Bàn luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Bàn luận chung

Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu được nêu trong phần mở đầu (i) các yếu tố nào có tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định và (ii) mức độ tác động của các nhân tố được xác định đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nghiên cứu.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đều có tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó, mức độ tác động của các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: yếu tố giám sát (hệ số β=0,258), tiếp đến là Thông tin và truyền thông (hệ số β=0,246), Hoạt động kiểm soát (hệ số β=0,189), Đánh giá rủi ro (hệ số β=0,167) và Môi trường kiểm soát (hệ số β=0,099).

Trong số 5 yếu tố có tương quan đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, yếu tố môi trường kiểm soát có tương quan yếu nhất. Kết quả này hàm ý rằng, trong các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện, yếu tố môi trường kiểm soát có thể chưa được nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa các mục tiêu của doanh nghiệp.

Yếu tố Giám sát có mức tác động rất mạnh đối với tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, tiếp đến là Thông tin và truyền thông, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro. Điều này có thể được lý giải một phần có thể do quy định về tiêu chuẩn của các doanh nghiệp khi tham gia vào các gói thầu của các cơ quan Điện lực Nhà nước phải đáp ứng đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 về quản lý chất lượng. Để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp hằng năm phải thường xuyên thực hiện việc đánh giá, đo lường mức độ thực hiện mục tiêu, đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp phải và đưa ra biện

pháp khắc phục, phòng ngừa để đạt được mục tiêu. Đây chính là điểm khác so với các doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực khác như du lịch, xây dựng hoặc xuất nhập khẩu,… Nhìn chung, các yếu tố trong năm yếu tố của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Bình Định đều cho thấy sự hiện hữu, tuy nhiên, mức độ hiện hữu của các yếu tố này vẫn chưa thực sự đầy đủ (thể hiện ở mức điểm trung bình của các yếu tố đều xoay quanh giá trị 3).

Trong quá trình toàn cầu hóa như hiện nay, mục tiêu phát triển của đa phần các doanh nghiệp không còn theo định hướng tăng trưởng nhanh mà chuyển dần sang mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững. Theo tác giả, để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện nên tập trung xây dựng chủ yếu vào 3 yếu tố: Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát và Đánh giá rủi ro. Ở thành phần đầu tiên, Môi trường kiểm soát nên được chú trọng so với các thành phần khác vì nó thiết lập nền móng vật chất và tinh thần (văn hóa) của tổ chức. Các quyết định được hình thành dựa trên cơ sở nền tảng giá trị đạo đức sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Văn hóa chính là yếu tố chi phối quyết định đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ vì môi trường kiểm soát hoạt động hữu hiệu sẽ cho phép doanh nghiệp có thể thiết lập và hiện thực hóa được các mục tiêu của mình. Đối với yếu tố Hoạt động kiểm soát, việc xác định giúp cho doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiêp. Yếu tố quan trọng thứ ba theo tác giả đó chính là Đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro nên được thực hiện một cách thường xuyên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể đưa ra phản ứng phù hợp nhằm kiểm soát và quản trị rủi ro, giúp giới hạn được mức thiệt hại cho doanh nghiệp khi có rủi ro xảy ra. Các loại rủi ro nên được đánh giá cả trong quá trình thiết lập chiến lược và cả trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để

doanh nghiệp có được cái nhìn chung nhất trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, hai yếu tố còn lại trong năm yếu tố của kiểm soát nội bộ cũng cần được quan tâm ở mức độ phù hợp vì một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu phải dựa trên sự kết hợp giữa các yếu tố trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Một hệ thống kiểm soát nội bộ đạt được sự hữu hiệu cao nhất khi cả năm yếu tố của hệ thống đều tồn tại, kết hợp chặt chẽ với nhau và mỗi thành phần đều đạt được sự hữu hiệu. Vì vậy, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp không những giúp doanh nghiệp tránh được sự bị động khi có rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp cũng nên thường xuyên đánh giá lại các quy trình và thủ tục kiểm soát nhằm đánh giá mức độ phù hợp trong quá trình thiết kế vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp vì sự hữu hiệu chỉ là khái niệm mang tính chất thời điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)