Phương pháp xử lý dữ liệu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 43 - 48)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu định tính

Dữ liệu định tính sau khi được thu thập sẽ được xử lý theo các bước sau:

Bước 1: Sắp xếp dữ liệu

Dữ liệu được thu thập từ các ghi chép trong các cuộc phỏng vấn sẽ được tổng hợp theo từng nhóm đối tượng, sau đó sẽ được so sánh để tìm ra điểm chung giữa các ý kiến.

Bước 2: Đọc lại toàn bộ dữ liệu

Việc đọc lại toàn bộ dữ liệu sẽ giúp cho người nghiên cứu nhận thức chuẩn xác, sâu sắc về vấn đề cần nghiên cứu.

Bước 3: Mã hóa dữ liệu

Mã hóa dữ liệu là quá trình tổ chức tài liệu thành các đoạn. Kết quả dữ liệu phỏng vấn được sắp xếp theo từng câu hỏi và sắp xếp tương ứng với từng nhóm nhân tố trong năm nhân tố theo báo cáo COSO 2013. Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ thu được trong cuộc phỏng vấn nằm ngoài năm nhân tố của báo cáo COSO sẽ được xem xét để đưa vào mô hình nghiên cứu. Những nhân tố nào thuộc năm nhân tố của báo

cáo COSO nhưng không ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ sẽ được loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu.

Bước 4: Tổng hợp nhân tố

Dữ liệu sau khi được mã hóa sẽ được dùng để tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ và mô tả mối quan hệ giữa các nhân tố được khám phá theo mô hình. Ngoài ra, dữ liệu còn được tổng hợp theo từng nhóm nhân tố và các yếu tố giải thích cho từng nhóm nhân tố để hình thành nên bảng câu hỏi khảo sát sử dụng trong nghiên cứu định lượng.

Bước 5: Phân tích và giải thích ý nghĩa của các nhân tố trong mô hình So sánh các phát hiện với thông tin dữ liệu thu được từ kết quả tổng kết các nghiên cứu trước và kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu thực tế.

Bước 6: Kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

Kiểm tra tính chính xác của kết quả nghiên cứu định tính bằng bảng câu hỏi khảo sát về ý kiến đồng ý về các nhân tố mới đã phát hiện (nếu có) và đánh giá bằng phương pháp thống kê với số lượng mẫu lớn thuộc nhiều đối tượng trong ngành.

Kết quả của khảo sát này là cơ sở để xác định lại Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định trước khi dùng làm cơ sở thiết lập thang đo và bảng câu hỏi khảo sát chi tiết cho nghiên cứu định lượng.

Cụ thể căn cứ đề xuất mô hình nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu ST

T Nhân tố Kế thừa từ nghiên cứu

2 Đánh giá rủi ro Nguyễn Thị Lan Phương (2018)

3 Hoạt động kiểm soát Nguyễn Thị Lan Phương (2018)

4 Thông tin và truyền thông Nguyễn Thị Lan Phương (2018)

5 Giám sát Nguyễn Thị Lan Phương (2018)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Mô hình nghiên cứu được biểu diễn như sau:

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Bảng 2.2: Thang đo của nghiên cứu

Thang đo nháp

Căn cứ xây dựng thang đo I. Môi trƣờng kiểm soát

1. Doanh nghiệp (DN) đã ban hành đầy đủ các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức

Nguyễn Thị Lan Phương (2018) 2. Ban lãnh đạo và nhân viên công ty đã ký cam kết tuân thủ đầy

đủ các quy tắc và chuẩn mực đạo đức được ban hành.

3. DN có xác định các cấp bậc báo cáo, phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể.

4. DN có ban hành các tiêu chuẩn và cam kết thu hút nhân sự có Sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Hoạt động kiểm soát

Thông tin và truyền thông

chất lượng cao thông qua cơ chế tuyển dụng, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp.

5. DN có xác định và chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến việc kiểm soát, đo lường và đánh giá kết quả nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị

II. Đánh giá rủi ro

1. DN thường xuyên tiến hành đánh giá các loại rủi ro đã nhận diện và cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của DN

Nguyễn Thị Lan Phương (2018) 2. DN ước tính mức trọng yếu của các rủi ro được nhận diện để

xác định biện pháp đối phó với rủi ro

3. DN đánh giá sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ

4. DN đánh giá sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ

5. DN đánh giá sự thay đổi trong lãnh đạo chủ chốt có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ

III. Hoạt động kiểm soát

1. DN có xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được

Nguyễn Thị Lan Phương (2018) 2. DN có thiết lập các hoạt động kiểm soát đối với việc bảo mật

(phân quyền truy cập hệ thống máy tính, sao lưu dữ liệu, cho nhân viên ký cam kết bảo mật,…)

3. DN có thiết kế cụ thể quy trình kiểm soát và các thủ tục kiểm soát đối với từng hoạt động như mua hàng, thanh toán, đấu thầu,…

4. DN định kỳ kiểm kê tài sản cố định, tiền mặt, hàng tồn kho và đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách, đối chiếu công nợ với bên thứ ba.

5. DN thường xuyên thực hiện việc đánh giá lại các quy trình và thủ tục kiểm soát đang áp dụng nhằm đảm bảo mức độ phù hợp.

IV. Thông tin và truyền thông

1. Thông tin tại DN luôn được cập nhật và báo cáo kịp thời cho các cấp quản lý phụ trách (giá cả hàng hóa, tình hình thực hiện hợp đồng,…)

Nguyễn Thị Lan Phương (2018) 2. DN có xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin giữa các

phòng ban và trong từng phòng ban (từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại)

3. DN có xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (khách hàng, nhà cung cấp, cơ

quan thuế,…)

4. DN thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật kịp thời để nhân viên thực hiện theo đúng quy định

5.DN xây dựng kênh thông tin riêng cho phép nhân viên hoặc đối tượng bên ngoài báo cáo về những sai phạm hoặc hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây tổn hại cho doanh nghiệp

V. Giám sát

1. DN có bộ phận kiểm soát nội bộ hoặc kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát

Nguyễn Thị Lan Phương (2018) 2. DN đánh giá và truyền đạt về các khiếm khuyết về kiểm soát

nội bộ kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để thực hiện các hành động sữa chữa, bao gồm các nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị, khi cần thiết

3. Ban lãnh đạo định kỳ đánh giá hiệu quả của hoạt động giám sát

VI. Đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ

1. DN đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra

Nguyễn Thị Lan Phương (2018) 2. DN sử dụng các nguồn lực hữu hiệu và hiệu quả

3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập và trình bày một cách trung thực và đáng tin cậy

4. DN tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

2.3. Nguồn dữ liệu, phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lƣợng

2.3.1. Nguồn dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu định lượng là những dữ liệu được thu thập từ các phiếu khảo sát được phát trực tiếp hoặc qua hình thức gửi mail. Dữ liệu được sử dụng sẽ được làm sạch nhằm loại bỏ các phiếu trả lời không đầy đủ hoặc không đáp ứng được mục tiêu của nghiên cứu trước khi tiến hành phân tích và chạy hồi quy.

2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn

tỉnh Bình Định, tác giả sẽ thực hiện phân tích dữ liệu định lượng theo các bước sau:

Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và khảo sát thử

Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu

Bước 3: Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời Bước 4: Xử lý dữ liệu

Bước 5: Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Bước 6: Đề xuất mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình hồi quy Ở mục 2.3.2 này, tác giả sẽ trình bày các nội dung ở bước 1,2,3, các bước còn lại sẽ được trình bày ở mục 2.3.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)