Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý

Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại trong doanh nghiệp khi có sự phân quyền, khi đó quyền ra quyết định và trách nhiệm đƣợc trao cho các bộ

phận của doanh nghiệp. Các cấp quản lý khác nhau đƣợc quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm với phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ.

Doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý dẫn đến hình thành các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận phụ thuộc cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp mà ngƣời quản lý ở đó có quyền và chịu trách nhiệm đối với kết quả tài chính của các hoạt động thuộc phạm vi mình quản lý.

1.4. Nội dung kế toán trách nhiệm

1.4.1. Nội dung của các trung tâm trách nhiệm

1.4.1.1. Khái niệm trung tâm trách nhiệm

Trong một tổ chức sự phân quyền dẫn tới hình thành các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức hoạt động mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình đối với nhà quản trị cấp cao.

Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống cấp bậc trách nhiệm từ lãnh đạo cao nhất tới cấp thấp nhất trong doanh nghiệp. Ở mỗi trung tâm trách nhiệm phải xác định đƣợc các nhà quản trị, phải lập dự toán và đƣa dự toán vào thực hiện, phải lập báo cáo thành quả để đo lƣờng thành quả.

Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm đầu tiên dựa trên cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp và có sự phân quyền trong tổ chức đƣợc rõ ràng.

Trong một doanh nghiệp, trung tâm trách nhiệm có thể là một bộ phận hay một phòng ban chức năng, nơi mà nhà quản trị bộ phận đƣợc chỉ định cụ thể trách nhiệm và chịu trách nhiệm về việc hoàn thành trách nhiệm thuộc phạm vi quản lý của mình. Một doanh nghiệp sẽ tập hợp nhiều trung tâm trách nhiệm. Tùy thuộc vào tính phức tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý mà doanh nghiệp thiết lập các trung tâm trách nhiệm cho phù hợp. Thông thƣờng gồm có 04 trung tâm trách nhiệm là Trung tâm chi phí, Trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận, Trung tâm đầu tƣ. Để đạt đƣợc

mục tiêu chung của doanh nghiệp thì các trung tâm trách nhiệm phải nỗ lực thực hiện chức năng và mục tiêu của mình bằng cách quản trị tốt các yếu tố đầu ra đầu vào tối ƣu nhất. Để đánh giá hoạt động các trung tâm trách nhiệm dựa vào hai tiêu chí: hiệu quả và hiệu suất.

Hiệu quả là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm hay có thể nói đó chính là tỷ lệ giữa sản lƣợng thực tế đạt đƣợc so với một đơn vị đầu vào mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả.

Hiệu suất là việc so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đề ra cho trung tâm trách nhiệm đó. Nói cách khác, đó chính là mức độ mà trung tâm trách nhiệm hoàn thành mục tiêu của mình. Nhƣ vậy việc xác định đƣợc hiệu quả và hiệu suất của các trung tâm trách nhiệm và trên cơ sở đó xác định đƣợc các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lƣợng hoạt động của giám đốc các trung tâm, đồng thời khích lệ họ điều hành hoạt động trung tâm của mình phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn đơn vị.

1.4.1.2. Bản chất của trung tâm trách nhiệm

Một trung tâm trách nhiệm có bản chất nhƣ một hệ thống, mỗi hệ thống đƣợc xác định để xử lý một công việc cụ thể. Hệ thống này sử dụng các đầu vào là các giá trị vật chất nhƣ nguyên vật liệu, số giờ công của các loại lao động và các dịch vụ khác. Kết quả là các trung tâm nhiệm vụ sẽ cho ra các đầu ra là các loại hàng hóa (bộ phận sản xuất) nếu nó là sản phẩm hữu hình, là dịch vụ (kế toán, kỹ thuật, quản trị…) nếu đó là sản phẩm vô hình.

Đầu vào Đầu ra

Nguyên liệu đƣợc sử dụng Hàng hóa hoặc dịch vụ

Vốn

Hoạt động cốt lõi của trung tâm trách nhiệm là sử dụng vốn để thực hiện các chức năng, mục tiêu của trung tâm.

1.4.1.3. Đặc điểm của trung tâm trách nhiệm

Một trung tâm trách nhiệm có ba đặc điểm sau:

- Thứ nhất, trung tâm trách nhiệm thể hiện việc phân quyền trong tổ chức đƣợc rõ ràng.

- Thứ hai, cá nhân đƣợc chỉ định cụ thể trách nhiệm: đánh giá đầu vào và đầu ra của từng bộ phận.

- Thứ ba, cá nhân đƣợc giao nhiệm vụ có quyền nhất định và làm tròn trách nhiệm đƣợc giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần thủy điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)