8. Kết cấu đề tài
1.3.2. Nguyên tắc kế toán hoạt động thu chi khối Đảng tỉnh
Đối với hoạt động Nhà nước, hầu hết các đơn vị HCSN đều dựa vào nguồn kinh phí từ NSNN (NSNN) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Do đó cơ sở kế tốn được lựa chọn để ghi nhận sự thay đổi của dòng tiền là cơ sở tiền mặt. Theo đó, thu nhập được ghi nhận trong kỳ thực tế thu được tiền và chi phí được ghi nhận trong kỳ thực tế đã chi tiền, mà không quan tâm đến khoản thu nhập hay chi phí đó thực tế liên quan đến kỳ nào và giữa chúng có phù hợp với nhau hay khơng. Khơng có khoản nợ phải thu, hàng tồn kho, TSCĐ hay khoản nợ phải trả nào được ghi nhận. Phương trình kế tốn dựa trên cơ sở tiền mặt, chỉ phản ánh tiền và số dư vốn bằng tiền. Nguồn lực duy nhất được ghi nhận lúc này là vốn bằng tiền và dòng lưu chuyển nguồn lực chính là dịng lưu chuyển tiền tệ.
Kế tốn hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm sốt nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết tốn kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tải sản cơng, tình hình
chấp hành dự tốn thu chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. Các khoản chi tiêu cho đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là chi cho tiêu dùng, vì vậy kế tốn tổng hợp phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt. Kế toán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nói chung và chi tiêu tiền mặt nói riêng.
Về nguyên tắc kế toán, thực hiện theo quy định tại Luật kế tốn; Luật NSNN; Thơng tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp; Thơng tư số 324/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định Hệ thống mục lục NSNN và Quyết định số 2233-QĐ/VPTW ngày 27/02/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc thực hiện chế độ kế toán đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Đảng.
Đơn vị thực hiện chi theo đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về định mức, tiêu chuẩn của các khoản chi.
Đơn vị phải theo dõi chi tiết chi thường xuyên và chi không thường xuyên để xử lý các khoản kinh phí tiết kiệm (hoặc kinh phí chưa sử dụng) cuối năm theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.
Kế tốn phải mở sổ chi tiết các khoản thu - chi cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng khoản thu - chi để theo dõi các khoản thu - chi của từng loại theo từng hoạt động.
1.3.3. Cơ chế quản lý tài chính ảnh hưởng đến kế toán thu chi khối đảng tỉnh
Hoạt động quản lý tài chính của khối Đảng được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; hiệu quả; thống nhất và cơng khai – minh bạch.
Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng được nhà nước đảm bảo theo nguyên tắc NSNN cấp phần chênh lệch giữa dự toán chi được xác định theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định với các nguồn thu theo quy định tại Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam và các quy định khác của Trung ương Đảng.
Về phân cấp quản lý về kinh phí Chương trình mục tiêu; quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của Nhà nước. Về Phân cấp quản lý về chi thường xuyên: Các cơ quan khối đảng tỉnh thụ hưởng ngân sách tỉnh.
* Quy định về Chương, loại, khoản: - Mã chương: 509 – VPTU
- Loại: 340 – Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể - Khoản: 351 – Hoạt động của Đảng Cộng sản
* Mã nguồn Ngân sách trong nước: 01
* Mã cấp NSNN: Mã số hóa Ngân sách cấp tỉnh là số 2 * Quy định về mã nguồn NSNN (nội dung):
- Mã nguồn 12: Chi đầu tư phát triển chuyển sang năm sau theo quy định được theo dõi theo từng mã nguồn vốn đầu tư; kinh phí khơng giao tự chủ, khơng giao khốn
- Mã nguồn 13: Kinh phí được giao tự chủ, vốn mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia, viện trợ khơng hồn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi
- Mã nguồn 14: Nguồn thực hiện chính sách tiền lương
- Mã nguồn 15: Các Khoản kinh phí được bổ sung từ dự toán NSNN sau ngày 30/9 đối với nguồn không tự chủ
Việc lập, phân bổ và giao dự toán của các đơn vị dự toán: Thực hiện Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN; Thông báo số 74 - TB/TW ngày 10/6/1997 của Thường vụ Bộ Chính trị về cơ chế quản lý tài chính đảng; Thơng tư số 04 - TT/LB ngày 24/9/1997 của Ban Tài chính - Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính đảng.
nộp từ lợi nhuận hàng năm của các đơn vị đều nhập vào nguồn dự trữ ngân sách Đảng theo Quy định. Đối với các khoản thu nội bộ của ngân sách Đảng:Thu đảng phí thực hiện theo Hướng dẫn số 03-HD/VPTW ngày 05/7/2016 của Văn phòng Trung ương về thực hiện chế độ đảng phí theo Quyết định số 342-QĐ/TW ngày 28/12/2010 của Bộ Chính trị; khoản thu từ các doanh nghiệp của Đảng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 02/4/1998 của Bộ Chính trị về tổ chức sản xuất kinh doanh bổ sung ngân sách đảng, khoản thu này được sử dụng lập quỹ dự trữ tài chính Đảng cấp tỉnh. Các khoản thu trên đều thể hiện trong sổ sách và báo cáo thanh quyết tốn q, năm.
Bên cạnh một số quy định tài chính chung cho cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính và Văn phịng Trung ương Đảng đã phối hợp xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng cơ quan Đảng như Thông tư số 1539/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng NSNN đối với các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Quy định số 09-QĐ/VPTW ngày 22/9/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng quy định một số chế độ chi tiêu hoạt động của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định 117/2013/NĐ- CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT- TC- BNV quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.
Về việc lập, phân bổ và giao dự toán của đơn vị: VPTU tổng hợp dự tốn kinh phí các cơ quan, Ban đảng tỉnh gửi Sở Tài chính, khi có quyết định của
UBND tỉnh giao Dự tốn ngân sách thì Thường trực Tỉnh ủy (thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy) phê duyệt phân bổ dự tốn kinh phí được cấp, ủy quyền cho VPTU thơng báo, cấp phát theo kế hoạch phân bổ được duyệt, đồng thời ký duyệt các báo cáo quyết toán quý, năm và tổng hợp trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt. Trong q trình thực hiện, nếu các đơn vị có nhu cầu phát sinh vượt hoặc ngoài kế hoạch được phân bổ trong năm, thì làm dự trù trình Thường trực Tỉnh ủy. Trên cơ sở đề xuất của VPTU, khi được Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt mới được cấp bổ sung và thực hiện chi theo quy định.
Trong quá trình điều hành ngân sách, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo cho cơ quan tài chính đảng bám sát dự toán đầu năm; thu đúng, thu đủ các khoản thu nội bộ; tập trung kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp ủy và của từng đơn vị trực thuộc; dành một phần kinh phí để từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị và phương tiện làm việc, các khoản chi học tập, phổ biến nghị quyết, hội nghị cấp ủy và của các đơn vị; chi xuất bản báo, các văn kiện của Đảng, chi thực hiện chính sách cán bộ… Các khoản chi phát sinh đột xuất đã kịp thời xử lý bằng điều chỉnh cơ cấu dự tốn chi hoặc lập thủ tục trình duyệt bổ sung dự tốn.
Cơ chế quản lý tài chính là một hoạt động đóng vai trị quyết định đến tính hiệu quả, chất lượng làm việc của bộ phận kế tốn. Quản lý tài chính khoa học, hợp lý khơng những có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng cơng tác kế tốn mà còn giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ của kế toán được tốt hơn.