7. Bố cục đề tài
3.3. Những kiến nghị hỗ trợ nhằm thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm soát
soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Phù Cát
* Kiến nghị
- Đối với Nhà nước
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ: Trong thời gian qua, mặc dù các quy định của pháp luật về công tác hóa đơn đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất định từ những quy định pháp lý còn nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý. Hóa đơn là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp xác định nghĩa vụ thuế TNDN của mình. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số nội dung về hóa đơn như sau:
+ Quy định cụ thể phương thức thông báo thông tin về hóa đơn hợp pháp được sử dụng để doanh nghiệp dể dàng tiếp cận. Thông báo phát hành hóa đơn của các doanh nghiệp gửi cho cơ quan thuế đồng thời phải được công khai niêm yết tại trụ sở của doanh nghiệp.
+ Xem xét lại việc trao quyền cho các doanh nghiệp tự in, đặt in hóa đơn vì thực tiễn hiện nay là chưa phù hợp bởi vì: Đối tượng được tự in hoặc
đặt in hóa đơn quá rộng, doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ ít sử dụng hóa đơn, giá thành đặt in hóa đơn cao, điều kiện kiểm soát chưa được chặt chẽ dể dẫn đến việc sử dụng hóa đơn giả để mua, bán hóa đơn thu lợi bất chính.
+ Cần quy định cụ thể hơn về chế tài xử phạt cũng như mức xử phạt đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm hóa đơn.
Hoàn thiện pháp luật về thuế TNDN, cụ thể hóa các quy định về chi phí hợp lý, về đơn giản hóa các quy định về miễn giảm thuế tránh sự chồng chéo, lồng ghép nhiều chính sách kinh tế – xã hội khác, ..
Tiếp tục hoàn thiện Luật thuế TNDN để phát huy tối đa vai trò của sắc thuế này trong đời sống kinh tế hiện nay.
Chuẩn hoá, rõ ràng và minh bạch hoá các quy định về xác định chi phí hợp lý.
Thống nhất và rút gọn lại các tiêu chí miễn giảm thuế TNDN. Tăng cường củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý thuế.
Thực hiện khẩn trương và hiệu quả chương trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
Tiến hành thường xuyên, có hệ thống công tác tuyên truyền chính sách thuế và dịch vụ tư vấn thuế.
Thu hẹp đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế TNDN vì hiện tại, Luật thuế TNDN cũng như các văn bản dưới Luật có quá nhiều trường hợp được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuếTNDN theo nhiều quy định khác nhau như: ưu đãi theo ngành nghề khuyến khích đầu tư, theo địa bàn, đan xen giữa ưu đãi theo ngành nghề và cả theo địa bàn, ưu đãi do kích cầu,.... và thời gian cũng như thuế suất được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế giữa các đối tượng cũng khác nhau dẫn đến công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thu thuế càng trở nên phức tạp, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp tìm cách
gian lận thuế, trốn thuế TNDN và cán bộ công chức cũng dễ xảy ra sai sót trong công tác quản lý thu thuế.
Điều chỉnh khung thời gian khấu hao tài sản cố định hợp lý: Mặc dù mới đây chế độ quản lý, sử dụng tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý về khung thời gian khấu hao tài sản cố định chẳng hạn như: Có loại tài sản cố định quy định thời gian quá dài hoặc quá ngắn; biên độ giữa thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu quá lớn dẫn đến các doanh nghiệp lợi dụng điều này để lách Luật trốn thuế bằng cách: Nếu còn đang trong thời gian được miễn thuế, giảm thuế TNDN thì doanh nghiệp sử dụng thời gian tối đa để trích khấu hao tài sản cố định đưa vào chi phí ít dẫn đến lợi nhuận cao trong quyết toán thuế TNDN nhưng lại không phải nộp hoặc giảm nộp thuế do được miễn, giảm thuế TNDN. Khi hết thời gian hưởng miễn, giảm thuế TNDN nhưng thời gian khấu hao vẫn còn nên được tiếp tục đưa vào chi phí làm giảm số thuế TNDN phải nộp.
- Đối với Ngành thuế
Sớm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung và các văn bản dưới Luật nói riêng phải đồng bộ, xuyên suốt và sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Khi ban hành chính sách thuế cần giải thích từ ngữ rõ ràng, câu từ gắn gọn, dễ hiểu để việc áp dụng dễ hiểu, cùng quan điểm, tránh tình trạng “một từ mà hiểu nhiều nghĩa”.
Thời gian áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật cần thực hiện trong một thời gian dài, Luật sửa đổi, bổ sung phải thay thế Luật cũ trước đây để tránh tình trạng chồng, chéo và dễ dàng khi áp dụng. Hiện nay, có quá nhiều văn bản hướng dẫn chính sách không phù với Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về chính sách thuế hiện hành nhưng cơ quan thuế và đặc biệt là doanh nghiệp vẫn áp dụng để giải quyết công việc dẫn đến rủi ro trong công
tác chống thất thu thuế TNDN nói riêng và việc khiếu nại của Người nộp thuế cho nên khi ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách thuế dưới Luật cần quy định rõ về thời gian áp dụng.
Tăng cường công cụ hữu hiệu dễ làm, dễ tra cứu để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận biết hóa đơn bất hợp pháp. Khẩn trương hoàn thành đề án cấp mã chống giả hóa đơn cho các doanh nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế. Cần có quy định bằng văn bản cụ thể đối với các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn thì không được tự in, đặt in hóa đơn mà phải mua hóa đơn tại cơ quan thuế.
- Đối với Chi cục thuế huyện Phù Cát
Công tác cán bộ: Hàng năm xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển dụng để đào tạo, thay thế và kể cả đào tạo lại. Phải nắm vững kiến thức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức tốt. Phân bổ nguồn lực cho phù hợp với từng vị trí công việc, tổ chức bộ máy tinh gọn, đạt hiệu quả cao.
Tăng cường công tác đề xuất cho cơ quan thuế cấp trên (Cục thuế tỉnh) sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và thống nhất tránh gây sự hiểu nhầm. Hạn chế đến mức thấp nhất quy định nhiều mức thuế suất trong một Luật thuế (thuế suất ưu đãi miễn thuế, giảm thuế TNDN). Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung, theo hướng phù hợp để thu hút đầu tư.
Tổ chức lại các đội thuế sau khi sát nhập các Chi cục thuế huyện thành Chi cục thuế khu vực để quản lý thu thuế theo quy trình công việc nhằm phát huy tối đa hiệu suất quản lý theo chuyên môn nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế liên huyện (Phù Mỹ và huyện Phù Cát).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này chủ yếu đưa ra các giải pháp để giải quyết mục tiêu của Đề tài, làm thế nào để hoàn thiên kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Phù Cát.
Qua đó kiến nghị với cơ quan Nhà nước, ngành thuế về cơ chế, chính sách đồng bộ để tăng cường công tác quản lý thuế hiệu quả hơn và Chi cục thuế huyện Phù Cát về tình trạng thất thu thuế TNDN trên địa bàn cũng như những bất cập trong quá trình thu thuế, nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ mang lại hiệu quả và hạn chế sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
KẾT LUẬN CHUNG
Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của mỗi quốc gia để phục vụ cho hoạt động công. Nhiệm vụ quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế TNDN nói riêng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là công việc quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quản lý thu thuế của Ngành thuế ở Việt Nam chúng ta hay ở các quốc gia trên thế giới.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh trình độ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nước nhà. Khi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn thiện, thống nhất và đảm bảo tính lâu dài khi áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, xóa bỏ mọi sự phân biệt nhằm chuyển dần công cụ thuế từ mục tiêu là phân phối thu nhập xã hội để đi đến mục tiêu là hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp cũng như nền kinh tế của nước ta chắc chắn rằng sẽ phát triển bền vững.
Luận văn đã hệ thống hóa về lý luận trên cơ sở lý thuyết của COSO 1992 và của INTOSAI, đồng thời còn kết hợp với nhiều đặc điểm riêng của hệ thống ngành thuế để hệ thống hóa trong chương lý luận của luận văn, làm cơ sở khoa học lý thuyết.
Việc khảo sát thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại Chi cụ Thuế huyện dựa theo 05 yếu tố cơ bản cấu thành của công tác kiểm soát nội bộ đó là:
- Môi trường kiểm soát; - Đánh giá rủi ro; - Hoạt động kiểm soát; - Thông tin và truyền thông; - Giám sát.
Qua đó, sẽ giúp lãnh đạo Chi cục Thuế huyện thấy những mặt đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của nó, nhờ đó bản thân đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm tổ chức, thực thi hiệu quả công tác kiểm soát
nội bộ để quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, đây là sự đóng góp mới của Luận văn và là mục tiêu nghiên cứu của Đề tài đã được hoàn thành một cách khoa học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính (Ủy ban Treadway( 1992), Báo cáo Coso (The Committee of Sponsoring Organizations of Treadway Commission), Hoa Kỳ.
[2]. Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (International Organization of Superme Audit Institutions), Báo cáo kiểm soát nội bộ trong khu vực công INTOSAI.
[3]. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.
[4]. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012.
[5]. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008.
[6]. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013.
[7]. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của hính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
[8]. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
[9]. Nghị định số 12/VBHN-BTC ngày 26/5/2015 do Bộ Tài chính ban hành nhằm hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
[10].Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế;
[11].Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế;
[12].Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế.
[13].Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế. [14].Quyết định số 881/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục thuế về việc
ban hành quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế.
[15].Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế.
[16].(13) Bản hướng dẫn về chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI năm 2013.
[17].Bộ môn kiểm toán, trường Đại học kinh tế TPHCM “kiểm soát nội bộ” (2015), Nhà xuất Bản UEH.
[18].Tạp chí tài chính.vn. [19].Tapchithue.com.vn.
[20].Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ
[21].Thông tư số 166/2013/TT-BTC, ngày15/11/2013 Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
[22].Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 02/8/2014của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
[23].Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 15/01/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT- BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.
[24].Thông tư 212/2015/TT-BTC ngày 15/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
[25].Thông tư 95/TT-BTC ngày 28/9/2016 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn về đăng ký thuế.
[26].Trần Văn Khương (2014) “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bình Định”. Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại Học Quy Nhơn.
[27].Trần Quan Hiếu (2018) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thạnh”. LuẬN văn thạc sỹ kinh tế Đại học Quy Nhơn.
[28].Trần Văn Ninh (2012), Tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[29].Nguyễn Tùng Giang(2019), Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Bình.
[30].Lê Thị Thanh Thảo (2013), Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Quận Tân Phú - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
Kính chào Anh/Chị!
Nhằm khảo sát việc vận hành hệ thống Kiểm soát nội bộ (KSNB) quy trình thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Phù Cát trong việc đáp ứng các mục tiêu mà Chi cục Thuế huyện Phù Cát đề ra, từ đó nêu ra những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của cơ quan nhằm đề xuất thêm một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hơn về hệ thống KSNB của cơ quan. Những câu trả lời khách quan của Anh/Chị góp phần quyết định sự thành công của nghiên cứu này. Thông tin trả lời của từng cá nhân sẽ không xuất hiện trong kết quả nghiên cứu mà chỉ công bố kết quả tổng hợp.
Cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị! Xin vui lòng cho thông tin về Anh/Chị A.THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên:………
Đơn vị công tác: ………
Địa chỉ: ………
Số năm kinh nghiệm………
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Dưới đây là các câu hỏi dự kiến để lập phiếu khảo sát KSNB quy trình