Phương trình hồi quy tổng quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 54)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.4. Phương trình hồi quy tổng quát

Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KSNB, mô hình tương quan tổng thể có dạng:

SHH KSNB= f(X1, X2,X3 , X4,X5)

Các yếu tố thực sự tác động trực tiếp đến sự hữu hiệu KSNB thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính. Trong đó, sự hữu hiệu KSNB là sự hữu hiệu kiểm soát nội bộ (biến phụ thuộc), X1 (môi trường kiểm soát), X2 (đánh giá rủi ro), X3 (hoạt động kiểm soát), X4 (thông tin truyền thông), X5 (giám sát) là các biến độc lập. Hệ số beta của yếu tố nào càng lớn thì có thể nhận xét yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Phƣơng trình nghiên cứu

Trong đó : Y- Biến phụ thuộc (Sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ) Xi- Biến độc lập

 X1: Nhân tố 1- Môi trường kiểm soát  X2: Nhân tố 2- Đánh giá rủi ro

 X3: Nhân tố 3- Hoạt động kiểm soát  X4: Nhân tố 4-Thông tin và truyền thông  X5: Nhân tố 5- Giám sát

Hệ số hồi quy: 1, 2, 3, 4, 5

- Đề xuất kiến nghị: Phương pháp quy nạp được vận dụng dựa trên kết quả nghiên cứu để đề xuất các kiến nghị hợp lý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung của chương này tập trung trình bày về quy trình và phương pháp nghiên cứu của tác giả. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các bước tìm kiếm nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. Trên cơ sở trình bày các bước nghiên cứu cụ thể đó, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu dự kiến để kiểm tra tác động của các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Tổng quan thị trƣờng thiết bị điện tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn rất lớn và nhiều tiềm năng cả trong hiện tại và trong tương lai. Điều này đã thôi thúc các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước (FDI) tăng cường mở rộng đầu tư để sản xuất, chế tạo và cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó, lĩnh vực thiết bị điện làm một trong những thị trường tiềm năng.

Theo Quy hoạch phát triển ngành thiết bị điện, giai đoạn 2011-2015 lĩnh vực sản xuất, cung cấp thiết bị điện dự kiến sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 18%/năm; giai đoạn 2016-2025 đạt 15%/năm. Các loại dây và cáp điện chất lượng cao có kim ngạch xuất khẩu tăng 35%/năm. Năm 2025, Việt Nam có thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết bị điện trong các công trình đường dây điện và trạm biến áp…

Theo thời báo tài chính Việt Nam, sáng 19/7/2017, Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về Công nghệ & Thiết bị điện (Vietnam ETE 2017) và Hội chợ Triển lãm quốc tế lần thứ 7 Công nghệ sản phẩm tiết kiệm năng lượng & năng lượng xanh (Enertec Expo 2017) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Thông tin từ sự kiện cho biết, hiện nay, các DN cơ khí Việt Nam đã sản xuất được trên 90% phụ kiện, thiết bị chính cho lưới điện. Nhiều sản phẩm thiết bị điện có tỷ lệ nội địa hóa cao, nhiều DN đã trở thành đối tác sản xuất thiết bị điện tin cậy của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới và đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước Đông Nam Á và các nước khu vực Nam Mỹ, châu Phi… Thị trường thiết bị điện được coi là có tốc độ tăng trưởng khá cao, khoảng 20 - 25% một năm.

Theo Quy hoạch tổng thể và Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, đến năm 2020 sẽ hoàn thành các dự án nguồn điện theo Quy hoạch phát

triển điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phát triển các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo để đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa các nguồn năng lượng như điện gió, mặt trời, biomass...

3.2. Xử lý dữ liệu của mẫu nghiên cứu

3.2.1. Mã hóa biến định tính của các doanh nghiệp tham gia khảo sát

Loại hình doanh nghiệp được mã hóa như sau: 1 - Công ty TNHH; 2 – Doanh nghiệp tư nhân; 3 – Công ty Nhà nước; 4 - Công ty Cổ Phần.

Quy mô doanh nghiệp được mã hóa dựa trên số lao động tại doanh nghiệp như sau: 1 – DN có từ 10 đến dưới 200 người (Doanh nghiệp nhỏ); 2 – DN có từ 200 đến dưới 300 người (Doanh nghiệp vừa); 3 – DN có từ 300 người trở lên (Doanh nghiệp lớn).

Chức vụ của người trả lời bảng khảo sát: 1 – Giám đốc (GĐ)/Phó giám đốc; 2 – Trưởng/phó phòng, kế toán trưởng; 3 – Nhân viên kế toán.

Kinh nghiệm của người trả lời bảng khảo sát: 1 – Dưới 1 năm; 2 – Từ 1 năm đến dưới 3 năm; 3 – Từ 3 năm đến dưới 5 năm; 4 – Từ 5 năm trở lên.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả

Sau khi gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các đối tượng có liên quan, tổng số phiếu khảo sát đã phát ra là 120 phiếu, tổng số phiếu khảo sát thu về là 100 phiếu, đạt tỷ lệ 77,5%, trong đó có 8 phiếu không hợp lệ, còn lại là 92 phiếu dùng để nhập liệu phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu.

Bảng 3.1: Tổng hợp phiếu khảo sát phát ra, phiếu khảo sát thu về và phiếu khảo sát hợp lệ Hình thức khảo sát Phiếu khảo sát phát ra Phiếu khảo sát thu về Phiếu khảo sát hợp lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ

Gửi qua Email 15 12,5 12 12 10 10,9

Hỗ trợ bạn bè, người thân 35 29,2 30 30 30 32,6

Trực tiếp khảo sát 70 58,3 58 58 52 56,5

Tổng cộng 120 100 100 100 92 100

(Nguồn: dữ liệu khảo sát của tác giả)

- Phân loại dữ liệu theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 3.2: Loại hình doanh nghiệp Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Công ty TNHH 62 67,4 67,4 67,4 Công ty Cổ phần 8 8,7 8,7 100,0 DNTN 22 23,9 23,9 91,3 Total 92 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Hình 3.1: Loại hình doanh nghiệp

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

67.4% 8.7%

23.9%

Loại hình doanh nghiệp

Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Công ty Cổ phần

Dựa theo kết quả khảo sát, có 62 phiếu trả lời khảo sát thuộc loại hình Công ty TNHH, chiếm tỷ lệ 67,4%; 22 phiếu trả lời thuộc về loại hình doanh nghiệp tư nhân, chiếm tỷ lệ 23,9% và 8 phiếu trả lời còn lại thuộc về loại hình Công ty Cổ phần, chiếm tỷ lệ 23,9%

- Phân loại dữ liệu theo quy mô doanh nghiệp

Bảng 3.3: Quy mô doanh nghiệp Frequency Percent Valid

Percent

Cumulative Percent

Doanh nghiệp nhỏ 82 89,1 89,1 89,1

Doanh nghiệp vừa 10 10,9 10,9 100,0

Total 92 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Hình 3.2: Quy mô doanh nghiệp

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

89,1% 10.9%

Quy mô doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Dựa theo kết quả khảo sát, có 82 phiếu trả lời khảo sát thuộc quy mô doanh nghiệp nhỏ, chiếm tỷ lệ 89,1%; 10 phiếu trả lời khảo sát thuộc quy mô doanh nghiệp vừa, chiếm tỷ lệ 10,9%

- Phân loại dữ liệu theo chức vụ của người trả lời khảo sát

Bảng 3.4: Chức vụ của ngƣời trả lời khảo sát Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent GĐ/Phó GĐ 15 16,3 16,3 100,0 Trưởng/phó phòng, kế toán trưởng 30 32,6 32,6 84,7

Nhân viên kế toán 47 51,1 51,1 51,1

Total 92 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Hình 3.3: Chức vụ của ngƣời trả lời khảo sát

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

16.3%

32.6% 51.1%

Chức vụ của ngƣời trả lời khảo sát

Giám đốc/Phó Giám đốc Trưởng/Phó phòng, Kế toán trưởng

Dựa theo kết quả khảo sát, có 15 người tham gia trả lời khảo sát đang giữ chức vụ Giám đốc/Phó giám đốc, chiếm tỷ lệ 16,3%; 30 người tham gia trả lời khảo sát đang giữ chức vụ Trưởng/phó phòng hoặc kế toán trưởng, chiếm tỷ lệ 32,6%; 47 người tham gia trả lời khảo sát đang giữ chức vụ nhân viên kế toán, chiếm tỷ lệ 51,1%.

- Phân loại dữ liệu theo kinh nghiệm của người trả lời khảo sát

Bảng 3.5: Kinh nghiệm của ngƣời trả lời khảo sát Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Từ 1 năm đến dưới 3 năm 26 28,3 28,3 91,3 Từ 3 năm đến dưới 5 năm 58 63,0 63 63 Từ 5 năm trở lên 8 8,7 8,7 100,0 Total 92 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Hình 3.4: Kinh nghiệm của ngƣời trả lời khảo sát

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

28,3%

63% 8,7%

Kinh nghiệm của ngƣời trả lời khảo sát

Từ 1 năm đến dưới 3 năm Từ 3 năm đến dưới 5 năm Từ 5 năm trở lên

Dựa theo kết quả khảo sát, có 26 người tham gia trả lời khảo sát có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ từ 1 năm đến dưới 3 năm, chiếm tỷ lệ 28,3%; 58 người tham gia trả lời khảo sát có kinh nghiệm từ 3 năm đến dưới 5 năm, chiếm tỷ lệ 63% và 8 người tham gia trả lời khảo sát có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, chiếm tỷ lệ 8,7%.

3.2.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Sau khi thực hiện các bước thống kê mô tả dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành đánh giá chất lượng của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại đi những biến quan sát và thang đo không phù hợp. Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 và (2) Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Corrected Item – Total Correlation).

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo Môi trƣờng kiểm soát:

Bảng 3.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Môi trƣờng kiểm soát

Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Tƣơng quan biến – tổng 0,850 Q1.1 Doanh nghiệp (DN) đã ban hành đầy

đủ các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, phổ biến bằng văn bản đến tất cả nhân viên (NV) và kịp thời công khai việc không tuân thủ

0,674

Q1.2 Ban lãnh đạo và nhân viên công ty ký cam kết tuân thủ đầy đủ các quy tắc và chuẩn mực đạo đức được ban hành

Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Tƣơng quan biến – tổng Q1.3 DN có xác định các cấp bậc báo cáo, phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể

0,655

Q1.4 DN có ban hành các tiêu chuẩn và cam kết thu hút nhân sự có chất lượng cao thông qua cơ chế tuyển dụng, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp.

0,664

Q1.5 DN có xác định và chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến việc kiểm soát, đo lường và đánh giá kết quả nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị

0,649

(Nguồn: Dữ liệu bảng khảo sát của tác giả trích từ phần mềm SPSS)

Từ kết quả của bảng 3.6 cho thấy độ tin cậy của thang đo Môi trường kiểm soát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,850 lớn hơn 0,6 và các biến quan sát đều có tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 nên thang đo đạt độ tin cậy cần thiết để sử dụng trong phân tích hồi quy.

Bảng 3.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Đánh giá rủi ro Biến quan sát Hệ số Cronbach’ s Alpha Tƣơng quan biến – tổng 0,670 Q2.1 DN thường xuyên tiến hành đánh giá

các loại rủi ro đã nhận diện và cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của DN

0,592

Q2.2 DN ước tính mức trọng yếu của các rủi ro được nhận diện để xác định biện pháp đối phó với rủi ro

0,494

Q2.3 DN đánh giá sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ

0,525

Q2.4 DN đánh giá sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ

0,726

Q2.5 DN đánh giá sự thay đổi trong lãnh đạo chủ chốt có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ

-0,035

Từ kết quả của bảng 3.7 cho thấy độ tin cậy của thang đo Đánh giá rủi ro có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,670 lớn hơn 0,6, tuy nhiên biến quan sát Q2.5 có tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 nên tác giả loại biến quan sát Q2.5 và tiến hành kiểm định lại thang đo. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Đánh giá rủi ro

Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Tƣơng quan biến – tổng 0,824 Q2.1 DN thường xuyên tiến hành đánh giá

các loại rủi ro đã nhận diện và cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của DN

0,699

Q2.2 DN ước tính mức trọng yếu của các rủi ro được nhận diện để xác định biện pháp đối phó với rủi ro

0,609

Q2.3 DN đánh giá sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ

0,564

Q2.4 DN đánh giá sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ

0,725

Từ kết quả của bảng 3.8 cho thấy độ tin cậy của thang đo Đánh giá rủi ro có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,824 lớn hơn 0,6, và các biến quan sát đều có tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 nên thang đo đạt độ tin cậy cần thiết để sử dụng trong phân tích hồi quy.

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo Hoạt động kiểm soát:

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hoạt động kiểm soát

Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Tƣơng quan biến – tổng 0,628 Q3.1 DN có xây dựng các hoạt động kiểm

soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được

0,614

Q3.2 DN có thiết lập các hoạt động kiểm soát đối với việc bảo mật (phân quyền truy cập hệ thống máy tính, sao lưu dữ liệu, cho nhân viên ký cam kết bảo mật,…)

0,373

Q3.3 DN có thiết kế cụ thể quy trình kiểm soát và các thủ tục kiểm soát đối với từng hoạt động như mua hàng, thanh toán, đấu thầu,…

0,568

Q3.4 DN định kỳ kiểm kê tài sản cố định, tiền mặt, hàng tồn kho và đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ

Biến quan sát Hệ số Cronbach’s

Alpha

Tƣơng quan biến – tổng

sách, đối chiếu công nợ với bên thứ ba. Q3.5 DN thường xuyên thực hiện việc đánh

giá lại các quy trình và thủ tục kiểm soát đang áp dụng nhằm đảm bảo mức độ phù hợp.

-0,107

(Nguồn: Dữ liệu bảng khảo sát của tác giả trích từ phần mềm SPSS)

Từ kết quả của bảng 3.9 cho thấy độ tin cậy của thang đo Hoạt động kiểm soát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,628 lớn hơn 0,6, tuy nhiên biến quan sát Q3.5 có tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 nên tác giả loại biến quan sát Q3.5 và tiến hành kiểm định lại thang đo. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hoạt động kiểm soát

Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Tƣơng quan biến – tổng 0,753 Q3.1 DN có xây dựng các hoạt động kiểm

soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được

0,666

Q3.2 DN có thiết lập các hoạt động kiểm soát đối với việc bảo mật (phân quyền truy cập hệ thống máy tính, sao lưu dữ liệu, cho nhân viên ký cam kết bảo mật,…)

0,459

Biến quan sát Hệ số Cronbach’s

Alpha

Tƣơng quan biến – tổng

soát và các thủ tục kiểm soát đối với từng hoạt động như mua hàng, thanh toán, đấu thầu,…

Q3.4 DN định kỳ kiểm kê tài sản cố định, tiền mặt, hàng tồn kho và đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách, đối chiếu công nợ với bên thứ ba.

0,499

(Nguồn: Dữ liệu bảng khảo sát của tác giả trích từ phần mềm SPSS)

Từ kết quả của bảng 3.10 cho thấy độ tin cậy của thang đo Hoạt động kiểm soát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,753 lớn hơn 0,6 và các biến quan sát đều có tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 nên thang đo đạt độ tin cậy cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)