Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.3.8. Kiểm định giả thuyết

Trên cơ sở mục tiêu, câu hỏi và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KSNB tại các DN kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định, các giả thuyết nghiên cứu được các định như sau:

Thành phần đầu tiên, môi trường kiểm soát, được đánh giá là quan trọng nhất so với các thành phần khác bởi vì nó thiết lập nền móng vật chất và văn hóa tinh thần cho tổ chức dựa vào đó các hoạt động được diễn ra, chẳng hạn, D’Aquila (1998) đã kết luận rằng, các quyết định hình thành trên cơ sở nền tảng giá trị đạo đức vượt qua tầm quan trọng đối với báo cáo tài chính, trong khi đó, Palermo (2011; see also Van der Stede, 2011) cho rằng, văn hóa là yếu tố chi phối quyết định đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ bởi vì môi trường kiểm soát hữu hiệu cho phép một doanh nghiệp có thể thiết lập và hiện thực hóa được các mục tiêu của mình. Theo đó, giả thuyết nghiên cứu 1

Giả thuyết 1: Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ (+);

Thành phần thứ hai, đánh giá rủi ro, là một quy trình cho phép doanh nghiệp có thể xác định sự kiện tiềm tàng có tác động đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Nhà quản lý phải đánh giá mỗi sự kiện trên hai phương diện là khả năng và tác động của các sự kiện qua phân tích định lượng và định tính để xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro còn lại sau khi đã thiết kế các thủ tục và chính sách phản ứng với rủi ro phù hợp. Thông qua quy trình phân tích, đánh giả rủi ro không những giúp nhà quản lý có thể nhận biết sâu sắc, toàn diện hơn về các sự kiện, tình huống có khả năng đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mà còn dựa trên kinh nghiệm tích lũy của bản thân để đưa ra các quyết định hữu ích cho doanh nghiệp. Theo đó, giả thuyết nghiên cứu thứ 2:

Giả thuyết 2: Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ (+)

Thành phần thứ ba, hoạt động kiểm soát, liên quan đến việc theo dõi, giám sát thường xuyên các hoạt động của đơn vị, đó là các chính sách và thủ tục kiểm soát được nhà quản lý thiết kế để đáp ứng yêu cầu nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Theo COSO (2013), mục tiêu đầu tiên của hoạt động kiểm soát nhằm cung cấp sự đảm bảo cho doanh nghiệp các hành động cần thiết để chỉ ra các nguy cơ đe dọa đến việc đạt được mục tiêu. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu thứ 3:

Giả thuyết 3: Hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ (+)

Thành phần thứ tư, thông tin và truyền thông: Những thông tin cần thiết cần phải được xác định, thu thập và truyền đạt đến những cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời và thích hợp. Hệ thống thông tin của doanh

nghiệp tạo ra các báo cáo, chứa đựng những thông tin về tài chính, hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành, kiểm soát doanh nghiệp. Truyền thông là việc trao đổi và truyền đạt các thông tin cần thiết tới các bên có liên quan cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, nếu hệ thống thông tin và truyền thông được thiết kế phù hợp và hữu hiệu sẽ tác động tích cực đến việc quản lý, điều hành của doanh nghiệp. Do đó, giả thuyết nghiên cứu thứ 4: Giả thuyết 4: Thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ (+)

Thành phần năm, giám sát: Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ luôn hoạt động hữu hiệu, do vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị và nhiều lúc ngoài đơn vị. Do đó, giả thuyết nghiên cứu thứ 5 là:

Giả thuyết 5: Giám sát có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ (+)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)