Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập tự toán tổng thể tại công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 45 - 51)

7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

2.1.2.1. Công tác tổ chức

Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh hoạt động theo Điều

lệ của Công ty được Đại hội đồng cổ đông thông qua và tuân thủ theo các quy chế của Công ty và các quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban Kiểm soát là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động Tổng công ty và trợ giúp HĐQT quản lý Công ty. Hội đồng quản trị cử và bổ nhiệm Tổng Giám đốc để quản trị và lãnh đạo điều hành Công ty. Giúp việc cho Tổng Giám đốc và cũng chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về điều hành hoạt động của Công ty là các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng, có thể khái quát trình tự như Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Giúp việc cho Tổng Giám đốc là Trưởng các phòng ban và các cán bộ, CNV thuộc các phòng ban đó, khái quát như Hình 2.2.

2.1.2.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của các phòng ban

* Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan quyền lực cao nhất Công ty, quyết định cơ cấu tổ chức hoặc giải thể, phá sản Công ty, quyết định các kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát.

* Hội đồng quản trị:

Do ĐHCĐ bầu là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc ĐHCĐ quyết định.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Công ty)

* Ban kiểm soát:

Do ĐHCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ KẾ TOÁN TRƯỞNG download by : skknchat@gmail.com

* Ban Giám đốc

Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc là Tổng Giám đốc là Người đại diện theo pháp luật của Công ty, thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của Người đại diện theo pháp luật theo luật định và Điều lệ Công ty, người trực tiếp điều hành các hoạt động của Công ty theo sự chỉ đạo và giám sát của HĐQT.

Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc Công ty là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, điều hành những công việc được Tổng Giám đốc phân công phụ trách hoặc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

* Phòng Tài chính- kế toán

Thực hiện tổ chức công tác kế toán hợp lý, theo dõi, tính toán, cập nhật, tổng hợp, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử dụng quản lý các quỹ tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý mọi khoản thu, chi theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty, bảo đảm phục vụ tốt cho mọi hoạt động của Công ty. Thanh toán và thu hồi đúng, kịp thời các khoản nợ phải thu, phải trả.

* Phòng Tổng hợp

Thực hiện công tác quản lý nhân sự, công tác hành chính - quản trị, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, thư viện, ấn loát, thông tin liên lạc, đời sống, lễ tân – khánh tiết, phục vụ hội họp, hội nghị, phương tiện đi lại, trật tự trị an, an toàn phòng cháy chữa cháy, quản lý tài sản tại trụ sở Công ty tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, xây dựng quy chế trả lương, xây dựng kế hoạch tiền lương hàng năm, quản lý và thực hiện đầy đủ các chế độ

chính sách.

* Phòng Kế hoạch – Đầu tư

Thực hiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xây dựng, thẩm định và trình duyệt dự toán sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên công trình, thiết bị của Công ty, tham gia nghiệm thu và quyết toán các hạng mục công trình này. Thực hiện việc mua sắm, bảo quản, cấp phát mọi vật tư, thiết bị phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh theo đúng quy chế nội bộ của Công ty.

* Phòng Kỹ thuật

Thực hiện các công tác kỹ thuật: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO; công tác quản lý kỹ thuật thiết bị, công trình của các nhà máy điện; Quản lý vận hành các công trình hồ, đập, công trình xây dựng của các nhà máy điện; Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động, bồi dưỡng, huấn luyện và kiểm tra kiến thức KTAT-BHLĐ cho người lao động của Công ty.

* Trưởng khu vực nhà máy điện

Thực hiện công tác vận hành, sản xuất điện năng của nhà máy đảm bảo yêu cầu quản lý chất lượng ISO, yêu cầu an toàn - liên tục - tin cậy, đảm bảo tham gia Thị trường điện khi đủ điều kiện và theo đúng quy trình, quy phạm.

* Trung tâm dịch vụ Tư vấn – Kỹ thuật

Thực hiện các công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, công trình sản xuất thuộc phạm vi quản lý đảm bảo yêu cầu quản lý chất lượng ISO. Tổ chức công tác sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng thiết bị sản xuất của các nhà máy điện theo chương trình, kế hoạch đã duyệt; sẵn sàng triển khai giải quyết bất thường, xử lý sự cố kỹ thuật ở các nhà máy điện.

* Ban QLDA Thủy điện VSH

Ban quản lý dự án Thủy điện VSH thực hiện các chức năng, quyền hạn quản lý Dự án thủy điện Thượng Kon Tum và các Dự án khác theo Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty Vĩnh Sơn- Sông Hinh.

2.1.2.3. Phân tích cơ cấu tổ chức

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, được phân chia theo hình thức chuyên môn hóa ở từng bộ phận, biểu hiện sự phân công theo chiều rộng, quyền hành được nắm giữ ở các nhà quản trị cao cấp là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc.

Mức độ phân quyền: Quyền lực tập trung chủ yếu vào Tổng Giám đốc do đó mọi quyết định, văn bản ban hành tất cả các vấn đề ra bên ngoài của Công ty đều phải thông qua Tổng Giám đốc. Tùy theo phạm vi phân quyền trong các Quyết định phân việc của Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc mới được quyết định các vấn đề có liên quan phạm vi được phân quyền của mình, các phòng ban trong Công ty chỉ có quyền giải quyết các công việc hàng ngày với lĩnh vực chuyên môn của mình. Với việc tập trung quyền lực cao ít có sự phân quyền cho cấp dưới dẫn đến thường xử lý và ra quyết định chậm chạp, không linh hoạt và không hiệu quả.

Với cơ cấu được tổ chức theo chức năng: (1) phù hợp với môi trường và nguồn lao động ít biến đổi và ổn định, (2) có tác dụng nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng chuyên môn của từng bộ phận, phát huy những ưu thế do chuyên môn hoá do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất tương đồng, phát huy được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lắp trong hoạt động, đơn giản hoá đào tạo, (3) giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản, (4) chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên, và (5) tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.

Nhưng với cơ cấu tổ chức theo kiểu này cũng có những nhược điểm như: (1) thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các mục tiêu và phương thức hoạt động, (2) không thích ứng với những thay đổi của môi trường, (3) thiếu sự liên kết với các phòng ban chức năng, bộ phận sản xuất có tầm nhìn hạn chế và mục tiêu chung của tổ chức, (4) đổ trách nhiệm về thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh đạo cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập tự toán tổng thể tại công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)