Kế hoạch đầu tư và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập tự toán tổng thể tại công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 65 - 71)

7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.2.2.4. Kế hoạch đầu tư và phát triển

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng của máy móc, thiết bị hiện tại 02 nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh, Phòng Kỹ thuật sẽ đề ra kế hoạch để đầu tư, nâng cấp các máy móc, thiết bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất, chạy máy của 02 nhà máy. Phòng Kỹ thuật sẽ đưa ra các danh mục vật tư thiết bị cần thay thế, nâng cấp để phù hợp với tình hình sản xuất tại 02 nhà máy. Đồng thời, sau khi khảo sát hiện trạng của các công trình tại 02 nhà máy, Phòng Kỹ thuật sẽ lập danh mục công trình cần xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Từ các danh mục thiết bị, công trình, Phòng Kỹ thuật sẽ đưa ra dự toán dự kiến để đưa ra được chi phí dự kiến cho năm kế hoạch. Kế hoạch đầu tư và phát triển được trình bày trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4 Kế hoạch đầu tư và phát triển

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư)

2.2.2.5. Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M):

Ngoài các chi phí lập lại như kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yếu tố, như: chi phí vật liệu, vật tư dự phòng, Thù lao HĐQT chuyên trách+ BKS, Lương Ban Giám đốc và Kế toán trưởng, Quỹ lương người lao động, thưởng vận hành an toàn điện, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, chi phí SCL thiết bị và công trình, sửa chữa thường xuyên, Chi phí O&M còn bổ sung Quỹ lương bổ sung, thưởng hiệu quả, tiền điện bù trừ âm, chi phí ăn ca, chi phí O&M, chi phí hoạt động văn phòng tại Quy Nhơn và khu QLVH, chi phí an toàn lao động, PCCC và PCBL, môi trường, chi phí hệ thống CNTT, quản lý chất lượng, cải tiến kỹ thuật, chi phí an ninh quốc phòng, chi phí đào tạo tuyển dụng, chi phí điện thoại, fax 02 nhà máy và văn phòng Công ty chi phí xăng dầu cho xe phục vụ 02 nhà máy và Công ty, chi phí sửa chữa thường xuyên các loại xe phục vụ sản xuất, chi phí hoạt động điều hành, bao gồm: chi phí công tác, chi phí sách báo, chi phí văn phòng phẩm, chi phí hội họp, quảng bá thương hiệu, quảng cáo, giao dịch, khánh tiết, chi phí mua bảo hiểm tài sản, thiết bị hai nhà máy, chi phí khác: bảo hiểm xe, lệ phí, thuế đất, chi phí dịch vụ khác (phí chuyển tiền, kiểm toán…) chi phí phân bổ trả trước.

Các chi phí này được Phòng Tài chính- Kế toán lập, trên cơ sở các chi phí cần sử dụng để đảm bảo vận hành các hoạt động quản lý, hoạt động thông thường của toàn Công ty. Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5 Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư)

2.2.2.6. Kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên

Kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm được tính toán dựa trên cơ sở danh mục tài sản toàn nhà máy, kết quả khảo sát đánh giá về mức độ hư hỏng cần

sửa chữa và chi phí dự kiến. Kế hoạch sửa chữa do phòng Kỹ thuật lập dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng hư hỏng của máy móc thiết bị, công trình, kế hoạch được lập thành danh mục từng loại tài sản và chi phí để sửa chữa. Kế hoạch được lập chi tiết thành hai phần đó là kế hoạch sửa chữa thiết bị, công trình phần thiết bị và kế hoạch sửa chữa thiết bị, công trình phần công trình. Kế hoạch sửa chữa lớn và thường xuyên được trình bày tại Bảng 2.6 (được trích từ Phụ lục 2.2A và Phụ lục 2.2B).

Bảng 2.6 Kế hoạch sửa chữa lớn

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư)

2.2.2.7. Kế hoạch kinh doanh- tài chính

Mục tiêu cuối cùng của việc lập kế hoạch tại Công ty đó là doanh thu và

lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh tài chính được tính toán dựa vào sản lượng điện thương phẩm phát hàng năm của 02 nhà máy Vĩnh Sơn và Sông Hinh và giá bán bình quân dự kiến và giá theo thị trường cho năm kế hoạch. Giá bán tạm tính bình quân cho cả năm và được xác định tại thời điểm lập kế hoạch, được tạm tính trên cơ sở giá bình quân theo hợp đồng ký kết với EVN cộng với thuế môi trường và phí môi trường rừng. Giá theo thị trường là phần chênh lệch giữa giá chào khi tham gia thị trường điện và giá bán tạm tính bình quân.

Chi phí sản xuất điện bao gồm chi phí O&M, thuế tài nguyên, phí dịch vụ môi trường rừng và khấu hao. Chi phí khấu hao được tính theo bình quân tháng của tổng giá trị dự kiến khấu hao theo năm tài chính.

Trên cơ sở doanh thu và chi phí sản xuất điện, tính được lợi nhuận đã ấn định. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch sẽ không đảm bảo tính chính xác vì bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như môi trường, chào giá trên thị trường điện, năng lực sản xuất v.v…Kế hoạch kinh doanh- tài chính được trình bày trong Bảng 2.7.

2.2.2.8. Kế hoạch ngân lưu

Kế hoạch ngân lưu do phòng Tài chính- kế toán lập, xác định dòng tiền vào: doanh thu từ sản xuất kinh doanh, vay đầu tư dự án thủy điện Thượng Kon Tum, vay chi phí quản lý dự án, và các khoản phải thu trong kì. Từ đó, cân đối với dòng tiền ra: Chi đầu tư các dự án (chi đầu tư Dự án thủy điện Thượng Kon Tum, các dự án đầu tư phát triển, chi phí Ban QLDA, Ban CBSX, trả lãi vay ngân hàng), chi sản xuất kinh doanh (chi phí O&M, chi nộp thuế tài nguyên, chi dịch vụ môi trường rừng, trả lãi vay ngân hàng, chi phí khác), Chi khác (chi trang bị, lắp đặt TSCĐ, đầu tư phát triển, chi nộp thuế TNDN, nợ phải trả, chi thù lao HĐQT không chuyên trách, chi trả cổ tức, chi khen thưởng, phúc lợi). Kế hoạch ngân lưu được trình bày trong Bảng 2.8.

Bảng 2.7 Kế hoạch Kinh doanh- tài chính Quý I/2019

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư)

Bảng 2.8 Kế hoạch ngân lưu

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư)

Kế hoạch ngân lưu được lập không khoa học, không thể hiện dòng tiền Công ty có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể hiện được số tiền còn thiếu để thanh toán cho Dự án sau khi chi cho các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh, chi khác để có phương án huy động cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập tự toán tổng thể tại công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)