương hiệu quả sản xuất kinh doanh, Lương Ban Giám đốc và Kế toán trưởng, bao gồm quỹ tiền lương và thưởng hiệu quả SXKD, được tính tương đương với giá trị thực hiện vào năm trước liền kề của năm kế hoạch. Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn là các khoản chế độ được trích theo quy định của Nhà nước trên cơ sở hệ số mức lương đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người lao động, với các mức là BHXH: 17,5%, BHYT là 3%, BHTN là 1%, KPCĐ là 1%.
- Khấu hao tài sản cố định: là chi phí được tính cố định, bằng nhau giữa các tháng theo năm.
- Các khoản dịch vụ mua ngoài: bao gồn tiền điện mua của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhưng được bù trừ âm và các dịch vụ mua ngoài khác.
- Chi phí sửa chữa lớn: gồm sửa chữa lớn thuê ngoài và sửa chữa lớn tự làm, chi phí này do Phòng Kỹ thuật và phòng Kế hoạch- Đầu tư phối hợp lập, dựa vào chi phí của năm liền trước.
Các công việc của sửa chữa lớn bao gồm toàn bộ các công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi, hiệu chỉnh, thay thế các vật tư, máy móc thiết bị của 02 nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh. Trong trường hợp cần thiết, sẽ tiến hành nâng cấp các hệ thống để phù hợp, đồng bộ với các máy móc khác. Tổ chức thí nghiệm định kỳ các máy móc, thiết bị theo yêu cầu, quy định của Nhà nước, đảm bảo an toàn trong quá trình chạy máy của toàn bộ các thiết bị. Tiến hành tiểu tu và đại tu các hệ thống điện tự dùng, hệ thống phụ trợ, thiết bị gắn với công trình xây dựng.
Trong phần chi phí sửa chữa lớn có 1 phần của chi phí thường xuyên, tuy nhiên không rõ ràng, không phân biệt được.
- Chi phí sửa chữa thường xuyên: chủ yếu là sửa chữa thiết bị, công trình, bao gồm: sửa chữa các cụm hồ, đường ống dẫn, đường ống dẫn, tháp điều áp, nhà van, tuyến năng lượng, đường giao thông…
Trong các bảng biểu chi tiết, không dùng chi phí sửa chữa thường xuyên mà dùng sửa chữa thiết bị công trình, điều này không rõ ràng, không đúng nội dung cần hướng đến.
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm tiền thuê đất, lệ phí..., thuế tài nguyên, phí dịch vụ môi trường rừng, tiền ăn giữa ca… và các chi phí bằng tiền khác.
Trong các dẫn chiếu, không có trình tự trước sau, mà cái trước làm nguồn trích dẫn cho cái sau, điều này không phù hợp với quy trình lập dự toán. Việc tính toán, cơ sở để tính toán các chi phí không rõ ràng, khó tìm. Kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yếu tố được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2019
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư)
2.2.2.3. Kế hoạch đầu tư và xây dựng
Kế hoạch này được lập cho các công việc cần thực hiện của Dự án thủy điện Thượng Kon Tum cho năm kế hoạch, do phòng Kế hoạch- Đầu tư phối hợp cùng phòng Tài chính- Kế toán thực hiện. Bao gồm chi phí xây lắp, thiết bị, chi phí khác, chi phí Ban QLDA, chi phí cho Ban chuẩn bị sản xuất, chi phí xây dựng dự án thành phần di dân, tái định canh, tái định cư. Chi phí kế
hoạch đầu tư và xây dựng là cơ sở để xác định nhu cầu vốn cho Dự án thủy điện Thượng Kon Tum cho năm kế hoạch. Kế hoạch đầu tư và xây dựng được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Kế hoạch đầu tư và xây dựng
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư)