Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 57)

7. Bố cục đề tài

2.2. Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện

Phù Cát từ năm 2018-2019

Qua thu thập số liệu báo cáo tổng kết công tác thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Phù Cát 2 năm 2018-2019 được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Thống kê tình hình thu thuế trên địa bàn huyện Phù Cát (ĐVT: 1.000.000 đồng) (ĐVT: 1.000.000 đồng) Tổ đội Năm 2018 Năm 2019 So sánh số thu: 2019/2018 (%) Kế hoạch giao Số thu vào ngân sách nhà nước Tỷ lệ (%) Kế hoạch giao Số thu vào ngân sách nhà nước Tỷ lệ (%) Đội số 1 182.600 201.300 110,2 213.380 228.380 107,03 113,45 Đội số 2 179.700 185.900 103,45 197.050 208.870 105,99 112,35 Đội số 3 177.700 207.400 116,7 213.900 237.030 110,80 114,28 Cộng 540.000 594.600 110,1 624.330 674.280 108,00 113,40

Tổng thu ngân sách năm năm 2018 là 594,6 tỷ đồng, tăng 10,1% so kế hoạch Cục thuế giao đầu năm. Các đội thuế đều thu đạt và vượt chỉ tiêu so kế hoạch Chi cục giao. Riêng Đội thuế số 3 thu cao nhất, vượt so kế hoạch là 16,7% (vượt 29,7 tỷ đồng), Đội số 2 thu thấp nhất, đạt 103,45%, tuy nhiên vẫn thu vượt 3,45% so kế hoạch giao.

Năm 2019, sau khi nhận dự toán thu thuế TNDN từ Cục thuế, ngay từ đầu năm Chi cục thuế đã phân bổ và giao dự toán thu ngân sách năm cho tất cả các đội thuế trực thuộc. Kết quả thu năm 2019 là 674,28 tỷ đồng, đạt 108% so kế hoạch Cục thuế giao (tăng 8%) và vượt 13,4% so năm 2018. Cả 03 đội thuế thu đều vượt kế hoạch từ 5% trở lên, riêng đội thuế số 3 thu đạt 110,8% so kế hoạch và vượt 14,28% so năm 2018.

* Về thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn

Bảng 2.2: Số doanh nghiệp trên địa bàn huyện

STT Loại hình doanh nghiệp Năm 2018 Năm 2019 Tăng, giảm

2019/2018 (%)

1 Công ty Cổ phần 4 4 100,0

2 Công ty TNHH 22 26 118,2

3 Doanh nghiệp tư nhân 139 158 113,7

Năm 2018, trên địa bàn huyện có 165 doanh nghiệp, trong đó 04 cơng ty cổ phần, 22 cơng ty trách nhiệm hữu hạn và 139 doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2019 có 188 doanh nghiệp, tăng 23 doanh nghiệp so năm 2018 (tăng 13,9%). Trong đó cơng ty cổ phần khơng tăng, khơng giảm, cơng ty TNHH tăng 4 doanh nghiệp (tăng 18,2%), doanh nghiệp tư nhân tăng 19 đơn vị (13,7%).

Do các loại hình doanh nghiệp tăng, nên số thu thuế TNDN trên địa bàn huyện năm 2019 cũng tăng cao hơn năm 2018. Cụ thể:

Bảng 2.3: Thu thuế TNDN năm 2018-2019

Đơn vị tính:1.000đ S T T Loại hình doanh nghiệp Năm 2018 Năm 2019 So sánh số thu: 2019/20 18 (%) Kế hoạch giao Số thu vào ngân sách nhà nước Tỷ lệ (%) Kế hoạch giao Số thu vào ngân sách nhà nước Tỷ lệ (%) 1 Công ty Cổ phần 2.150 2.500 116,270 2.500 2.630 105,2 105,20 2 Công ty TNHH 25.000 25.300 101,020 26.000 25.620 98,5 101,26

3 Doanh nghiệp tư

nhân 75.450 82.568 109,430 87.300 96.950 111,0 117,42

Cộng 102.600 110.368 107,570 115.800 125.200 108,1 113,44

Qua phân tích số thu thuế TNDN của Chi cục trong 2 năm 2018-2019 ta thấy số thu của năm sau cao hơn năm trước.

Thu thuế TNDN Năm 2018: 110,368 triệu đồng, đạt 107,57% so kế hoạch giao đầu năm. Các loại hình doanh nghiệp đều có số thu đều đạt và vượt. Riêng loại hình cơng ty cổ phần thu vượt 16,27%, cơng ty trách nhiệm hữu hạn vượt 1,2%, doanh nghiệp tư nhân vượt 9,43%.

Thu thuế TNDN năm 2019 là 125,2 triệu đồng, đạt 108,1% so kế hoạch giao đầu năm và tăng 13,44% so năm 2018. Các loại hình doanh nghiệp có số thu đều đạt và vượt, trong đó cơng ty cổ phần thu vượt 5,2%, doanh nghiệp tư

nhân vượt 10%. Riêng công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ thu đạt 98,5% so kế hoạch giao.

2.3. Thực trạng công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Phù Cát

2.3.1. Mơ tả q trình khảo sát

2.3.1.1 Mục tiêu khảo sát

Nhằm mục đích đánh giá những ưu điểm cũng như những mặt tồn tại, hạn chế của kiểm sốt nội bộ quy trình thu thuế cũng như đánh giá các nguyên nhân dẫn đến việc thất thu thuế. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện hơn cơng tác kiểm sốt nội bộ trong việc quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Phù Cát.

2.3.1.2 Nội dung khảo sát

Nội dung điều tra, khảo sát thông qua các câu hỏi khảo sát có liên quan đến dữ liệu đánh giá cơ bản hệ thống kiểm soát nội bộ, chủ yếu đi sâu kiểm sốt nội bộ quy trình thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Phù Cát.

2.3.1.3 Đối tượng khảo sát

Kiểm soát nội bộ bao gồm những yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài cần khảo sát các đối tượng có liên quan về nộp thuế và quản lý thu thuế TNDN. Do trong thời điểm làm Luận văn, xuất hiện dịch Covid-19 nên bản thân không thể đi trực tiếp đến các đối tượng mà chỉ khảo sát lấy ý kiến bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tại cơ quan thuế huyện Phù Cát.

2.3.1.4 Phương pháp khảo sát

Hệ thống các văn bản hướng dẫn quy trình thu thuế, về kiểm sốt nội bộ của Tổng cục thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.

Báo cáo tổng kết công tác thuế và số liệu đánh giá công tác quản lý thu thuế qua các năm 2018 – 2019 của Chi cục thuế huyện Phù Cát.

thực trạng hiện tại kiểm sốt nội bộ quy trình thu thuế tại Chi cục thuế huyện Phù Cát được trình bày chi tiết (Phụ lục 1).

Thống kê, tổng hợp từng câu hỏi và đưa ra nhận xét theo ý kiến số đông về từng vấn đề nghiên cứu, cụ thể như sau:

Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, bản thân đã đánh giá thực trạng hệ thống KSNB qua 5 yếu tố cấu thành như sau: (Phụ Lục 1).

Qua khảo sát và thực tế, phải nói rằng, thuế là một trong những ngành có mức độ rủi ro thất thu cao. Do đó, Chi cục Thuế cần đặc biệt quan tâm, tăng cường hiệu quả quản lý, nhằm chống thất thu, giảm thiểu rủi ro trong công tác thu thuế.

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, bản thân tập trung đi sâu phân tích các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả công tác KSNB trong Chi cục thuế huyện Phù Cát. Có thể nói đây là một cơng đoạn quan trọng tác động trực tiếp đến công tác quản lý thu thuế tại Chi cục thuế để mang lại hiệu quả cao nhất.

Việc KSNB quy trình thu thuế tại Chi cục thuế huyện phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Theo báo cáo COSO 1992 cập nhật 2013 và báo cáo INTOSAI cập nhật đến 2013 thì cơng tác KSNB tại Chi cục thuế bao gồm những nhân tố cụ thể sau: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin truyền thơng và Giám sát. Do đó, Luận văn cần tập trung phân tích 5 nhân tố này và rút ra những giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện cho từng nhân tố với mục đích là hồn thiện kiểm sốt nội bộ quy trình thu thuế tại Chi cục thuế huyện Phù Cát trong thời gian đến.

2.3.2. Kết quả khảo sát

2.3.2.1 Môi trường kiểm soát

Theo dữ liệu thứ cấp

tổ chức, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động thu thuế; việc kê khai thuế điện tử và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu công việc, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thơng”.

Hiện tại Chi cục Thuế huyện Phù Cát có 03 đội thuế, mỗi đội giữ một vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Cơ bản cán bộ công chức đều có trình độ đại học và được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm phù hợp với công việc được giao, hiện tại có 62 người (Đại học 40 người, Cao đẳng 04 người, Trung cấp 13 người, khác 5 người), trong đó biên chế 55 người, hợp đồng 7 người.

Để nâng cao trình độ chuyện môn trong công tác quản lý thuế, hàng năm Chi cục Thuế đều tổ chức các buổi tập huấn các chính sách mới cho tồn bộ cơng chức trong Chi cục, cử cán bộ thuế tham dự các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do Cục thuế tổ chức, có kế hoạch tập huấn trao đổi kinh nghiệm giữa các đội thuế trong công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

Bên cạnh đó Chi cục Thuế huyện tiến hành tổ chức tuyên truyền, quán triệt Luật Phòng chống tham nhũng, các nghị định của Chính phủ và các văn bản liên quan về phòng chống tham nhũng. Kiểm tra giám sát các bộ phận tiếp cơng dân, giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân đúng quy trình, thủ tục hành chính khơng để xảy ra tình trạng tham nhũng, hạch sách gây phiền hà cho dân. Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả bộ phận “một cửa” nhằm giúp người nộp thuế nộp và nhận kết quả tại một nơi, tránh đi lại nhiều lần qua các bộ phận chức năng, đồng thời hạn chế hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ thuế.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát yếu tố mơi trường kiểm sốt CÂU HỎI Mức độ đồng ý Hoàn toàn khơng đồng ý Khơng đồng Ý Trung lập Đồng Ý Hồn tồn đồng ý I. Mơi trường kiểm sốt

1. Cơ quan xây dựng môi trường văn hóa giáo dục nhằm nâng cao sự chính trực và phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên.

0/36 (0%) 3/36 (8,3%) 6/36 (16,7%) 21/36 (58,3%) 6/36 (16,7%) 2. Các cán bộ nhân viên có đủ trình độ, kiến

thức chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với từng nhiệm vụ của họ.

7/36 (19,4%) 1/36 (2,7%) 4/36 (11,1%) 16/36 (44,4%) 8/36 (22,4%) 3. Nhân sự trong cơ quan được phân công

công việc theo đúng chuyên môn được đào tạo. 1/36 (2,8%) 4/36 (11,1%) 16/36 (44,4%) 9/36 (25%) 6/36 (16,7%) 4. Cơ quan ln có cán bộ nhân viên sẵn

sàng thay thế cho những vị trí quan trọng.

7/36 (19,4%) 15/36 (41,7%) 12/36 (33,3%) 1/36 (2,8%) 1/36 (2,8%) 5. Cơ quan thường xuyên tổ chức huấn

luyện, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.

0/36 (0%) 3/36 (8,3%) 10/36 (27,8%) 22/36 (61,1%) 1/36 (2,8%)

6. Ban lãnh đạo thường xuyên chú trọng và quan tâm đến việc giám sát mức độ hoàn thành nhiệm vụ công việc của cán bộ nhân viên. 0/36 (0%) 0/36 (0%) 3/36 (8,3%) 23/36 (63,9%) 10/36 (27,8%)

7. Cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô và đặc điểm của cơ quan.

0/36 (0%) 3/36 (8,3%) 7/36 (19,4%) 15/36 (41,7%) 11/36 (30,6%) 8. Quyền hạn và trách nhiệm được phân

chia rõ ràng cho từng Đội thuế, từng bộ phận bằng văn bản. 0/36 (0%) 0/36 (0%) 7/36 (19,4%) 26/36 (72,2%) 3/36 (8,4%)

Khảo sát đánh giá về nội dung tính chính trực và giá trị đạo đức từ yếu tố (1), Bảng 2.4 cho thấy các lựa chọn của các đáp viên đều đồng ý việc nâng cao ý thức xây dựng mơi trường làm việc tích cực và quy chuẩn, tính chính trực và giá trị đạo đức được luôn được quan tâm, đa phần các ý kiến đều “đồng ý” cho biết việc xây dựng chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử được giáo dục phổ biến và thường xuyên đến từng cán bộ công chức là cần thiết, cần có mơi trường làm việc thân thiện, tơn trọng lẫn nhau. Đối với công chức là lãnh đạo bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử thì cịn phải có sự cơng minh, minh bạch trong công việc, giải quyết công việc trên tinh thần cơng bằng, đặt lợi ích chung lên hàng đầu, khơng chia bè phái, lợi ích nhóm.

Khảo sát đánh giá về nội dung cam kết về năng lực và chính sách nhân sự từ Yếu tố (2), Bảng 2.4 cho ta thấy các lựa chọn của đáp án viên đều cho ý kiến “đồng ý” thể hiện sự hài lịng về chính sách nhân sự của cơ quan cũng như trình độ năng lực của từng cán bộ trong cơ quan, tuy nhiên ở Yếu tố (2) có 7 người “hồn tồn không đồng ý” chiếm tỷ lệ 19,4%, cho ta thấy rằng cũng có một số ít người chưa đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ để đảm bảo nhiệm vụ của họ.

Yếu tố (3) có 16 người cho ý kiến “trung lập” chiếm tỷ lệ 44,4% cho ta thấy rằng đa số các ý kiến của các cán bộ chưa hài lịng về sự phân bổ cơng việc phù hợp với chuyên môn của họ.

Yếu tố (4) có 15 người cho ý kiến “khơng đồng ý” chiếm tỷ lệ 41,8%

cho ta thấy ở một vị trí nhiệm vụ cơng việc quan trọng ví dụ như nhiệm vụ công việc của một cán bộ tổng hợp báo cáo số liệu xin nghỉ phép dài hạn lúc đó sẽ khơng có người thay thế để đảm trách nhiệm vụ kịp thời, vì vậy địi hỏi cơ quan cần phải quan tâm vấn đề này, Lãnh đạo cơ quan hay Đội trưởng cần phải nắm bắt được công việc của cán bộ nhân viên cấp dưới của mình để ln sẵn sàng ứng phó những tình huống cấp thiết xảy ra.

Yếu tố (5) có 22 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 61,1% cho biết cơ quan thường xuyên quan tâm đào tạo về con người, thường xuyên tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ qua các buổi tập huấn cũng như các cuộc thi kiểm tra chất lượng cán bộ.

Yếu tố (6) có 23 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 63,9% và 10 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 27,8% cho biết đa số đều đồng tình việc hồn thành nhiệm vụ của cán bộ tại cơ quan được giám sát chặt chẽ, thông thường khi giao kế hoạch nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện Ban lãnh đạo đều giao chỉ tiêu cụ thể, qua số thu thực hiện của cán bộ từ đó giám sát và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và sẽ có mức khen thưởng, kỷ luật cũng nhân phân bổ nhân sự lại cho phù hợp.

Yếu tố (7) có 23 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 41,7% và 11 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 30,6% cho biết đa số đều đồng ý về cơ cấu tổ chức của cơ quan phù hợp với quy mô và đặc điểm của đơn vị, một số ý kiến “không đồng ý” là 3 người chiếm tỷ lệ 8,3% cho rằng chưa phù hợp nhưng khơng đáng kể.

Yếu tố (8) có 26 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 72,2% và 3 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 8,4% đa số đều đồng ý trong công tác quản lý thu thuế các Đội thuế đều được giao nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và trách nhiệm của họ cũng gắn liền với nhiệm vụ được giao, được hướng dẫn chỉ thị bằng văn bản cụ thể do cấp trên phê duyệt.

2.3.2.2. Đánh giá rủi ro

Theo dữ liệu thứ cấp

Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 về việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, đồng thời nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT), tạo sự công bằng minh bạch trong thực hiện chính sách pháp luật thuế, ngành Thuế đã xây dựng bộ tiêu

chí đánh giá rủi ro. Bộ tiêu chí được chia thành 2 loại: Tiêu chí động bao gồm 21 tiêu chí và tiêu chí tĩnh (tiêu chí này do từng Cục thuế áp dụng bổ sung để phù hợp với tình hình quản lý ở địa phương).

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro được xây dựng trên cơ sở tổng hợp của nhiều nhóm tiêu chí khác nhau, như nhóm tiêu chí xếp loại về quy mơ doanh nghiệp (tiêu chí doanh thu, tiêu chí tổng số thuế phát sinh...); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế (tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)