7. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Bàn luận cho từng yếu tố
Bảng 3.23: Thống kê mô tả các giá trị của thang đo
Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Q1.1 92 1 5 3,73 ,697 Q1.2 92 2 5 3,63 ,752 Q1.3 92 1 5 2,91 ,674 Q1.4 92 1 5 2,97 ,748 Q1.5 92 1 5 3,63 ,752 Q2.1 92 3 5 3,74 ,609 Q2.2 92 2 5 3,71 ,621 Q2.3 92 2 5 3,78 ,608
Q2.4 92 2 5 3,70 ,675 Q2.5 92 2 5 3,46 ,732 Q3.1 92 2 5 3,60 ,647 Q3.2 92 2 5 3,53 ,654 Q3.3 92 2 5 3,63 ,641 Q3.4 92 2 5 3,59 ,649 Q3.5 92 2 4 3,40 ,515 Q4.1 92 2 5 3,60 ,680 Q4.2 92 2 5 3,73 ,613 Q4.3 92 3 5 3,97 ,654 Q4.4 92 2 5 3,66 ,616 Q4.5 92 2 5 2,97 ,845 Q5.1 92 1 5 3,61 ,679 Q5.2 92 2 5 3,70 ,691 Q5.3 92 1 5 3,67 ,743 Q6.1 92 2 5 3,76 ,618 Q6.2 92 2 5 2,96 ,797 Q6.3 92 2 5 3,25 ,765 Q6.4 92 2 5 3,33 ,800
3.3.2.1. Môi trường kiểm soát
Theo kết quả thống kê trên, các biến quan sát trong nhóm nhân tố Môi trường kiểm soát đạt giá trị trung bình lần lượt như sau:
Biến quan sát 1.1 đạt giá trị trung bình là 3,73 cho thấy phần lớn doanh nghiệp được khảo sát đã ban hành đầy đủ các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, phổ biến bằng văn bản đến tất cả nhân viên và kịp thời công khai việc không tuân thủ.
Biến quan sát 1.2 đạt giá trị trung bình là 3,63 cho thấy ban lãnh đạo và nhân viên công ty của phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát đã ký cam kết tuân thủ đầy đủ các quy tắc và chuẩn mực đạo đức được ban hành.
Biến quan sát 1.3 đạt giá trị trung bình là 2,91 cho thấy các DN được khảo sát có xác định các cấp bậc báo cáo, phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được chú trọng cao.
Biến quan sát 1.4 đạt giá trị trung bình là 2,97 cho thấy các DN được khảo sát có ban hành các tiêu chuẩn và cam kết thu hút nhân sự có chất lượng cao thông qua cơ chế tuyển dụng, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp, tuy nhiên tiêu chuẩn này vẫn chưa được chú trọng tại các doanh nghiệp này.
Biến quan sát 1.5 đạt giá trị trung bình là 3,63 cho thấy các DN được khảo sát có xác định và chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến việc kiểm soát, đo lường và đánh giá kết quả nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị.
Nhìn chung, các giá trị trung bình của các biến quan sát trong yếu tố này cho thấy phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện chưa thực sự quan tâm đến việc xác định các cấp bậc báo cáo và phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng cá nhân trong doanh nghiệp và chưa ban hành các tiêu chuẩn nhằm thu hút và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp.
Nguyên nhân chính của vấn đề này có thể do phần lớn doanh nghiệp thiết bị điện đang tập trung ở quy mô vừa và nhỏ nên việc có xác định trách nhiệm và quyền hạn cũng như ban hành các quy chế tuyển dụng, phát triển sẽ ít được quan tâm. Các biến quan sát còn lại cũng không đạt được giá trị cao mà chỉ xoay quanh giá trị trung bình là 3 cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện nên có biện pháp nâng cao tính hữu hiệu trong yếu tố Môi trường kiểm soát để đạt được mục tiêu hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
3.3.2.2. Đánh giá rủi ro
Các biến quan sát trong nhóm nhân tố Đánh giá rủi ro đạt giá trị trung bình lần lượt như sau:
Biến quan sát 2.1 đạt giá trị trung bình là 3,74 cho thấy DN thường xuyên tiến hành đánh giá các loại rủi ro đã nhận diện và cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của DN.
Biến quan sát 2.2 đạt giá trị trung bình là 3,71 cho thấy DN có ước tính mức trọng yếu của các rủi ro được nhận diện để xác định biện pháp đối phó với rủi ro.
Biến quan sát 2.3 đạt giá trị trung bình là 3,78 cho thấy DN có đánh giá sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Biến quan sát 2.4 đạt giá trị trung bình là 3,70 cho thấy DN có đánh giá sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Biến quan sát 2.5 đạt giá trị trung bình là 3,46 cho thấy DN có đánh giá sự thay đổi trong lãnh đạo chủ chốt có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Giá trị trung bình của các biến quan sát trong yếu tố này cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện đã có các biện pháp nhằm đánh giá rủi
ro và cân nhắc khả năng có xảy ra gian lận có thể đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ thực hiện việc đánh giá vẫn chưa cao và vẫn cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của việc đánh giá rủi ro nhằm tăng tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
3.3.2.3. Hoạt động kiểm soát
Các biến quan sát trong nhóm nhân tố Hoạt động kiểm soát đạt giá trị trung bình lần lượt như sau:
Biến quan sát 3.1 đạt giá trị trung bình là 3,60 cho thấy DN có xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được.
Biến quan sát 3.2 đạt giá trị trung bình là 3,53 cho thấy DN có thiết lập các hoạt động kiểm soát đối với việc bảo mật (phân quyền truy cập hệ thống máy tính, sao lưu dữ liệu, cho nhân viên ký cam kết bảo mật,…).
Biến quan sát 3.3 đạt giá trị trung bình là 3,63 cho thấy DN có thiết kế cụ thể quy trình kiểm soát và các thủ tục kiểm soát đối với từng hoạt động như mua hàng, thanh toán, đấu thầu,….
Biến quan sát 3.4 đạt giá trị trung bình là 3,59 cho thấy DN định kỳ kiểm kê tài sản cố định, tiền mặt, hàng tồn kho và đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách, đối chiếu công nợ với bên thứ ba.
Biến quan sát 3.5 đạt giá trị trung bình là 3,40 cho thấy DN thường xuyên thực hiện việc đánh giá lại các quy trình và thủ tục kiểm soát đang áp dụng nhằm đảm bảo mức độ phù hợp.
Nhìn chung giá trị trung bình của các biến quan sát cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện đã thiết lập và xây dựng các quy trình và thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên, việc thiết lập và xây dựng các quy trình và thủ tục kiểm soát này vẫn chưa được thực hiện nhiều (thể hiện ở giá trị trung bình của
các biến chỉ đạt được xoay qua giá trị 3). Trong tương lai, các doanh nghiệp trong ngành nên thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát một cách hiệu quả hơn nhằm tăng tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát từ đó tăng tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
3.3.2.4. Thông tin và truyền thông
Các biến quan sát trong nhóm nhân tố Thông tin và truyền thông đạt giá trị trung bình lần lượt như sau:
Biến quan sát 4.1 đạt giá trị trung bình là 3,60 cho thấy thông tin tại DN luôn được cập nhật và báo cáo kịp thời cho các cấp quản lý phụ trách (giá cả hàng hóa, tình hình thực hiện hợp đồng,…).
Biến quan sát 4.2 đạt giá trị trung bình là 3,73 cho thấy DN có xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin giữa các phòng ban và trong từng phòng ban (từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại).
Biến quan sát 4.3 đạt giá trị trung bình là 3,97 cho thấy DN có xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan thuế,…).
Biến quan sát 4.4 đạt giá trị trung bình là 3,66 cho thấy DN thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật kịp thời để nhân viên thực hiện theo đúng quy định.
Biến quan sát 4.5 đạt giá trị trung bình là 2,98 cho thấy DN có xây dựng kênh thông tin riêng cho phép nhân viên hoặc đối tượng bên ngoài báo cáo về những sai phạm hoặc hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây tổn hại cho doanh nghiệp,tuy nhiên tiêu chuẩn này vẫn chưa được chú trọng tại các doanh nghiệp này.
Giá trị trung bình của các biến quan sát trong yếu tố Thông tin và truyền thông cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xây dựng các quy trình tiếp nhận, xử lý và truyền đạt thông tin
cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy trình này vẫn chưa thực sự được áp dụng tại hầu hết các doanh nghiệp (thể hiện ở giá trị trung bình của các biến chỉ đạt được ở mức 3). Ở biến quan sát 4.5, giá trị trung bình đạt 2,98 cho thấy hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chưa chú trọng xây dựng kênh thông tin riêng cho phép báo cáo về những vi phạm hay những sự kiện bất thường. Đây là điều cần phải được cải thiện trong tương lai vì khi xây dựng các kênh thông tin này, doanh nghiệp có thể chủ động phát hiện và ngăn chặn các rủi ro một cách kịp thời. Việc xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin trong nội bộ doanh nghiệp cũng như thông tin từ các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Như trong trường hợp của Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng như trường hợp của công ty Khải Silk, khi quá trình công bố thông tin không được thiết lập một cách rõ ràng sẽ làm cho doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất khi đối diện với các rủi ro phát sinh ngoài kế hoạch.
3.3.2.5. Giám sát
Các biến quan sát trong nhóm nhân tố Giám sát đạt giá trị trung bình lần lượt như sau:
Biến quan sát 5.1 đạt giá trị trung bình là 3,61 cho thấy phần lớn các DN đều có bộ phận kiểm soát nội bộ hoặc kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát.
Biến quan sát 5.2 đạt giá trị trung bình là 3,70 cho thấy các DN có đánh giá và truyền đạt về các khiếm khuyết về kiểm soát nội bộ kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để thực hiện các hành động sữa chữa, bao gồm các nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị, khi cần thiết.
Biến quan sát 5.3 đạt giá trị trung bình là 3,67 cho thấy Ban lãnh đạo định kỳ đánh giá hiệu quả của hoạt động giám sát.
Nhìn chung giá trị trung bình của các biến quan sát trong yếu tố này cho thấy mức độ thực hiện hoạt động giám sát của nhiều doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện vẫn chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy các doanh nghiệp cần thực hiện thêm các biện pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hoạt động giám sát từ đó góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
3.3.3.Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Các biến quan sát trong nhóm biến phụ thuộc Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ đạt giá trị trung bình lần lượt như sau:
Biến quan sát 6.1 đạt giá trị trung bình là 3,76 cho thấy phần lớn các đối tượng được khảo sát đánh giá DN đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.
Biến quan sát 6.2 đạt giá trị trung bình là 2,96 cho thấy thấy phần lớn các đối tượng được khảo sát đánh giá DN sử dụng các nguồn lực hữu hiệu và hiệu quả, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được chú trọng cao.
Biến quan sát 6.3 đạt giá trị trung bình là 3,25 cho thấy phần lớn các đối tượng được khảo sát đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập và trình bày một cách trung thực và đáng tin cậy.
Biến quan sát 9.4 đạt giá trị trung bình là 3,33 cho thấy phần lớn các đối tượng được khảo sát đánh giá DN tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành.
Dựa trên kết quả khảo sát, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện đã đạt được tính hữu hiệu. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đạt được tính hữu hiệu này vẫn chưa cao. Vì vậy, trong tương lai, các doanh nghiệp ở loại hình này nên thực hiện thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu ở từng nhóm yếu tố trong năm yếu tố cấu thành nên hệ thống ERM để có thể nâng cao được tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và trên địa bàn Việt Nam nói chung.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua việc phân tích kết quả khảo sát từ 92 phiếu khảo sát hợp lệ thông qua phần mềm SPSS, chương này trình bày các kết quả mà tác giả đã đạt được như kết quả thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định tương quan của các biến cũng như kết quả của chạy mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy cả 5 yếu tố của kiểm soát nội bộ đều có tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó yếu tố có tác động mạnh nhất là yếu tố giám sát (hệ số β=0,258). Các yếu tố tác động tiếp theo lần lượt là Thông tin và truyền thông (hệ số β=0,246), Hoạt động kiểm soát (hệ số β=0,189), Đánh giá rủi ro (hệ số β=0,167) và yếu tố có tác động yếu nhất là Môi trường kiểm soát (hệ số β=0,099). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng mô hình hồi quy được xây dựng ban đầu là phù hợp và các giả thuyết nghiên cứu đưa ra đều được chấp nhận. Các kết luận, kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai sẽ được tác giả trình bày trong chương 4 –Kết luận và kiến nghị.
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Hàm ý chính sách
4.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KSNB trong các doanh nghiệp thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định doanh nghiệp thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kết quả của nghiên cứu đã xác định được có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KSNB trong các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:
- Nhân tố môi trường kiểm soát: Tính trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên thông qua việc ban hành đầy đủ các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức phổ biến bằng văn bản đến tất cả các nhân viên và kịp thời công khai việc không tuân thủ; Ban lãnh đạo và nhân viên công ty đã ký cam kết tuân thủ đầy đủ các quy tắc và chuẩn mực đạo đức được ban hành; DN có xác định các cấp bậc báo cáo, phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể; DN có ban hành các tiêu chuẩn và cam kết thu hút nhân sự có chất lượng cao thông qua cơ chế tuyển dụng, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp; DN có xác định và chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến việc kiểm soát, đo lường và đánh giá kết quả nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị.
- Nhân tố đánh giá rủi ro: Xác định các mục tiêu trong doanh nghiệp; Thường xuyên tiến hành đánh giá các loại rủi ro đã nhận diện và cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của doanh nghiệp.
- Nhân tố hoạt động kiểm soát: Doanh nghiệp có thiết lập các hoạt động kiểm soát đối với việc bảo mật (phân quyền truy cập hệ thống máy tính, sao