7. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Những tồn tại
Tuy Công ty đã có những tiền đề, định hƣớng tổ chức kế toán trách nhiệm, nhƣng kế toán trách nhiệm của Công ty vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý. Điều này là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Cụ thể:
+ Là Công ty đã đƣợc thành lập nhiều năm, tuy nhiên khái niệm kế toán trách nhiệm khi đƣợc nhắc đến thì nhiều ngƣời vẫn còn khá mơ hồ. Do vậy việc thực hiện kế toán trách nhiệm chỉ mới dừng lại ở yêu cầu thiết yếu của công việc. Các báo cáo kế toán trách nhiệm mang tính tự phát do yêu cầu quản lý thông tin của Ban Giám đốc chứ kế toán trách nhiệm chƣa thực sự hình thành do sự nhận thức về tính hữu hiệu của nó, do đó các báo cáo còn chƣa đầy đủ và khoa học.
+ Việc phân cấp quản lý còn chƣa đủ mạnh. Sự liên kết giữa các cấp quản lý, sự phân cấp trách nhiệm còn chƣa rõ ràng và chặt chẽ. Điều này thể hiện ở chỗ còn nhập nhằng về mặt quản lý giữa trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ. Vì Ban Giám đốc đóng vai trò vừa là trung tâm đầu tƣ, vừa là trung tâm lợi nhuận cho nên trong thành phần Ban Giám đốc, chƣa phân công phân nhiệm cụ thể ai chịu trách nhiệm về thành quả của trung tâm đầu tƣ, ai chịu trách nhiệm về thành quả của trung tâm lợi nhuận.
+ Chƣa tổ chức đầy đủ các báo cáo thực hiện chi phí sản xuất. Chƣa xây dựng đƣợc mô hình kế toán trách nhiệm phù hợp với đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Đây là một công ty sản xuất điện, đặc thù công việc sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, nhà quản lý khá bị động trong việc tổ chức sản xuất để đạt đƣợc kế hoạch sản lƣợng đề ra nhằm thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo kế hoạch. Do vậy, các báo cáo dự toán ở các bộ phận này chƣa thể hiện đƣợc hết trách nhiệm của nhà quản lý bộ phận.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Công ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh là một đơn vị đƣợc cổ phần hoá từ một doanh nghiệp Nhà nƣớc. Tuy đã chuyển đổi cơ cấu quản lý nhƣng Công ty vẫn còn là một doanh nghiệp nhỏ. Trong những năm gần đây, theo xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, Công ty đã có những cố gắng trong tổ chức bộ máy quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh. Do vậy, để quản lý tốt hơn quá trình hoạt động của mình, công tác kế toan quản trị nói chung và bƣớc đầu có những dấu hiệu của kế toán trách nhiệm nói riêng đã đƣợc Ban Giám đốc Công ty ngày càng quan tâm.
Chƣơng 2 mô tả thực trạng công tác kế toán trách nhiệm của Công ty. Từ công tác tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và các trung tâm trách nhiệm đồng thời phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận và trách nhiệm của mỗi trung tâm trong hệ thống thông tin kế toán quản trị. Luận văn đã chỉ ra những mặt làm đƣợc, chƣa làm đƣợc trong công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty và nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.
Qua thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị và quản ly của Công ty, bƣớc đầu đã có những dấu hiệu của kế toán trách nhiệm, các “trung tâm trách nhiệm” đã đƣợc hình thành. Các chỉ tiêu, các báo cáo hàng kỳ cũng đã đƣợc thực hiện nằm đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm. Tuy nhiên, hệ thống kế toán trách nhiệm vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là các chỉ tiêu để đánh giá trách nhiệm chƣa thật đầy đủ, việc phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm chƣa thật cụ thể, trách nhiệm nhà quản lý các cấp chƣa thật rõ ràng, hệ thống báo cáo nội bộ còn thiếu, ảnh hƣởng đến việc nắm bắt thông tin của Công ty.
Từ thực trạng trên, cùng với việc vận dụng lý luận về kế toán trách nhiệm, tác giả rút ra những biện pháp bổ sung, điều chỉnh nhằm tăng cƣờng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty.
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ ĐIỆN VĨNH SƠN –
SÔNG HINH
3.1. Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
Kế toán trách nhiệm là một công cụ quản lý cần thiết của DN hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, giúp cho nhà quản trị các cấp theo dõi, quản lý và đánh giá thành quả của từng nhà quản lý cấp dƣới theo trách nhiệm và cách thức tổ chức quản lý của họ từ đó kết nối thành quả đó với mục tiêu chung của doanh nghiệp trong hệ thống phân quyền. Kế toán trách nhiệm cũng giúp cho DN sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả và có trách nhiệm hơn.
Công ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay tất nhiên phải luôn luôn đổi mới cách thức tổ chức quản lý sao cho phù hợp xu hƣớng phát triển và bắt kịp sự tiến bộ của xã hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, việc mở rộng quy mô và thay đổi tƣ duy quản lý là điều rất cần thiết. Và việc phân cấp quản lý, hình thành nhiều bộ phận trực thuộc với nhiều cấp độ khác nhau là một mô hình phù hợp với thực tế sản xuất tại Công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu thực tế, nhận dạng và phân tích các “trung tâm trách nhiệm”, tác giả nhận thấy mặc dù Công ty đã bƣớc đầu có sự phân cấp quản lý tuy nhiên sự phân cấp đó còn mờ nhạt, chƣa thấy rõ trách nhiệm của từng bộ phận. Các trung tâm trách nhiệm chƣa đƣợc hình thành một cách rõ ràng và cụ thể, chƣa gắn đƣợc trách nhiệm cung cấp thông tin cho quản lý đối với từng nhà quản lý bộ phận. Các báo cáo kế toán trách nhiệm tuy bƣớc đầu đã gắn với trách nhiệm thông qua dự toán, tuy nhiên chƣa đƣợc
thực hiện một cách có hệ thống. Do vậy, KTTN tại công ty chƣa phát huy đƣợc hiệu quả kiểm soát cũng nhƣ quản lý.
Kế toán trách nhiệm không còn mới mẻ trong các tập đoàn lớn. Tuy nhiên trong các công ty nhỏ, nó vẫn chƣa thực sự đƣợc áp dụng nhƣ một công cụ hỗ trợ cho quản lý một cách hiệu quả. Do vậy, khi xây dựng hệ thống KTTN, Công ty sẽ có thêm công cụ hữu hiệu nhằm giúp cho nhà quản trị nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh, phát hiện ra nguyên nhân nào dẫn đến không hoàn thành mục tiêu, xuất phát từ bộ phận nào và có biện pháp xử lý, hƣớng nhà quản lý các cấp có thái độ và động cơ tích cực trong việc đạt đến mục tiêu chung của tổ chức. Chính vì lẽ đó, việc vận dụng mô hình KTTN