7. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Đặc điểm phân cấp quản lý tại Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn
– Sông Hinh
2.2.1. Đặc điểm phân cấp quản lý tại Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh Sông Hinh
Việc phân cấp quản lý đƣợc xem là công việc quan trọng để góp phần hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty. Hiện tại, Công ty CP Thủy điện
Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN FMIS - Sổ chi tiết - Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra:
Vĩnh Sơn – Sông Hinh đã có quy mô tƣơng đối lớn và có sự quan tâm đến phân cấp quản lý trong Công ty.
Phân cấp quản lý giữa Công ty với các nhà máy sản xuất nhƣ sau:
a. Phân cấp quản lý tại Công ty
Để tăng cƣờng công tác quản lý tại Công ty, Hội đồng quản trị đã ban hành các quy định, quy chế làm việc cho Ban Giám đốc cũng nhƣ các phòng ban chức năng, quy định cụ thể trách nhiệm cho từng bộ phận. Cụ thể nhƣ sau:
- Hội đồng quản trị: Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. HĐQT thực hiện các Nghị quyết, các kế hoạch kinh doanh và đầu tƣ của Công ty. Có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển vốn. Giám sát hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty. Quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.
- Ban Giám đốc
+ Tổng Giám đốc có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty. Giám sát, phối hợp thực hiện thành công mục tiêu phát triển của Công ty, thực hiện các kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, chi phí.
+ Tổng Giám đốc là ngƣời có thẩm quyền cao nhất trong Ban Giám đốc và chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc HĐQT về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Tổ chức – Hành chính chịu chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc + Thực hiện trách nhiệm tổ chức phân bổ, sắp xếp nhân sự trong công ty, thực hiện công tác lao động tiền lƣơng của CBCNV trong Công ty, đảm bảo khối lƣợng nhân viên vừa đủ để tiết kiệm chi phí vừa vận hành tốt khối lƣợng công việc của Công ty.
+ Theo dõi và triển khai thực hiện các quy chế nội bộ của Công ty, làm đầu mối tổng hợp các ý kiến giúp lãnh đạo Công ty bổ sung, sửa đổi các quy chế nội bộ phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Phòng Tài chính – Kế toán chịu chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc + Tham giá phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ xây dựng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
+ Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức bộ máy kế toán, ghi chép toàn bộ sổ sách, số liệu về tài chính, xử lý, thu thập, cung cấp các thông tin kịp thời cho bộ máy quản lý.
+ Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và những nghĩa vụ khác đối với Nhà nƣớc theo luật định; Thanh toán và thu hồi đúng, kịp thời các khoản nợ phải thu, phải trả; Giao dịch thanh toán mua bán điện năng hàng tháng; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giải ngân.
- Phòng Kỹ thuật chịu chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc
+ Quản lý số lƣợng, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị hiện có của Công ty. Tham mƣu cho lãnh đạo trong việc đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị cho toàn Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên hằng năm tại Công ty.
+ Biên soạn và trình phê duyệt các quy trình vận hành, xử lý sự cố các thiết bị, công trình. Các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn.
+ Tổ chức thẩm tra, xét duyệt, công nhận các đề tài sáng kiến, cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Phòng Kế hoạch – Đầu tƣ chịu chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc + Chủ trì và phối hợp với một số phòng ban xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
+ Tổng hợp số liệu thực hiện báo cáo thống kê và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tƣ xây dựng định kỳ và đột xuất.
+ Chủ trì thẩm định và trình duyệt dự toán sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên công trình, thiết bị của Công ty và các dự toán đầu tƣ khác đƣợc
phân công. Tham gia nghiệm thu và quyết toán các hạng mục công trình này. + Tổ chức công tác đấu thầu, đàm phán và ký kết các Hợp đồng kinh tế. Đôn đốc theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng đã ký.
+ Quản lý công tác vật tƣ: Tổ chức thực hiện việc mua sắm, bảo quản, cấp phát mọi vật tƣ, thiết bị phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh theo đúng quy chế nội bộ của Công ty.
- Các khu vực nhà máy sản xuất chịu chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc + Tổ chức thực hiện công tác vận hành, sản xuất điện năng của nhà máy đảm bảo yêu cầu quản lý chất lƣợng ISO, yêu cầu an toàn – liên tục – tin cậy, đảm bảo tham gia thị trƣờng điện khi đủ điều kiện và theo đúng quy trình, quy phạm.
+ Các Trƣởng khu vực Nhà máy điện chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại mỗi nhà máy, đảm bảo sản xuất đúng kế hoạch, điều phối toàn bộ hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất hàng ngày ở khu vực, chỉ huy hiện trƣờng giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất; Chỉ đạo hiện trƣờng và chịu trách nhiệm chính đảm bảo công tác kỹ thuật an toàn, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn của toàn bộ khu vực; Tổ chức học tập, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho nhân viên thuộc quyền.
- Trung tâm dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật chịu chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc
+ Tổ chức công tác quản lý vận hành, bảo dƣỡng các thiết bị, công trình sản xuất thuộc phạm vi quản lý đảm bảo yêu cầu quản lý chất lƣợng; Lập phƣơng án kỹ thuật và phƣơng án thi công tổ chức công tác sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên, bảo dƣỡng thiết bị sản xuất của các nhà máy theo chƣơng trình, kế hoạch đã duyệt, sẵn sàng triển khai giải quyết bất thƣờng, xử lý sự cố kỹ thuật ở các nhà máy điện.
- Ban Quản lý dự án
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý dự án theo quyết định thành lập của Hội đồng quản trị và theo các quy chế quản lý nội bộ có liên quan.
b. Phân cấp về lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch là một nội dung cơ bản và quan trọng trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. Các kế hoạch dùng làm căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện sau này. Hầu hết việc lập các kế hoạch này đƣợc thực hiện bởi phòng Kế hoạch – Đầu tƣ và có sự hỗ trợ của các phòng ban, các bộ phận liên quan. Kế hoạch sản xuất sẽ có sự phối hợp giữa các Nhà máy sản xuất với phòng Tài chính – Kế toán và phòng Kế hoạch – Đầu tƣ sau đó sẽ trình Tổng Giám đốc sản xuất xem xét, tham mƣu cho Hội đồng quản trị phê duyệt và đƣa xuống các nhà máy sản xuất… Nhìn chung, các kế hoạch đƣợc lập ở Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh gồm:
- Kế hoạch sản lƣợng và doanh thu các nhà máy - Kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh - Kế hoạch vận hành và bảo dƣỡng thiết bị - Kế hoạch sửa chữa thiết bị công trình - Kế hoạch kinh doanh tài chính