7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu chuẩn, các quy trình, và các cấu trúc làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm soát nội bộ trong tổ chức.Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao thiết lập sắc thái từ cấp trên liên quan đến tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ và những tiêu chuẩn về đạo đức được mong đợi. Chính vì thế môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung của một tổ chức, chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi người trong tổ chức, là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của KSNB nhằm xây dựng nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp. Mội trường kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của nhà quản lý trong đơn vị kiểm soát và tầm quan trọng kiểm soát. Môi trường kiểm soát có một ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện kết quả của các thủ tục kiểm soát [5,tr42]. Năm nguyên tắc liên quan đến môi trường kiểm soát được giới thiệu trong khuôn mẫu COSO 2013, bao gồm:
Nguyên tắc 1: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về tính chính trực và giá trị
đạo đức.
Thiết lập phong cách điều hành của nhà quản trị ngay từ đầu và trong suốt quá trình quản lý: HĐQT và NQL, các cấp trong đơn vị thể hiện cam kết thông qua các chỉ thị, hành động và cách xử lý của họ, thể hiện tầm quan trọng của tính chính trực và giá trị đạo đức để hỗ trợ các chức năng của hệ thống KSNB.
Đánh giá tính tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức: các quy trình được thiết lập ra nhằm đánh giá việc thực hiện của các cá nhân theo tiêu chuẩn đạo đức của đơn vị.
Thông báo các sai lệch một cách kịp thời: các sai lệch so với tiêu chuẩn đạo đức sẽ được xác định và khắc phục kịp thời và phù hợp.
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ được sự độc lập với nhà
quản lý và đảm nhiệm trách nhiệm giám sát việc thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ:
Thiết lập trách nhiệm giám sát: HĐQT có trách nhiệm giám sát liên quan đến yêu cầu và kỳ vọng đã được thiết lập.
Áp dụng chuyên môn phù hợp: HĐQT xác định và đánh giá định kì những kiến thức và kỹ năng cần thiết giữa các thành viên của mình để có những hành động tương xứng cần thiết.
Hoạt động độc lập: HĐQT phải có đủ các thành viên hoạt động độc lập và thể hiện khách quan để giám sát hoạt động của NQL.
Cung cấp sự giám sát đối với hệ thống KSNB: HĐQT hướng dẫn, chỉ đạo và đánh giá sự vận hàng của hệ thống KSNB.
Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của HĐQT cần thiết lập cơ cấu
tổ chức, trách nhiệm báo cáo, phân định quyền hạn và trách nhiệm nhằm đạt các mục tiêu của đơn vị.
Xem xét tất cả các cơ cấu của đơn vị: NQL và HĐQT xem xét tất cả cơ cấu được sử dụng (bao gồm tất cả các đơn vị hoạt động, pháp nhân, và các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài) để hỗ trợ đạt các mục tiêu.
Thiết lập dòng báo cáo: NQL thiết lập và đánh giá các dòng báo cáo cho cơ cấu tổ chức để cho phép thực hiện các quyền và trách nhiệm, lưu chuyển thông tin để quản lý các hoạt động của đơn vị.
Phân chia quyền hạn và trách nhiệm: NQL và HĐQT xác định và phân công quyền hạn và trách nhiệm cho phù hợp với các cấp khác nhau của tổ chức.
Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ cam kết trong việc thu hút, phát triển
nguồn năng lực và duy trì việc sử dụng nhân viên nhằm đảm bảo năng lực phù hợp với từng mục tiêu đơn vị.
Thiết lập chính sách và áp dụng vào thực tiễn: Chính sách và thực tiễn phản ánh mong đợi về năng lực cần thiết của nhân viên để hỗ trợ đạt các mục tiêu.
Thu hút, đào tạo và giữ nhân viên: Tổ chức cung cấp tư vấn và đào tạo cần thiết.
Đánh giá năng lực và báo cáo những thiếu sót. Lập kế hoạch và chuẩn bị cho sự kế nhiệm.
Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về
trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
Thực thi trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm: NQL và HĐQT thiết lập cơ sở cơ chế để yêu cầu cá nhân chịu trách nhiệm về thực hiện trách nhiệm KSNB trong tổ chức và thực hiện khắc phục khi cần thiết.
Thiết lập các biện pháp đo lường hiệu quả, khuyến khích và khen thưởng. Xem xét những áp lực quá mức.
Đánh giá hiệu quả và khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên.