Hoàn thiện tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán hoạt động thu, chi tại văn phòng tỉnh ủy bình định (Trang 113 - 115)

. Nội dung kế toán hoạt động thu – chi khối Đảng tỉnh

3.2.2 Hoàn thiện tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại đơn vị cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và yêu cầu quản lý của nhà nước. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm hoạt động của từng đơn vị mà cần mở thêm các tài khoản kế toán chi tiết khác để phục vụ cho công tác hạch toán và theo dõi thu - chi hoạt động kế toán và làm cơ sở để thực hiện các báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Tuy rằng TT 107 chỉ có tài khoản phân biệt không thường xuyên và thường xuyên có nghĩa là trong hoạt động thường xuyên có hoạt động tự chủ, không tự chủ và tương tự với hoạt động không thường xuyên nhưng một số cơ quan tài chính cấp trên của VPTU lại có văn bản sử dụng từ thường xuyên tương đương với tự chủ và không thường xuyên tương đương với không tự chủ, do đó tác giả nhận thấy Bộ Tài chính nên thay vì dùng từ tài khoản

chủ sẽ phù hợp hơn vì thường xuyên/không thường xuyên chỉ mang ý nghĩa để đơn vị kiểm soát chặt chẽ các nội dung hoạt động phát sinh làm cơ sở trong việc lập dự toán, ít có ý nghĩa trong việc phân biệt tính chất hoạt động tài chính như từ tự chủ và không tự chủ.

Tài khoản TK chi tiết theo TT 107 TK chi tiết kiến nghị 611 – Chi hoạt động 6111 - Chi hoạt động thường xuyên 6111 - Chi hoạt động tự chủ 6112 - Chi hoạt động không thường xuyên

6112 – Chi hoạt động không tự chủ

Nếu thay thế cách gọi tên như trên thì đơn vị không cần mở thêm tài khoản chi tiết để theo dõi hoạt động tự chủ/không tự chủ trong tài khoản chi thường xuyên/không thường xuyên và như vậy với các tài khoản khác cũng sử dụng tương tự, như vậy các tài khoản chi tiết sẽ ít hơn và được sử dụng đơn giản, thống nhất hơn.

Thực hiện chủ trương của Văn phòng Trung ương về cải cách bộ máy hành chính của Đảng, năm 2019 Tỉnh ủy Bình Định thí điểm thực hiện VPTU phục vụ chung theo đó các Ban của Tỉnh ủy sẽ vẫn là đơn vị lập dự toán và được cấp kinh phí riêng cho từng Ban, tuy nhiên VPTU sẽ là chủ tài khoản chung và nhân sự của bộ phận kế toán không tăng thêm, kế toán VPTU sẽ kiêm nhiệm kế toán cho tất cả các ban và sử dụng một phần mềm để theo dõi tất cả các hoạt động của VPTU và các Ban của Tỉnh ủy. Để thuận tiện trong việc theo dõi kinh phí hoạt động của từng đơn vị, kế toán VPTU đã mở chi tiết tài khoản nội bộ nguồn như sau:

TK 01221: Chi thường xuyên (01221VPTU; 01221BTC;…)

TK 01222: Chi không thường xuyên (01222TTTU; 01222VPTU; 01222BTC;…)

Tác giả kiến nghị Văn phòng Trung ương khi triển khai mô hình VPTU phục vụ chung thì cần có các văn bản hướng dẫn quy định về chế độ và cách thức quản lý tài chính cụ thể để các đơn vị cấp dưới có căn cứ áp dụng theo đúng quy định.

Về quy định nguồn kinh phí, theo mục lục ngân sách chỉ quy định gồm hai chữ số như:

Nguồn 12 – Nguồn tự chủ

Nguồn 13 – Nguồn không tự chủ Nguồn 14 – Nguồn cải cách tiền lương

Tuy nhiên khi đối chiếu số liệu báo cáo với Sở Tài chính thì Sở Tài chính yêu cầu phải phân biệt chi tiết nguồn 14 – Nguồn cải cách tiền lương là tự chủ ay không tự chủ nhưng lại không có quy định về việc mở chỉ tiết tài khoản này, do đó mỗi đơn vị lại có một cách mở chi tiết quy định nguồn khác nhau.

Ví dụ: VPTU quy định 01 – tự chủ; 02 – không tự chủ để đặt trước số quy định nguồn và để thống nhất số hiệu trong cách ghi nguồn, VPTU đã quy định như sau:

0113 – Nguồn tự chủ

0212 – Nguồn không tự chủ

0114 - Nguồn cải cách tiền lương tự chủ

0214 – Nguồn cải cách tiền lương không tự chủ

Tuy nhiên khi đơn vị đối chiếu số liệu với Kho bạc nhà nước thì kho bạc yêu cầu chỉ sử dụng hai chữ số theo quy định của mục lục ngân sách. Do đó tác giả kiến nghị với các cơ quan tài chính cấp trên cần có sự thống nhất trong quy định để các đơn vị sử dụng kinh phí dễ dàng thực hiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán hoạt động thu, chi tại văn phòng tỉnh ủy bình định (Trang 113 - 115)