7. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp quản lý tạ
ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
Việc áp dụng KTTN tại Công ty chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, chƣa định hình rõ ràng các trung tâm trách nhiệm. Do đó, giải pháp đƣa ra nhằm tăng cƣờng cho hệ thống KTTN tại đây là việc đánh giá trách nhiệm phải sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động tại các trung tâm thay vì chỉ tiến hành thống kê kết quả kinh doanh theo phòng ban chức năng mà không gắn kết với bộ phận trách nhiệm của từng mặt hoạt động.
Dựa trên sự phân cấp quản lý và theo cơ cấu tổ chức hiện nay ở Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, các trung tâm trách nhiệm đƣợc tổ chức gồm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ.
+ Trung tâm chi phí chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí tại bộ phận của mình. Có thể chia trung tâm chi phí thành hai nhóm:
Trung tâm chi phí là phòng Kế hoạch – Đầu tƣ. Đây là trung tâm chi phí định mức, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tại các nhà máy.
Trung tâm chi phí là các phòng ban chức năng của Công ty nhƣ phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Tài chính – Kế toán… Đây là trung tâm chi phí dự toán, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý các hoạt động của Công ty.
Việc phân chia trung tâm chi phí thành hai nhóm để nhà quản lý cấp cao thấy đƣợc sự biến động chi phí của các trung tâm chi phí định mức sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, còn sự biến động chi phí ở trung tâm chi phí dự toán thì không ảnh hƣởng trực tiếp đến bộ phận sản xuất. Khi thiết lập các trung tâm chi phí sẽ tăng cƣờng tính tự chịu trách nhiệm về chi phí, kiểm soát đƣợc chi phí phát sinh tại bộ phận. Đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn các chi phí phát sinh.
+ Trung tâm doanh thu chịu trách nhiệm về sản lƣợng điện sản xuất, chào giá thị trƣờng điện, quản lý doanh thu gồm Phòng Kỹ thuật và các nhà máy.
+ Trung tâm lợi nhuận đứng đầu là Tổng Giám đốc điều hành các phòng ban chức năng, các khu vực nhà máy sản xuất. Trung tâm lợi nhuận là tổng hợp của cả trung tâm chi phí và doanh thu, nên nhà quản trị trung tâm này phải chịu trách nhiệm liên quan cả 2 trung tâm này. Mục tiêu của trung tâm lợi nhuận là đảm bảo tỷ lệ tăng lợi nhuận trên doanh thu, đảm bảo đạt và vƣợt lợi nhuận dự toán.
+ Trung tâm đầu tƣ chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty đứng đầu là HĐQT mà ngƣời đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị.
Với vai trò là đại diện cao nhất trong Công ty, HĐQT có nhiệm vụ định hƣớng các chính sách tồn tại và phát triển Công ty, để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh để hoàn thành mục tiêu chung của toàn Công ty và quan trọng hơn hết là tối đa hóa lợi ích của các cổ đông, những nhà đầu tƣ vào Công ty.
Hình 3.1: Mô hình tổ chức trung tâm trách nhiệm tại Công ty
Trung tâm lợi nhuận Trung tâm doanh thu Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí linh hoạt (Phòng Tài chính –
Kế toán, P.Tổ chức – Hành chính, P.Kỹ thuật)
Trung tâm chi phí định mức (Các nhà máy) Phòng Kỹ thuật
Ban Giám đốc
Trung tâm đầu tƣ (Hội đồng quản trị)